1/ Bi hài trong cuộc sống / Cái giếng và đạo Phay

Hồi xửa hồi xưa. Tại một vương triều kia. Và tại một làng quê hẻo lánh.

Có một cái giếng đất bên lề đường dân làng không dùng nữa. Bỏ quên lâu ngày nên cỏ mọc um tùm.

Ngày kia có người vô ý rơi xuống giếng.

Người bị nạn dưới giếng không ngừng kêu cứu.

Có một người đi ngang qua. Người ấy tu theo đạo Phật và đang nghiên cứu về nghiệp. Nghe tiếng kêu cứu. Ông ta bước đến sát miệng giếng và nhìn xuống dưới.

Người bị nạn khẩn cầu:

-          Cứu tôi với . . . .cứu tôi với. . . .

Người ấy ấy nói:

-          Sao người khác không rớt xuống giếng mà ngươi lại rớt. À, cái nghiệp ngươi nó khiến dzậy. Ta làm sao sửa nghiệp được chứ. Thôi hãy an lòng chết theo nghiệp của mình. Ta sẽ hộ niệm để ngươi vãng sanh lo gì.

Nói xong người ấy bỏ đi.

 

Có một người đi ngang qua. Người ấy tu theo đạo Lão và đang nghiên cứu về thuyết “thuận tự nhiên”. Nghe tiếng kêu cứu. Ông ta bước đến sát miệng giếng và nhìn xuống dưới.

Người bị nạn khẩn cầu:

-          Cứu tôi với . . . .cứu tôi với. . . .

Người ấy nói:

-          Ngươi hãy thuận tự nhiên đi. Tiếp tục sống dưới giếng hay lên trên nầy là do ngươi hoàn toàn chủ động. Hãy sống thuận tự nhiên đi. Ta là ai mà dám can thiệp vào tự nhiên chứ.

Nói xong người ấy bỏ đi.

 

Có một người đi ngang qua. Người ấy tu theo đạo Khổng và đang nghiên cứu về chữ “Thời”. Nghe tiếng kêu cứu. Ông ta bước đến sát miệng giếng và nhìn xuống dưới.

Người bị nạn khẩn cầu:

-          Cứu tôi với . . . .cứu tôi với. . . .

Người ấy nói:

-          Chưa phải “thời” ta xuất thế. Bây giờ ta là “tiềm long” chờ khi nào “Phi long tại thiên”thì ta mới ra giúp dân giúp nước. Ngươi cứ an tâm chờ, khi có người nào hợp “thời” đi ngang qua. Hắn sẽ ra tay cứu giúp.

Nói xong người ấy bỏ đi.

 

Có một ông quan đi ngang qua. Ông ta bước đến sát miệng giếng và nhìn xuống dưới.

Người bị nạn khẩn cầu:

-          Cứu tôi với . . . .cứu tôi với. . . .

Ông quan nói:

-          Đứa nào để cái giếng mà không có biển cảnh báo. Không xây tường an toàn. Và không tổ chức cứu hộ để sẳn sàng ứng cứu. . . .Thôi ngươi cứ chịu khó ngồi dưới đó. Việc cần kíp bây giờ là ta phải triển khai cuộc họp để các ban ngành thông qua chủ trương. Xong ra nghị quyết thi hành ngay. Nếu không sẽ có nhiều người khác rớt như ngươi. Thảm họa sẽ lớn hơn. Vấn đề là cộng đồng, là tập thể, chứ nếu ngươi có chết đi cũng là hy sinh cá nhân cho một cái lớn hơn là tập thể. Việc cần làm ngay là họp để khắc phục hậu quả và giải quyết dứt điểm để không có ai bị như ngươi nữa.

Nói xong ông quan bỏ đi.

Một cô gái trẻ đi ngang qua tay cầm cái Ipad. Người ấy là tín đồ của đạo Facebook. Nghe tiếng kêu cứu. Cô ta bước đến sát miệng giếng và nhìn xuống dưới.

Người bị nạn khẩn cầu:

-          Cứu tôi với . . . .cứu tôi với. . . .

Cô gái nói:

-          May quá có chuyện để lên phay rồi. Hổm rày cứ đưa hình mấy đứa bé, hình ăn uống hoài người ta like ít quá. Bây giờ tui sẽ cứu ông lên. Ghi hình rồi đưa lên phay để câu like. Tui sẽ cứu ông với một điều kiện

-          Điều kiện gì hả trời. . . .tui lạnh quá . . . lại bị thương chảy máu nhiều. . . . làm ơn đưa tui lên đi. . .

-          Điều kiện là ông phải khóc lóc to lên. . . .phải làm cho thảm hơn và nhất là phải cảm ơn tui rối rít vì đã cứu mạng ông. . . . .

