Luyện công ở Mandala Borobudur 30/4/2013

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.

Luyện công ở Mandala Borobudur 30/4/2013

  • Comments 2

Kuala Lumpur

Con đường cao tốc xuyên qua những khu rừng cọ âm u. Màu xanh tràn ngập. Những khu dân cư nằm lọt thỏm giữa lòng đại ngàn và sông suối. Thành phố với những cao ốc chọc trời, những công trình hiện đại và tòa tháp đôi diểm lệ rực rở dưới nắng ban mai. Bên cạnh đền Hồi giáo mái tròn, đền Hindu như hình cái bánh ú, trên đấy chi chit tượng thần linh. Là đền thờ Quan Thánh của người Hoa với rồng cuốn quanh cột đá, với mái cong và màu xanh đỏ nghi ngút khói hương. Dưới đất là hệ thống xe điện ngầm hiện đại. Bên trên là đường cao tốc với những cầu vượt uốn lượn. Những con đường đi bộ treo đầy lồng đèn đỏ, nằm lẫn với những khu phố sang trọng rực rỡ ánh sao đêm.

Malaysia. Đất nước của thân thiện và nụ cười. Những ánh mắt có đuôi tinh nghịch sau khe hở của mạng che mặt. Những tấm lưng thon đu đưa theo từng bước chân, như Kudalini vươn lên trong nắng ấm. Những nụ cười hồn nhiên chân chất kèm theo cái cúi đầu điệu đà lịch sự.

Tôi thấy trong lòng bình an, thư thái, giữa màu xanh và giữa những nụ cười.

 

Trong ga xe điện ngầm ở thủ đô Kuala Lumpur / Malaysia /4/2013

Dưới đất là hệ thống xe điện ngầm hiện đại. Bên trên là đường cao tốc với những cầu vượt uốn lượn

 

Tòa tháp đôi ở Kuala Lumpur/ Malaysia /4/2013

Thành phố với những cao ốc chọc trời, những công trình hiện đại và tòa tháp đôi diểm lệ rực rở dưới nắng ban mai.

 

Tiền sảnh của toà tháp đôi ở Kuala Lumpur / Malaysia /4/2013

Bên cạnh đền Hồi giáo mái tròn, đền Hindu như hình cái bánh ú, trên đấy chi chit tượng thần linh. Đền thờ Quan Thánh của người Hoa với rồng cuốn quanh cột đá, với mái cong và màu xanh đỏ nghi ngút khói hương. Là những tiền sảnh của những toà nhà hiện đại lấp lánh ánh sáng  của sự dung hợp và của sự hài hoà, tràn đầy sức sống.

 

Kỹ niệm ngày tham quan Tháp Đôi ở Kuala Lumpur /Malaysia /4/2013

 


Một hàng bán hoa trước cửa đền Hindu ở Malaysia

 

Những ánh mắt có đuôi tinh nghịch sau khe hở của mạng che mặt. Những tấm lưng thon đu đưa theo từng bước chân, như Kudalini vươn lên trong nắng ấm. Những nụ cười hồn nhiên chân chất kèm theo cái cúi đầu điệu đà lịch sự.Tôi thấy trong lòng bình an, thư thái, giữa màu xanh và giữa những nụ cười thân thiện.

>>>>>>>

Tượng Phật mất đầu

Một người trong đoàn hỏi cụ già:

-Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

- Này ông, có đầu thì có cái đẹp của có đầu. mất đầu thì có cái đẹp của mất đầu.

 

Hôm khác, có người khác lại hỏi:

-Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

- Mọi sự là vô ngã. Ngã còn không có, huống hồ là đầu của ngã !

 

Hôm khác, có người khác lại hỏi:

-Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

- Ý ông muốn hỏi về việc gì ?

- Thưa cụ, nguyên nhân của việc ấy ?

-  Một hiện tượng xảy ra là do trùng trùng duyên khởi. Có quá nhiều nguyên nhân ta biết bảo là do nguyên nhân nào chứ ?

