-Chào cụ Tưởng Vậy -Chào chú Ba Gàn -Thưa cụ cho đến giờ thì con đã học rất nhiều pháp. Vậy hàng ngày biết tập pháp gì. Vì nếu tập hết thì không đủ thời gian?

-        Nếu những bài tập trước đã thực chứng rồi, thì tập bài mới nhất.

-        Thưa cụ làm sao biết đã thực chứng một pháp?

-        Căn cứ vào những biểu hiện thăng hoa chuyển hóa về hướng giác ngộ của thân và tâm mình mà biết. Thí dụ gọi là đã thực chứng liệu trình A khi người tập lành bệnh, có tâm chánh định, thân tâm thường an lạc và có khả năng hướng dẫn người khác tập cũng đạt như vậy.

-        Thưa cụ thế nào là lành tâm bệnh?

-        Khi giác quan tiếp xúc với hình ảnh, âm thanh bên ngoài và khi ý thức đối diện với chính mình mà vẫn không mất cái an nhiên tự tại thì gọi là lành tâm bệnh.

-        Thưa cụ để đạt như vậy có quá khó không?

-        Đều có những phương pháp thực hành cụ thể và đã có rất nhiều người đạt như vậy qua tập luyện. Thí dụ liệu trình A, để trị thân bệnh thì có phương pháp tự điều khí trị bệnh, để trị tâm bệnh thì có phương pháp niệm Phật Tam Muội và dụng tâm quán tâm trong hành thiền áp dụng đồng thời với chánh định tỉnh giác trong cuộc sống.

-        Thưa cụ thế nào là Niệm Phật Tam Muội?

-        Đó là thân, khẩu, ý, đều hợp nhất khi niệm hồng danh A Di Đà Phật. Nếu niệm như vậy trong trạng thái đắc khí thì tam mật sẽ tương ưng.

-        Thưa cụ thế nào là tam mật tương ưng?

-        Đó là  thân mật, khẩu mật và ý mật sẽ hợp nhất và đồng có biểu thị phối hợp với nhau trong trạng thái tâm không.

-        Thưa cụ sao gọi là thân mật, khẩu mật, ý mật?

-        Vì khi ấy các biểu thị của thân khẩu ý là do điển quang làm tự xuất hiện. Thí dụ nếu đang lần chuỗi thì điển quang sẽ làm công phu "số niệm châu" tự xuất hiện. Khi ấy trên tay không có xâu chuỗi, nhưng điển quang vẫn tác động để ngón cái và ngón trỏ vê tròn quả phúc trước rồi gạt xuống như có hạt châu thật. Thí dụ âm thanh niệm hồng danh tự thay đổi đi, có uy lực trầm hùng và từ đan điền. Còn nếu chỉ trì không niệm thì sẽ nhất tâm bất loạn do âm thanh niệm hồng danh vang lên trong tâm như sấm rền đánh tan mọi tạp niệm.

-        Thưa cụ khi ấy gọi là chánh định chứ sao là tâm không?

-        Này chú Ba, đấy là cái vi diệu của Thiền Đại Thủ Ấn. Nếu dùng ý thức để thân khẩu ý hợp nhất khi niệm hồng danh thì sẽ đạt tâm chánh định. Nhưng muốn thể nhập quốc độ tịnh độ thì tâm thức phải rỗng không không có một niệm nào kể cả niệm Phật. Dùng hồng danh đức đạo sư để đánh tan mọi tạp niệm là phương tiện thiện xảo, nhưng khi tâm đã định rồi thì phải bỏ phương tiện khéo ấy đi mới là cái khó. Này chú Ba, cái đó giống như là qua sông rồi thì đừng vác thuyền theo nữa. Muốn vậy Thân mật, Khẩu mật và Ý mật phải tương ưng với nhau.

-        Làm sao để tam mật tự tương ưng?