-          Chi dzậy trời. . . .

-          Thì để tui câu like mà. Nếu không, cứu ông làm cái mẹ gì chứ. . . .

Thế là nhờ tín đồ của đạo phay, mà ngượi bị nạn được cứu.

 Cứu tôi. . . .cứu tôi với. . . . .Cứu tôi lên để tôi có thể nhìn được bầu trời cao rộng

- Nắm chặt dây nầy để tui kéo lên. Nhớ khóc lóc cho thảm và nhớ cảm ơn tui thật nhiều để tui ghi hình đưa lên Phay.

- Chi dzậy trời. . .

- Thì để câu like chứ chi. Nếu không, thì cứu ông làm cái mẹ gì chứ.

>>>>>>>

2/ Bắt tay:

Bắt tay với chó để chó khỏi cắn

Bắt tay với hề, để hề khỏi quê nổi quạu

Chấp tay với thượng đế để thượng đế khỏi bắt mình làm hề làm chó.

Bắt tay khắp thế gian, để cùng khóc cùng cười với muôn vạn kiếp người còn chịu cảnh lầm than

>>>>>>

3/ Cảm xúc Siem Reap /Campuchia:

Bướm đêm

Lửa Phật

Thiền định trong bình minh

Bình minh trên đền Angkor Wat / Campuchia

Hoàng hôn trên đền Angkor Wat

Phố đi bộ ở Siem Reap /Campuchia/14/4/2014

Ngẫu hứng ở thiền viện Trúc Lâm/Đà Lạt/2014

Mời các bạn xem phim:

Lễ mừng năm mới Chol Chnam Thmay  của người Campuchia. Đi lễ chùa ở Siem Reap

Click here to play this video

-          Bố ơi, chỗ đó có phải là khu vui chơi của trẻ con không bố?

-          Không đâu, đó là nhà chơi của người lớn

>>>>>>

4/Thư Ba Gàn gữi cho Bảy Xị.

Này chú Bảy.

Mỗi ngày lúc bình minh, ta tập KCDS một lần, để giữ gìn sức khỏe và tăng khả năng thích ứng thải độc của cơ thể trước môi trường sống ngày càng kích động , căng thẳng và ô nhiểm.

Hàng ngày lúc làm việc, nói năng giao tiếp, ta đều giữ thiền vị, để cái tịnh cái an lạc lan tỏa ra chung quanh, khiến mọi người đều vui, đều đồng cảm và không đấu tranh. Nhờ vậy mà ta không bị stress, đời sống vui hơn, bớt khổ hơn và được sống trong tình thương mến của cộng đồng.

Ban đêm trước khi ngũ. Ta thường ngồi tịnh trong yên lặng. Quán sát lại mọi việc đã xảy ra trong ngày. Phát hiện ra mình đã lỡ nói câu gì làm người khác mất vui, mình đã lỡ làm hành động gì khiến người khác buồn phiền, mình đã có ý nghĩ gì bất thiện thôi thúc. Ta đều nguyện với mình từ nay về sau sẽ bỏ nó đi. Và ngay ngày hôm sau sẽ xin lỗi những người mình đã xúc phạm một cách vô tình hay hữu ý. Làm những hành động để khắc phục với thành tâm và thành ý.

Ban đêm trước khi ngủ. Ta cũng thường ngồi tịnh trong yên lặng. Quán sát lại mọi việc đã xảy ra trong ngày. Phát hiện ra mình đã đã có lời nói hay hành động gì đem lại niềm vui, nụ cười và một chút hạnh phúc cho người khác. Ta đều nguyện với mình từ nay về sau sẽ cố gắng phát huy những điều như vậy. Ta cũng thường ngồi tịnh trong yên lặng. Quán sát lại mọi việc đã xảy ra trong ngày. Nếu phát hiện ra mình đã có ý nghĩ thánh thiện thôi thúc mình làm điều tốt đẹp cho người khác hay cho chúng sanh khác. Nhưng mình đã không làm, dù có khả năng làm. Ta sẽ nguyện từ nay về sau không bỏ lỡ cơ hội hành thiện như thế. Và ngay ngày hôm sau sẽ xin lỗi những người mình đã không giúp họ. Làm những hành động để khắc phục với thành tâm và thành ý.

Này chú Bảy

Đừng để bị bệnh nan y nằm trên gường bệnh mới nghĩ đến việc tập luyện, thì đã trễ.

Đừng để nghiệp chướng kéo đến làm khổ mình, khổ gia đình mình, rồi mới áp dụng thiền vào cuộc sống, thì đã muộn.

Đừng để tham dục làm mình phạm sai lầm trong cuộc sống khiến bạo hành, đấu tranh và thủ đoạn chà đạp cuộc đời mình rồi mới thực hành sám hối, thì đã không còn kịp nữa.