 

Hôm khác, có người khác lại hỏi:

-Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

- Này ông, quan trọng là tâm ông khi thấy việc ấy nó thế nào. Nhận biết tỉnh giác liên tục, giữ tịnh để tâm bất sinh, đừng hướng ngoại, đừng sa vào việc phán xét.

 

Hôm khác, có người khác lại hỏi:

-Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

- Hề hề. . . .vẫn vậy.

 

Hôm khác, có người khác lại hỏi:

-Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

- Đầu mình đang mất không lo, lại lo tượng mất đầu !

 

Hôm khác, có người khác lại hỏi:

-Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

- Này ông, ông có cho là khi tượng mất đầu thì Phật chết, khi tượng còn đầu thì Phật sống không ?

- Thưa cụ không, Phật là như như thường hằng bất sinh bất diệt nên không có sống và chết.

- Ông tu theo Phật hay ông tu theo tượng.

- Dạ, con tu theo Phật

- Vậy hỏi tượng để làm gì ?!

 

Hôm khác, có người khác lại hỏi:

-Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

- Này ông, bàn tay của người tu mật, các ngón tay từ ngón út tính về ngón cái tượng trưng cho : nhản, nhỉ, tỷ, thiệt, thân và huyệt lao cung ở giữa lòng bàn tay tượng trưng ý căn. Nếu bây giờ ta co các ngón tay lại thành nắm đấm nhưng ngón cái lại ngay ra, thì theo ông nó tượng trưng cái gì ?

- Thưa cụ, thu liểm giác quan và giữ tâm không. Còn thể xác vẫn như người bình thường.

- Này ông, đó là tướng trạng của khế ấn « tâm không » hay mất đầu đấy.

Bây giờ giả dụ, ta nhận gia trì lực, kiết khế ấn này. Còn ông thụ khí và đắc khí. Sau đó ông tập trung vào khế ấn của ta, tự nhiên sự huyền nhiệm sẽ xảy ra. Nghĩa là ông sẽ nhanh chóng đi  vào định và từ từ sẽ tiến tới đại định.

Đột nhiên ông già kiết khế ấn « tâm không » đưa ra cho người ấy nhìn rồi khẻ quát :

-       Kiây !

Người ấy nhìn vào khế ấn của cụ già một lát. Tự nhiên cơ thể rung lên nhè nhẹ. Hóa thân người ấy tự chấp tay đảnh lễ cụ già, rồi ngồi xuống nền đá lạnh của Mandala Borobudur, kiết già với tam muội ấn và đi vào thiền định yên lặng trong bóng hoàng hôn màu đỏ sậm.

>>>>>>>


1/ Borobudur, ngôi đền đá tối cổ, Mandala của hành giả mật tông:

Rong chơi trên đường phố Yogyakarta / Indonesia /4/2013


Resort Manohara nằm trong khuôn viên đền Borobudur/Indonesia

Để tiện việc luyện công, tham quan, nghiên cứu ngôi đền đá cổ Borobudur. Khách hành hương thường nghỉ tại Resort Manohara. Vì Resort này nằm trong khu di tích. Từ resort đi bộ đến đền chỉ mất có 5 phút.

 

Toàn cảnh ngôi đền đá cổ Borobudur.

Đây là ngôi đền Phật giáo thuộc loại cổ xưa nhất trên thế giới. Nó là Mandala Hoa Nghiêm với việc đức Phật dạy đạo ở các tầng trời và dạy đạo cho chúng sanh ở cõi ta bà. Đền có nhiều tượng Phật và vô số phù điêu tạc vào vách đá rất đẹp. Tuy là cổ xưa nhưng hiện tại vẫn còn rất nguyên vẹn.

 

Đây là cửa vào phía đông.

Đền gồm rất nhiều viên đá nhỏ vuông vức chất lên nhau mà thành. Bốn hướng đông, tây, nam, bắc, đều có cửa vào đền. Du khách nghỉ tại khách sạn Manohara thường vào đền bằng cửa này. Xa xa là tháp chính tại trung tâm Mandala. Nơi an vị của tự tánh pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật, là bổn tôn Mandala.