-        Ban đầu nhận điển quang, trụ tâm chắc vào hồng danh A Di Đà. Lát sau đại thủ ấn sẽ tự hiển thị trên đỉnh đầu, vẽ linh phù vào toàn thân, vào miệng và vào các luân xa trên cơ thể. Sau đó đại thủ ấn sẽ tách ra và chuyển động bằng điển quang. Tiếp tục trụ chắc tâm vào hồng danh cho đến khi hai tay tự thu về thành ấn tam muội của tư thế thiền định. Hành công đến đây thì nhận biết tỉnh giác toàn diện mà không trì hay niệm hồng danh nữa. Khi ấy thân tâm sẽ cực kỳ an lạc, hơi thở thông suốt, niềm vui không nguyên nhân hiển thị làm miệng sẽ hơi mỉm cười. Người ấy đang đi vào trạng thái cực tịnh và do vậy sẽ ngày càng tỉnh giác và tràn đầy nhận biết không cố gắng. 

-        Thưa cụ để có kết quả khi thực hành một bài tập thiền đại thủ ấn thì người tập phải tuân thủ những yếu chỉ gì ?

-        Một bài tập Thiền Đại Thủ Ấn (mahamudra) có 3 phần quan trọng là: thông công, biểu thị và nhận biết hay chứng kiến.

1.     Thông công: Giao điển quang để đại thủ ấn tự hiển thị vẽ linh phù toàn thân và các luân xa, sau đấy hóa thân sẽ tự đảnh lễ ơn trên.

2.     Biểu thị: Tỉnh giác cảm nhận sức điều khiển của thiêng liêng. Buông xuôi để điển quang tự hiển thị các biểu thị qua lời nói và động tác. Các biểu thị này càng bình thường bao nhiêu, càng tính có văn hóa nghệ thuật bao nhiêu thì hiệu quả càng lớn bấy nhiêu. Nếu các biểu thị này lập dị, mất bình thường, không điều hòa trang nghiêm và không có tính văn hóa nghệ thuật thì có nghĩa là người thông công chỉ giao được về phần thể xác còn phần hồn thì chưa. Nên các biểu thị ấy hiệu quả kém hoặc không hiệu quả hay thậm chí còn không chính xác. Chính đặc tính biểu thị này biến người tập thành một nghệ sĩ tâm linh có cuộc sống cống hiến đầy ngẫu hứng và sáng tạo.

Này chú Ba, ta có thể nói như thế này. Khi tập thiền Đại Thủ Ấn (Mahamudra) chỉ có 3 trường hợp:

- Một là chẳng có hiệu quả gì ngoài việc đắc khí múa may như lên đồng.

- Hai là có hiệu quả, nhưng lại lạc vào mê tín vì chỉ tu bằng đức tin mà thiếu sự tỉnh giác nhận biết và chứng kiến của thiền.

- Ba là người tập đúng, nhất thiết là sẽ một nghệ sĩ tâm linh. Thông công với ơn trên, hội nhập toàn diện với pháp giới, tràn đầy rung động, đồng cảm ngẫu hứng và sáng tạo liên tục không ngừng nghỉ. Đối với người ấy thế gian và cuộc đời này chính là niết bàn với niềm vui không nguyên nhân bao la vô bờ bến.

3.     Nếu người tập thông công để có các biểu thị mà thiếu tính thiền nghĩa là hoàn toàn vô thức, không tỉnh giác chứng kiến toàn bộ quá trình thông công, thì đó chỉ là một hiện tượng ngoại cảm không thể truyền thụ không thể dạy lại được và không phải lúc nào cũng làm được. Trái lại toàn bộ quá trình thông công và biểu thị, người ấy yên lặng chứng kiến với tràn đầy nhận biết, thì sau này có trường hợp tương tự và bất cứ lúc nào bất kỳ ở đâu người ấy đều có thể chủ động thông công để làm lại đầy uy lực và hiệu quả. Thì cái đó gọi là truyền tâm ấn hay dĩ tâm truyền tâm của thiền.

-        Thưa cụ bây giờ con phải đọc kinh sách rất nhiều, nghe chư tăng giảng kinh, có cuộc sống chánh định và tỉnh giác. Nhưng con thấy mọi cái con biết đều là cái biết của tâm thức chưa phải là cái biết như thật vì ngày càng lệ thuộc tâm trí. Trong khi giải thoát là tự do, tự do với chính tâm trí và mọi khái niệm. Còn nếu sợ lệ thuộc tâm trí không đọc sách, không trì kinh, chỉ ngồi thiền yên lặng thì lại không biết gì về lời Phật dạy mà cái tự biết thì lại chưa xuất hiện. Con phải làm thế nào để thoát khỏi sự lệ thuộc vào tâm trí và thể nhập thiền?