Này chú Bảy

Ta không biết gì về Phật, Trời, Thánh, Chúa. . . nên không dám nói về đạo. Nhưng kinh nghiện cả đời của ta. Làm như vậy thì sống thấy hạnh phúc hơn.

 

Này chú Bảy

Đừng để bị bệnh nan y nằm trên gường bệnh mới nghĩ đến việc tập luyện, thì đã trễ.

Này chú Bảy

Đừng để nghiệp chướng kéo đến làm khổ mình, khổ gia đình mình, rồi mới áp dụng thiền vào cuộc sống, thì đã muộn.

Này chú Bảy

Đừng để tham dục làm mình phạm sai lầm trong cuộc sống khiến bạo hành, đấu tranh và thủ đoạn chà đạp cuộc đời mình rồi mới thực hành sám hối, thì đã không còn kịp nữa.

Này chú Bảy

Ta không biết gì về Phật, Trời, Thánh, Chúa. . . nên không dám nói về đạo. Nhưng kinh nghiệm cả đời của ta. Làm như vậy thì sống thấy hạnh phúc hơn.

>>>>>

Gót danh lợi bùn pha sắc xám,
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu,
Nghĩ thân phù thế mà đau,
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.

(Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều)

>>>>>>>

NGÓN TAY CHỈ TRĂNG

Diganakha là chú của Sariputa (Xá Lợi Phất). Diganakha là một du sĩ nổi tiếng. Một hôm đi cùng Xá Lợi Phất đến gặp Phật.
Diganakha nói với Phật:
- Sa môn Gotama, ngài dạy giáo pháp gì? Chủ thuyết của ngài là chủ thuyết nào? Riêng tôi, tôi không thích một chủ trương hay một lý thuyết nào hết. Tôi không tin vào một chủ trương hay một lý thuyết nào hết.
Phật mỉm cười hỏi:
- Vậy ngài có thích cái chủ trương "không thích" của ngài không? Ngài có tin cái chủ trương "không tin" của ngài không?
Vị du sĩ ngở ngàng. Ông ta nói liều:
- Sa môn Gotama, tôi thích hay không thích, tôi tin hay không tin, thì cũng như vậy thôi, điều đó không quan hệ gì mấy.
Phật từ tốn:
- Một khi đã bị kẹt vào một chủ thuyết rồi thì người ta mất hết tự do, người ta trở nên độc đoán, cho rằng chỉ có chủ thuyết của mình mới là chân lý còn tất cả những chủ thuyết khác đều là tà đạo. Những tranh chấp và cải cọ được phát sinh từ thái độ cố chấp này. Những tranh chấp và cải cọ ấy có thể kéo dài bất tuyệt, làm mất rất nhiều thì giờ quý báu và có thể tạo ra xung đột và chiến tranh. Vì vậy cho nên kiến thủ là trở ngại lớn lao nhất trên con đường tu học.
- Kiến thủ là gì?
- Kiến là nhận thức, là quan điểm. Thủ là sự cố chấp. Kiến thủ là cố chấp vào một nhận thức hay một quan điểm. Cố chấp như vậy là bị kẹt, vì bị kẹt cho nên cánh cửa chân lý không còn cơ hội mở ra cho mình nữa.

Này ông bạn, để tôi kể cho ông bạn nghe câu chuyện này.
Có một người lái buôn góa vợ kia đang sống với một đứa con trai năm tuổi. Anh ta cưng chìu con, xem đứa nhỏ là lẽ sống của đời mình. Một bữa nọ trong khi anh ta bỏ hàng đi vắng. Kẻ cướp đến đốt xóm đốt làng, cướp bóc và bắt đứa con của anh đi theo. Khi về tới nơi, người cha trẻ thấy thi hài một em bé cháy đen nằm bên căn nhà đã cháy rụi của mình. Tin rằng con mình đã chết, anh ta khóc lóc, làm lể hỏa thiêu thân xác đứa bé. Vì thương con quá, anh ta cất tro của đứa bé vào một cái túi gấm và đi đâu cũng mang theo bên mình. Mấy tháng sau, đứa con của anh ta thoát được tay kẻ cướp và tìm về được vào lúc nửa đêm. Nó gõ cửa đòi vào. Lúc ấy người cha trẻ đang ôm chiếc túi gấm đựng tro và than khóc một mình. Anh ta không chịu đứng dậy mở cữa. Anh ta tin rằng con anh đã chết thật rồi, và đứa trẻ đang gỏ cữa ngoài kia là một đứa trẻ hàng xóm mất dạy nào đó đang cố tình trêu ghẹo anh. Vì vậy mà đứa con thật của anh ta phải thất thểu ra đi, và người cha khốn khổ kia vỉnh viễn mất đứa con duy nhất.
Này ông bạn, nếu ta cố chấp vào một chủ nghĩa và cho đó là chân lý tuyệt đối, ta sẽ lâm vào tình trạng của người cha trẻ kia. Ta sẽ không mở lòng ta ra được để đón nhận chân lý. Ta sẽ có cảm tưởng rằng ta không cần đi tìm sự thật nữa, vì ta đã có sự thật rồi. Lúc ấy nếu sự thật có tới gỏ cữa tìm ta, ta cũng sẽ từ chối không mở cữa.