 

Mô hình Mandala Borobudur

Mandala có 5 tầng, 4  tầng ở dưới xây theo hinh vuông,tượng trưng cho sự hửu hạn của các cõi tu chứng. Tầng trên cùng hình tròn. Tượng trưng cho giác ngộ hay giải thoát là vô giới hạn và đa chiều. Tại các góc của 4 tầng dưới, đều có các đường gãy khúc, tượng trưng cho sự 'Trùng trùng duyên khởi" khi còn trụ tại các phạm trù hửu hạn của tâm trí hay tu chứng các cõi hửu hạn chưa thể nhập trạng thái chứng đắc vô giới hạn, đa chiều và bất nhị.

Tại dưới chân các tầng, đều có đường chạy vòng quanh để đi nhiểu Phật. Khách hành hương đi theo chiều thuận của kim đồng hồ. Tượng trưng cho sự "hiệp khí" để nhận gia trì lực của ơn trên thuận theo chiều xoắn lốc của năng lượng vũ trụ.

Tại các tầng của Mandala. Phía trên là tượng chư Phật đang ngồi dạy đạo và phía dưới chạy dọc theo đường đi vòng tròn nhiểu Phật là các bức phù điêu minh họa tướng trạng tại các cõi .

 


Đi tìm thượng đế ?!

>>>>>>>>>

 

2/ Tượng Phật và phù điêu ở Borobudur:

Nhập định (Borobudur)


Sujata dâng sửa cho Phật (Borobudur)


Diệu Pháp Liên Hoa (Borobudur)


Như Lai thiền (Borobudur)

 

Bồ Tát ( Borobudur)


Đường cong tâm linh (Borobudur)


Rong rêu thời gian (Borobudur)

Này Cỏ May, sướng hay khổ là do mình. Chứ không phải tại Trời Phật, Ma Quỉ hay thời thế.

Chư Tổ đã dạy:

Nhập thuỷ bất lập ba

Nhập lâm bất động thảo

( Xuống nước mà không làm gợn sóng

Vào rừng mà không động một cọng cỏ nào)

Vậy cho nên, thời loạn thế, ông nên sống và tu học mà không lộ tướng. Hãy ẩn tàng Phật lực và Huệ lực vào từng lời nói và hành động bình thường. Khiến phàm phu không ai biết mình đang tu, thì Thiên Ma mới không có tướng trạng để mà bám vào phá hại người tu tập. Ông hãy xả bỏ tất cả những cái gì hửu tướng. Dùng Tâm giao Tâm học đạo thẳng với Như Lai thì luôn an lạc, tự do tự tại, vô ngại du hí ta bà, rong chơi khắp chốn.

>>>>>>>>


Một số kinh nghiệm khi hành hương tu học ở các điểm di tích linh thiêng ở Việt Nam và thế giới

Sáng sớm, khi sương núi còn mờ mịt. Chúng tôi đã vào luyện công ở Mandala Borobudur.

 

Hướng dẫn chư huynh luyện công ở Mandala Borobudur /4/2013

 


Chư huynh luyện công ở Borobudur /4/2013


-         Thưa cụ, các tượng Phật ở đây, hình như chỉ là tướng trạng của một vị là đức Thích Ca Mâu Ni Phật phải không ạ?

-         Là tướng trạng phổ quát của Như Lai với 6 tư thế đại thủ ấn cơ bản.

-         Thưa cụ nghĩa là sao ạ?

-         Phật không duy danh và không trụ tướng, nhưng tướng nào cũng biểu thị được.

-         Thưa cụ, Borobudur có phải là đạo tràng Hoa Nghiêm không ?

-         Ông nghĩ nó là cái gì thì nó sẽ là cái ấy.

-         Thưa cụ tại sao thế?

-         Này ông, mọi pháp hữu tướng đều chỉ là phương tiện thiện xão, đều là trò chơi của thức biến.