-        Này chú Ba, kiến thức và sự hiểu biết không đi ngược với thiền. Tâm trí không đi ngược với thiền mà nó là nền tảng, là bệ phóng để con tàu tâm thức chuyển hóa thăng hoa vào vùng trời của Moska. Nên ban đầu chú phải học tập bằng tâm trí, phải có cái hiểu biết của đời thường, của tâm trí. Khi cái biết ý thức đã tràn ngập và nén chặt, nén đầy tâm thức. Thì cái dừng đột ngột  về tâm thức sẽ khiến lực quán tính làm con tàu tâm thức đang thăng hoa chuyển hóa với tốc độ cao nhất với lực tiến mạnh nhất, vọt ra khỏi hấp dẫn của tâm trí và rơi vào vùng trời của tâm không của tự do Moska.

-        Thưa cụ tinh tấn tu tập và học hỏi để có cái tâm chánh định cái biết tâm trí thì con cố gắng nhất định sẽ làm được. Nhưng con làm sao biết dừng đột ngột? Biết điểm dừng tại đâu? Lấy cái gì làm cái thắng cho sự thăng hoa của tâm thức?

-        Mô Phật, không phải chú làm cái ấy, mà đó là nhiệm vụ của minh sư tại thế của mình. Khi ngài thấy qua các buổi tham vấn và cuộc sống. Người trò của mình tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc trong việc rèn tâm bằng ý thức. Cái biết của ý thức về giáo lý đã đầy tâm trí. Ngài sẽ dậm thắng, ngài sẽ cho con tàu tâm thức của chú ngừng chạy đột ngột, để lực quán tính đẩy nó rơi vào Moska khoát khỏi sự ràng buộc của lực hấp dẫn tâm trí. Này chú Ba, cái thắng ấy là phi khái niệm, là ngẫu hứng, là tức khắc tức thì, là vô tướng, là vô sở trụ. . .v.v. . . Kỹ thuật của ngài là làm cho tâm trí chú phát triển tột bực qua công án, qua kinh điển, qua luận, qua tham vấn và tranh luận. . .v.v. . .rồi sẽ dậm thắng đột ngột để tâm thức chú tự vọt vào vùng trời phi tâm trí bằng vô tác, bằng buông xuôi tự nhiên thành.

-        Thưa cụ các bài tập của liệu trình A, B và C, ngoài việc tự điều trị bệnh tăng cường sức khỏe, quân bình tâm lý và thích ứng linh hoạt với mọi tình huống trong cuộc sống thì nó có còn mục đích nào nữa không?

-        Ngoài các ích lợi hữu tướng như trên thì:

1.     Các bài tập của liệu trình A giúp người tập rèn kỹ năng hợp nhất với con người thật của mình là cái người đang chứng kiến đầy tỉnh giác mọi hoạt động của thân tâm mình với các đối tượng nhận biết nằm ngay chính trên cơ thể và tâm lý mình như: Hơi thở, động tác, vẻ mặt, trạng thái tâm thức. . .v.v. . .

2.     Các bài tập của liệu trình B giúp người tập rèn luyện kỹ năng hợp nhất với con người thật của mình là cái người đang chứng kiến mọi hoạt động của thân và tâm mình trước pháp giới hữu hình như: núi non, trời biển, mây bay, gió cuốn, cái cây cổ thụ, hòn đá, dòng sông, cái hoa, con chim, người khác và đám đông với nhiều sự kiện và tình huống khác nhau. . .v.v. . . .

3.     Các bài tập của liệu trình C giúp người tập rèn luyện kỹ năng hợp nhất với con người thật của mình là cái người đang chứng kiến mọi hoạt động của thân và tâm mình trước pháp giới vô hình như: Guru, Deva, Dakini, chư Tổ, chư Bồ tát, Như Lai. . .v.v.. . .

. . . . .

-        Chúng con xin cảm ơn cụ về bài pháp hôm nay.

-        Mô Phật, ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Chú Ba nên tác bạch điều này với chư tăng và chư vị thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới thật đúng được.

 

Tưởng Vậy/ngày 28 tết Mậu Tý.