Diganakha hỏi:
- Vậy giáo pháp của ngài dạy có phải là một chủ nghĩa không? Cố chấp vào nó có phải là kiến thủ không?
- Giáo pháp của tôi chỉ dạy không phải là một chủ nghĩa hay một lý thuyết. Nó không hình thành do công phu suy tư và ức đạt của trí năng. Như những chủ thuyết chủ trương về bản chất của vũ trụ, cho rằng bản chất ấy là lửa, là nước, là đất, là gió hay là thần linh hoặc cho rằng vũ trụ hửu hạn hay vô hạn, hửu biên hay vô cùng v.v... Trí năng ức đạt và suy tư về sự thật cũng như con kiến bò quanh miệng bình bát không đưa ta đi đến đâu cả.
Không, giáo pháp của tôi dạy không phải là một chủ thuyết xây dựng trên trí năng. Đó là kinh nghiệm thực chứng. Những gì tôi nói ra, tôi đều đã thực chứng và ông bạn cũng có thể kiểm điểm lại bằng kinh nghiệm thực chứng của ông bạn. Tôi nói vạn vật là vô thường và không có tư ngã. Điều này tôi đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói vạn vật nương vào nhau mà sinh khởi, tồn tại và hoại diệt, chứ không phải xuất phát từ một nguyên nhân đầu tiên nào hết. Điều này tôi cũng đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói quán chiếu về vô thường, vô ngã và duyên sinh thì có thể đạt tới giải thoát và an lạc. Điều này tôi cũng đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm.
Những điều tôi nói không có mục đích thuyết minh về vũ trụ mà chỉ có mục đích hướng dẫn sự thực tập và chứng nghiệm thực tại. Lời nói không diễn tả được thực tại, chỉ có kinh nghiệm trực tiếp mới làm cho ta tiếp xúc được với thực tại.
Diganakha thốt lên:
- Hay quá, sa môn Gotama! Nhưng trong trường hợp mà có người nhận thức giáo pháp của ngài như một chủ thuyết thì sao?
Phật im lặng gật đầu:
- Du sĩ Diganakha, câu hỏi của ông bạn hay lắm. Giáo pháp của tôi không phải là một chủ thuyết do trí năng tạo dựng. Nhưng sau này và ngay cả bây giờ nữa, đã có thể có những người nhận giáo pháp ấy như một chủ thuyết. Tôi cần nói rõ: giáo pháp của tôi là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại.
Cũng như ngón tay chỉ lên mặt trăng không phải là mặt trăng. Người khôn khéo phải nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Nếu cố chấp vào ngón tay, nếu cho ngón tay là mặt trăng thì sẽ không có cơ hội nào thấy được mặt trăng cả. Giáo pháp của tôi là để thực tập chứ không phải là để cất giữ mà thờ phụng và ca ngợi. Chiếc bè là để giúp ta qua sông chứ không phải để ta vác lên trên vai mà tự hào. Này các bạn, giáo pháp tôi dạy cũng như một chiếc bè. Phải sử dụng nó để đi sang bên bờ bên kia, bờ giải thoát. / (Sưu tầm)
>>>>>>
Này các bạn. Nhân đọc đoạn kinh văn trên. Ba Gàn tui cảm xúc vẽ nên cái tranh nầy. Tranh vẽ không đẹp. Nhưng tui thân tặng các bạn với lời cầu mong các bạn luôn vui khỏe an lạc và hạnh phúc.
Ngôn ngữ hình tượng tui dùng trong tranh nầy như sau:
Cánh tay có ngón tay đang chỉ, tượng trưng cho pháp phương tiện
Những dấu bàn chân truy tìm chân lý trong đêm đen vô minh.
Dây xích tượng trưng cho sự cầm tù trong tâm trí nhị nguyên, cầm tù trong kiến thủ của mình.
Cây đèn gãy họng và đã tắt tượng trưng cho ngõ cụt của mọi hệ thống lý thuyết, và tượng trưng cho giới hạn của tri thức
Bát hương và ngẩu tượng gãy đổ, biểu thị cho sự phá chấp về hữu tướng.
Mặt trăng biểu thị cho sự giác ngộ. Đó là trạng thái của tâm chứ không phải trăng trên trời.