Khi chưa giác ngộ, con người thường có 3 dạng: hắn đang là, hắn tưởng là và con người thật của hắn. Khi là con người thật thì hắn sẽ thấy “như thị”. Còn khi hắn “tưởng là” hoặc hắn “đang là”mọi thứ đều là “huyễn áo” đều là trò chơi của tâm trí.

Hề hề. . . Borobudur là Borobudur. Đơn giản thế thôi.

Mọi thứ đều y như chính nó. Chẳng cần duy danh hoặc tưởng tượng hay áp đặt về nó làm gì.

-         Thưa cụ, xin cụ dạy cho, làm thế nào để luyện công tu học ở Mandala này cho có hiệu quả?

-         Này Cỏ May, ông chỉ biết chăm chăm tu học. Còn tham quan du lịch và thư giản thì thế nào? Không khéo thì thành khổ tu?

-         Thưa cụ luyện công tu học cũng chính là đang chơi, đang thư giản đấy thôi.

-         Nếu làm được như vậy thì đúng là huyền diệu. Khiến tướng trạng người tu cũng như người bình thường. Mật pháp ẩn tàng trong thế gian pháp không lộ tướng. Áp dụng tư tưởng và giáo lý của Như Lai vào các công việc cụ thể ở đời thường. Khiến Ma không phân biệt được đâu là người tu, thì hòa nhi mà bất đồng với thời mạt pháp. Thì sống và tu học mà không bị Thiên Ma quấy phá. Thì tự do tự tại du hí càn khôn mà không nô lệ vào các tướng trạng và nghi thức tâm linh tôn giáo .

-         Thưa cụ, yếu chỉ là như vậy. Còn cụ thể thì áp dụng như thế nào, khi tham quan tu học ở Mandala Borobudur?

-         Này Cỏ May, không chỉ là áp dụng ở Borobudur. Mà ông còn có thể áp dụng cho bất kỳ cuộc tham quan du lịch hành hương nào khác.

Trước tiên ông hãy luyện công ở khách sạn hay nhà nghỉ, đừng cho người khác thấy. Nhận gia trì lực, hiển thị Đại-Thủ-Ấn, đảnh lễ bổn tôn Mandala (ở Borobudur này là Phật Tổ Như Lai). Nương theo gia trì lực, dùng Đại-Thủ-Ấn vẽ Mantra toàn thân. Phát đại nguyện xin ơn trên gia hộ độ trì để lát nữa sẽ thể nhập Mandala tu học với các vị thầy tâm linh vô vi của Mandala.

Xong, khi bắt đầu ra khỏi nhà thì giữ tâm tịnh, dù là đang nói cười giao tiếp.

Ông có thể vừa chụp hình, vừa sáng tác đầy rung động ngẫu hứng, vừa tham quan thoải mái, vừa có thể nhận gia trì lực tu học với các vị thầy vô vi, mà mọi người chung quanh không ai hay biết.

Khi tịnh tâm thì ông sẽ cảm nhận lực vô hình điều khiển đi theo chiều quay của kim đồng hồ.

Hãy thả lỏng cơ, tự nhiên. Vừa đi vừa ngắm các tác phẩm nghệ thuật và cảnh quan để ghi hình hay sáng tác.

Không niệm Phật hiệu, không trì chú, không kiết ấn gì cả. Miễn luôn giữ tâm tịnh và đồng cảm.

Khi ông vừa chụp hình như vậy trong yên lặng và tỉnh giác. Không hề khởi ý niệm lễ Phật hay luyện công. Tự nhiên, khi đi ngang qua một vị trí nào đấy trong Mandala. Nếu thấy năng lượng chạy rần rần vào người, từ đỉnh đầu xuống toàn thân và cơ thể tự nhiên dừng lại không di chuyển nữa. Thì ông cất máy ghi hình đi. Đứng thư giản tự nhiên, nhìn vào tượng của Như Lai. Thỏng tay, không cần chấp tay.

