Chuyện vui: Cái Bóng tầm sư học đạo

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.

Chuyện vui: Cái Bóng tầm sư học đạo

  • Comments 8

Trong đại vũ trụ đa chiều, có vô số cõi. Ở một cõi kia, nơi chỉ có sa mạc cát mênh mông. Chỉ có mặt trời và cát nóng vô tri. Nơi không có tình người vì không có con người sinh sống. Chỉ có cuộc sống của những cái bóng. Đây là thế giới của HUYỄN trong HUYỄN. Không thể nói là CÓ không thể nói là KHÔNG.     CÓ và KHÔNG ở đây không giống nhau mà cũng không thể nói là khác nhau được. Đây là thế giới ảo với cuộc sống của những cái bóng. Thế giới sống của những khái niệm.

 

Vô Minh là dòng họ Bóng duy nhất sống ở sa mạc cát này. Đã bao đời nay, dòng họ nhà Vô Minh đã quen sống trong thành phố có tên là Con Cừu . Ngày kia, một cái bóng may mắn có đủ dủng cảm lang thang ra khỏi thành phố Con Cừu của mình.

Đâu đâu hắn cũng thấy các cảnh tượng này đập vào mắt hắn:

 

Cảnh 1

 

Cảnh 2

 

Cảnh 3

 

Cảnh 4

 

Cảnh 5

 

Cảnh 6

 

Cảnh 7

 

Cảnh 8

 

Cảnh 9 

Hắn chợt Ngộ ra một điều. Cuộc sống của cư dân Bóng khốn khổ không phải vì mặt trời ngày đêm hun nóng, không phải vì cát sỏi vô tri mà vì 9 nguyên nhân mà hắn đã thấy.

Ngày thứ 10. Cái bóng tiếp tục ra khỏi thành phố Con Cừu và đi về một phía khác. Nơi đây hắn gặp cảnh tượng sau:

 

Cảnh 10

Cảnh thứ 10 này gây xúc dộng mạnh cho Bóng. Vì hắn thấy các TƯỢNG ĐÁ NGỒI THIỀN lẽ dỉ nhiên là vô sự, an lạc, định và bất nhiểm. Hắn nghỉ  làm như vậy thì cắc chắn không thể KHỔ được. Mừng rỡ vì tìm được chân lý cứu khổ. Cái Bóng quyết tâm lên đường tìm minh sư học pháp cứu khổ này.

Trên đường tầm sư học đạo. Hắn đã có duyên tiếp cận các pháp môn thời thượng như sau :

 

Cứ ngồi đấy cùng nhau uống trà, uống cà phê hay ăn nhậu, rồi bàn cải về lý thuyết và tranh luận để tìm ra chân lý

 

Lần mò về núi cao rừng rậm nơi phát xuất các con sông hay có nhiều động đá tìm các vị ẩn tu để học pháp

 

Đi du lịch hay hành hương, vượt các đại dương xa xôi tìm ra nước ngoài học đạo với các vị nổi tiếng đương thời hay theo các truyền thống được sách vỡ báo chí ca tụng.

 

Thông qua chùa to tượng lớn và kinh sách để tìm phương chứng ngộ

 

Tiêu diệt bản năng để hội nhập với thượng đế

 

Lao về phía ánh sáng. Rèn luyện trí tuệ để mong thực chứng giải thoát

 

Hành thiện cứu khổ, dùng thuyền gọi là bát nhã để mong vượt qua cái gọi là biển mê

 

Quay lưng với cuộc đời tìm sự tỉnh lặng cho nội tâm để mong thoát khổ

 

Chấp vào các pháp hửu vi hửu tướng mong cầu thần thông và sự linh diệu để cứu mình thoát khổ

 

Chống đối các pháp hửu tướng, công kích niềm tin, hô hào tự lực tự giác để chứng ngộ

 

Trụ vào việc làm công đức xây dựng đền đài chùa chiền miếu mạo để thoát khỏi luân hồi sinh tử thực chứng niết bàn.

 

Quay lưng với mọi chủ thuyết và tôn giáo, cho là đời sống hạnh phúc đời thường chính là niết bàn tại thế.

 

Chấp vào quân bình âm dương, sống hoà hợp với môi trường và mọi người chính là niết bàn giải thoát khỏi mọi cái khổ.

 

Không đao to búa lớn. Chỉ chăm chăm tìm cái vui riêng cho mình và gia đình với mục tiêu, thân không bệnh tật, tâm không phiền não, đầy đủ các phương tiện vật chất, đó chính là niết bàn thực tiển không hoang tưởng.

 

Đời này dù có bệnh tật đói nghèo nghiệp chướng cũng không sao. Miển là kiếp sau được sinh ra ở nước cực lạc, cực sung sướng Rồi tự nhiên sẽ thành Phật ở kiếp sau nữa. . . v.v. . . và  . .v.v. . . .

Còn quá nhiều pháp môn nữa mà Bóng đã gặp trên đường tầm sư học đạo, không thể kể ra hết được. Gọi là tám vạn bốn ngàn pháp môn.

 

Cái Bóng đi đi mãi. . . .Gặp đủ loại pháp môn. . . .Nhưng vẫn chưa gặp được vị minh sư dạy cho pháp ngồi thiền như tượng đá. Ngày kia hắn đến cõi ta bà, nơi có loài người sinh sống, có hoa thơm cỏ lạ và có núi cao suối reo, sông sâu, biển lớn trùng trùng. . . . .