Năng lượng của Như Lai với các mã thông tin ngài muốn dạy, tự nhiên truyền thẳng vào tâm ông, qua huyệt Bách Hội (luân xa 7) trên đỉnh đầu.

Toàn bộ sự việc xảy ra rất ngắn, chỉ trong vòng khoảng từ 30 giây đến một phút mà thôi.

Sau đó năng lượng gia trì sẽ lại điều khiển ông di chuyển tiếp.

Trước khi di chuyển sang phương vị khác,  ông nên chấp tay bái Phật, rồi hãy đi. Động tác của ông thật tự nhiên dù là đang làm bằng năng lượng.

Sau khi nhận gia trì lực và điểm đạo của vô vi. Ông hãy mở mắt nhìn chung quanh xem. Nếu không ai để ý gì ông, tức là ông đang tập đúng. Còn nếu mọi người thấy khác lạ, đang nhìn mình. Thì tự biết mình đã tập sai vì lộ tướng.

 Sau đấy ông lại vừa chụp hình, vừa rung động đồng cảm để sáng tác mà không hề mất tịnh mất tỉnh giác.

Cứ như thế, miễn là ông luôn giữ tịnh, luôn đồng cảm không phán xét và luôn hòa hợp không kích động. Thì hoàn toàn ông có thể vừa chụp hình, vừa tham quan thư giản, vừa nhận gia trì lực để Như Lai truyền tâm ấn mà không hề lộ tướng.

Trong suốt quá trình. Đừng kiết ấn, đừng trì kinh hay niệm chú. Đừng có bất kỳ chuyển động vô thức nào. Cũng đừng chấp tay.

Hãy nhận năng lượng thẳng vào Bách Hội và thư giãn toàn thân thật thoải mái.

Này Cỏ May, tất cả cái mà ông thu nhận được, sẽ lưu vào tạng thức. Khi về nhà, lúc ông tu học luyện công trong phòng kín, nó sẽ hiển lộ ra từ từ. Tuy là nhận chỉ 30 giây mà thực hành rất lâu không hết. Những ngày tiếp theo sau, ông sẽ thấy khế ấn và động tác sẽ xuất hiện tướng trạng mới. Tâm thức cũng có nhiều chuyển biến tốt hơn. Huệ lực cũng thăng hoa tốt hơn trước, biểu thị qua các khả năng bát nhã của ông như: khả năng nói, khả năng viết, khả năng làm nghệ thuật. . .v.v. . . .

-         Thưa cụ, tại sao phải dấu tướng đi?

-         Này Cỏ May, thời loạn thế. Đạo đức suy đồi. Thật giả lẩn lộn. Chánh tà khó phân. Thiên Ma do vậy được thế lộng hành.

Sống mà giữ được tình người đã là khó.

Sống được, sống có nhân văn mà tu được còn khó hơn.

Nếu ông lộ tướng, đường tu sẽ bị thiên ma quấy phá.

>>>>>>>

 Hoàng hôn trên Mandala Borobudur / Indonesia /30/4/2013:

Tuy khoảnh khắc mà trùng trùng duyên khởi (Borobudur)

 

Vòm của các tháp đá này đều có nhiều lổ hổng đều đặn. Nó tượng trưng cho lưới phạm võng với năng lượng bao trùm Như Lai đang ngồi trong tháp. (Borobudur)

 

Quang minh biến hiện đầy trời đầy đất (Borobudur)

 

Cái Một hợp nhất với cái Toàn Diện (Borobudur)

 

Một hạt bụi khởi lên, cả tam thiên đại thiên đều rúng động

Một đóa hoa vừa hé nở, thế giới ngát hương thơm

 

Mandala Borubudur là đạo tràng của Mật Tông với kỹ thuật bố trí các tượng Phật theo các phương vị bí truyền và kỹ thuật tâm linh khác làm cho năng lượng đủ mạnh để gia trì hành giả luyện công tu học có kết quả. (borobudur)

 

Mandala ở Borobudur tượng trưng cho Đạo Tràng Hoa nghiêm với Như Lai đang dạy đạo ở các từng trời và thế giới ta bà (Borobudur)

 

Bên trong mỗi cái tháp đều có một tượng Phật đang hiển thị Đại Thủ Ấn. (Borobudur)

 

Tháp có hình cái lưới Phạm Võng, tượng trưng cho lưới năng lượng bao trùm toàn thân Như Lai (Borobudur)

 

Tượng Phật ngồi trong tháp.Bên ngoài có cái vòm tháp như hình cái lưới che lại. Ở đây, khu đền có 2 tượng ngồi trong tháp không có vòm che, để khách hành hương thuận tiện hơn trong việc chiêm bái

 

Nếu hành giả thường nhận gia trì lực trong trạng thái nhận biết tỉnh giác. Một thời gian sau sẽ đạt phản xạ tâm linh giữa trạng thái tịnh tràn đày nhận biết và năng lượng. Do vây dù là đang làm gì đi nữa, nếu tâm không xa rời thế tịnh và tỉnh giác thì hành giả sẽ luôn thường trụ Khí. Trong ánh hoàng hôn rực rỡ, khung cảnh diểm lệ. Hành giả dù là đang ghi hình, đang rung động và tràn đầy cảm xúc. Nhưng vẫn không mất khí, vẫn tương tác với trường năng lượng của thiêng liêng. Nên nói, người nghệ sĩ tâm linh "không làm"  mà sự diệu kỳ làm thay, bằng cách tự biểu thị qua thể xác.

 >>>>>>>>>

 

Ánh sáng và bóng tối  (Yogyakarta/Indonesia) :

Khoảnh khắc của đá (Borobudur)

 


Đêm về trên ngôi đền cổ Borobudur

 

(Borobudur)

 

Tu thiền như chăn trâu (Borobudur)

 

Đa chiều (Borobudur)

 

 

Phi thời gian (Borobudur)

 

Phồn thực (Borubudur)

>>>>>>>>

 

Hoàng hôn trên ngôi đền cổ Prambanan ở Yogyakarta /Indonesia:

Nhị nguyên

 

Trung đạo

 

Hoàng hôn trên tháp cổ Prambanan ở Yogyakarta / Indonesia

 

Nghỉ ngơi trong bóng hoàng hôn / Yogyakarta / Indonesia /2013

>>>>>>

 

Luyện công ở Đền Mendut /30/4/2013:

Đền Mendut

 

Hoa vô ưu ở đền Mendut

 

Tượng Phật Thích Ca thuyết pháp với ấn chuyển pháp luân  ở đền cổ Mendut / Yogyakarta/Indonesia

 

Tượng đức Phật Thích Ca thuyết pháp với ấn chuyển pháp luân và sự gia trì của cổ Phật ngồi ở sau lưng / Tu viện Mendut /Indonesia / 2013

 


Phù điêu minh hoạ pháp môn "đắc khí nhận gia trì lực" ở đền Mendut / Yogyakarta / Indonesia /4/2013

 

Nhận gia trì lực của Như Lai, luyện công ở đền cổ Mendut / Indonesia /2013

>>>>>>>>>

Núi lửa Merapi / Indonesia /4/2013:

Merapi là ngọn núi lửa ở Indonesia. Nó là ngọn núi lửa lớn và có sức tàn phá mạnh nhất thế giới. Năm 2010 Merapi đã phun trào dung nham, khói, và bụi của nó đã xóa sổ 1 ngôi làng trong vùng. Giết chết trên mấy trăm người. Hiện giờ khi chúng tôi đến, Merapi vẫn đang còn hoạt động. Trên ngọn của nó, đợt phun trào năm 2010 đã khoét sâu 200m, như cái hồ khổng lồ. Khói trắng vẫn bốc lên không ngớt. Người dân địa phương bảo, khi nào nó phun khói đen là sắp trào dung nham và khói bụi.rất nguy hiểm. Nó là vẽ đẹp chết người có sức cuốn hút hàng ngày rất đông du khách kéo về đây, để tham quan, chiêm ngưỡng và leo lên núi đến sát khu vực nguy hiểm để tận mắt cận kề sức mạnh hủy diệt của tạo hóa.