 

Hắn đang đi dọc theo một bờ biển lớn. Mây phủ đầy trời. Gió thổi ào ào. Sóng tung bọt trắng.

 

Thì bất chợt gặp người đánh cá đang xếp lưới. Người ấy chỉ cho hắn đến Xóm Núi, nằm cuối thảo nguyên bao la và dưới chân Trường Sơn hùng vĩ, thì sẽ gặp cụ Già dạy cho pháp ngồi thiền như tượng đá.

 

Ngày kia hắn đã đến và gặp minh sư của mình. Cái Bóng xin được học pháp "Tượng Đá Ngồi Thiền".

 

Cụ già cười và bảo:

- Cái đấy là cùng trời chỗ nào mà chả có. Cứ bắt chước cục đá ngồi khoanh chân lặng yên thở điều hoà chẳng suy nghĩ gì thì tự nhiên sau khi chết sẽ thành Phật Đá.

- Thưa cụ, nhưng con muốn chứng ngộ ngay kiếp này chứ khôg phải hẹn đến kiếp sau. . .  hay kiếp sau nữa. . .v.v. . . .Nói chờ kiếp sau hay nhiều kiếp sau nữa chẳng qua là để che dấu sự hoang tưởng không ích lợi gì. Còn hàng ngày thì vẫn bệnh tật, đói khổ và đầy nghiệp chướng.

- Này con, pháp môn ngồi thiền như tượng đá. Tượng đá này và tượng đá con thấy, giống nhau ở chỗ định và bất nhiếm. Nhưng khác ở chỗ "tượng đá của ta không có đầu và bên trên là khoảng không lồng lộng".

 

 

Không có đầu không phải là không có đầu nào mà là "gắn đầu nào vào cũng được". Tuỳ theo tình huống mà có Ngã khác nhau. Có thể hiển thị vô lượng vô biên Ngã mà không trụ chấp Ngã nào nên gọi là Vô Ngã.

Khoảng không lồng lộng tượng trưng cho VÔ VI,  tượng đá tượng trưng cho HỮU VI. Còn không có đầu để có thể gắn đầu nào cũng được gọi là VÔ NGÃ.

Con người hay ĐỒNG là vật chất, không thể biểu thị mà VÔ TÁC được. Còn con là BÓNG lúc nào cũng VÔ TÁC nhưng không biểu thị được vì thiếu yếu tố vật chất. Nếu bây giờ con hợp nhất với thể xác con người thì "lúc nào cũng có thể biểu thị được mà luôn luôn vô tác". 

Đây là sự hợp nhất giữa vô vi và hữu vi, giữa năng lượng thiêng liêng và thể xác phàm phu, gữa rung động đồng cảm và hành động ngẫu hứng. Còn gọi là Tánh khởi Dụng hay là Vô Ngã vì có hành động làm mà không có người làm. Còn gọi là tam thiên đại thiên thế giới gom lại trong một sát na. Còn gọi là "uống một hớp mà cạn sạch nước sông Hồng". Còn gọi Cái Một hợp nhất với Cái Toàn Diện hay là người nghệ sĩ tâm linh không thực sự nói, không thực sự làm, mà mọi biểu thị chỉ là phương tiện của thượng đế toàn năng . . .vv. . . .vv. . . .

Và do vậy, nói, làm, sinh hoạt mà không vướng mắc gì, tự do tự tại, vô ngại, du hý càn khôn. Thật sự là tự do tuyệt đối, vì tự do khỏi ràng buộc của mọi khái niệm duy danh và duy ý chí.

Đó là yếu chỉ của pháp môn nhận gia trì lực của đại thừa hay "tượng đá vô ngã ngồi thiền".

Đó cũng chính là  CHÂN KHÔNG mà DIỆU HỮU của Tổ Sư Thiền.

  • NAM MÔ DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH,....

  • ĐÂY CHÍNH LÀ BÍ KÍP CỦA BẢN MÔN,...

    NAM MÔ TỔ SƯ THIỀN BỒ TÁT MA HA TÁT,...

  • Nam mô Đại Thừa Vô-Lượng-Nghĩa Kinh...

                         ...Từ một Pháp phát sinh,một Pháp ấy chính là vô tướng;vô tướng mà không phải vô tướng,không phải vô tướng                                                                               mà vô tướng,nên gọi "thật tướng">...

           (bài Tựa của Kinh Đại Thữa Vô Lượng Nghĩa của Dịch giả Thích Chánh Quang PL 2518)

  • ... Bao giờ sen nở sơn khê

      Trăng soi hồ ngọc, rừng quê Mây về...

  • Con như nắng hạn gặp được mưa rào ,Thầy ơi ! Nam mô Guru deva dakini hum .

  • Sóng tràn bờ...về nơi không định...

    Mắt trong veo...lắng thấu thanh vân...

    Buông...............qua miền tỉnh giác...

    Chụp..thời gian....trong cái...

                                                      Ỡm ờh........

  • Namo Guru Deva Dakini Hum!

  • Tầm sư học đạo đâu có dễ ! Có khi phải đánh đổi cả sinh mạng của mình ...

    Tìm được Minh sư và được học pháp  "tượng đá vô ngã ngồi thiền" ...Đúng là Duyên Trời cho mới được!

    Namo Guru Deva Dakini Hum!