 

Vẽ đẹp chết người của  núi lửa Merapi / Indonesia /4/2013

 


Chúng tôi leo lên núi lửa Merapi khi trời còn chưa sáng tỏ. Sương núi mờ mịt. Xa xa đỉnh Merapi vẫn đang phun khói trắng.

 

Những cánh rừng chết khô đứng lặng yên trong ánh sáng lờ mờ lạnh lẽo. Trên cao vầng trăng khuyết vẫn còn nán lại, chờ bình mình lên soi sáng cảnh vô thường.

 


Chúng tôi leo lên những vách đá cao trơn trợt

 

và đi theo vết nứt khổng lồ do dung nham ngày nào đã tạo nên trên sườn núi

 


Leo lên núi lửa Merapi /Indonesia /4/2013

 

Đi tìm bóng tối 

 

Trên dòng chảy của dung nham ngày nào, vẫn thấp thoáng những linh hồn của sự sống.

 

Ghi lại khoảnh khắt "im lặng sấm sét" trên sườn núi lửa Merapi

 

Tưởng niệm những người đã chết vì núi lửa Merapi / Indonesia/4/2013

 

Nhận năng lượng từ đá dung nham của núi lửa

Theo sự hướng dẫn của người dẫn đường. Chúng tôi nhận năng lượng qua gan bàn chân. Bằng cách áp 2 gan bàn chân trần xuống dòng nham thạch núi lửa phun trào đã nguội. Năng lượng rất mạnh và có lợi cho sức khỏe.

 


Luyện công trên núi lửa Merapi

Dòng dung nham của núi lửa Merapi phun trào năm 2010 nay đã nguội và cứng thành đá.  Sức mạnh của dòng chảy, đã tạo nên vết nứt khổng lồ, phía dưới đầy đá dung nham. Nó thực sự là cái bể chứa KHÍ tự nhiên của trời đất. Bằng phương pháp đắc khí bí truyền của bản môn. Chúng tôi đã nhận năng lượng, tập Dịch Cân Kinh và thực hành đại bi thần chú giữa vết nứt khổng lồ chứa đầy đá dung nham lạnh ngắt. Năng lượng rất mạnh, rất có lợi cho sức khỏe và giúp hành giả dể thông công với thế giới tâm linh thực hành đại thủ ấn có kết quả. / Indonesia/4/2013.

 

Ngẫu hứng Merapi /4/2013

Quân tử hoà nhi bất đồng

Tiểu nhân đồng nhi bất hoà

- Này chú Ba. Có phải, thời loạn thế, sống mà giữ được tính người là điều rất khó. Còn sống được, sống có nhân văn mà tu được lại càng khó hơn ?

- Hề hề. . .Thôi !. . . Bỏ đi Cỏ May. Uống trà đi kẻo nguội !

>>>>>>>


Kỹ niệm chuyến du lịch Indonesia/4/2013:


Kỹ niệm ở đền Borobudur/ 4/2013

 


Kỹ niệm ngày KCDS tham quan núi lửa Merapi /Indonesia /4/2013

 

Kỹ niệm ở đền Mendut /Indonesia/ 30/4/2013

 


Kỹ niệm ngày KCDS luyện công ở đền Mendut /Indonesia /4/2013

 

Kỹ niệm ngày tham quan núi lửa Merapi /Indonesia/4/2013

 

Chờ tàu điện ngầm ở Kuala Lumpur /Malaysia / 4 2013

 

Kỹ niệm ngày tham quan đền Prambanan ở Yogyakarta / Indonesia

 

Một đền Hồi Giáo ở Mã Lai /Kuala Lumpur /4/2013

  • A Di Đà Phật!

  • Giả nhân giả nghĩa thời loạn thế

    Giả tướng giả tu người thế nhân

    Thật tướng thật tu là Chân Nhân,...