Trò chuyện trong phòng uống trà của khách sạn:

-        Thưa cụ, khi cụ đảnh lễ và hành công trước các khu linh địa của Tây Tạng. Con thấy động tác của cụ cũng giống như mọi người, chẳng có chi khác. Như vậy làm sao để phân biệt động tác do gia trì lực của Như Lai, và động tác bình thường do mình làm?

-        Này Cỏ May, khi ông đi xe gắn máy. Làm sao ông phân biệt động tác ông lái xe và động tác cái xe chạy trên đường?

-        Thưa cụ, nhờ nhận biết mà con biết như vậy.

-        Cũng thế, nhờ nhận biết mà hành giả phân biệt được động tác do gia trì lực tự biểu thị một cách ngẫu hứng, sáng tạo, tự do và thuận tự nhiên với động tác rập khuôn sáo mòn của tâm trí.

-        Thưa cụ, nếu biểu thị của gia trì lực là ngẫu hứng, tự phát thì nhiều khi sẽ gây tổn hại hơn là có lợi. Cụ nghĩ sao về vấn đề này?

-        Này Cỏ May, khi cái xe lăn bánh trên đường là nó chạy hay ông chạy?

-        Thưa cụ, nó chạy theo sự điều khiển của con?

-        Cũng vậy, biểu thị của gia trì lực là tự phát nhưng theo nhất niệm của hành giả. Muốn lái xe tốt, đi đến nơi về đến chốn an toàn thú vị. Người lái xe phải học cách điều khiển xe. Phải biết tính năng của xe, thuộc luật đi đường. Khi lái xe phải luôn tỉnh giác không hôn trầm hay mất tập trung. Cũng vậy, người tu Đại Thừa nếu có nhận gia trì lực. Khi cơ thể hợp nhất với năng lượng giác ngộ như là cái xe đã đầy đủ xăng và mạch điện. Người ấy muốn dùng Phật lực để thích ứng một tình huống. Thì phải tu học. Phải học giáo lý để biết cách lái cái xe Hoá Thân (Bodhisattva). Phải hành thiền để luôn tỉnh giác nhận biết vấn đề một cách như thị, nhờ vậy mà hành động mới thích ứng được mọi tình huống. Ngoài ra phải tập KCDS để cơ thể khoẻ mạnh, tâm lý luôn an lạc. Như là cái xe tốt không bị hư về máy, cũng không hư về điện. Nhiên hậu tu học và hành thiện độ sanh mới có kết quả.

-        Thưa cụ, con thiết nghĩ chỉ cần thông kinh điển, giữ giới tốt, chăm hành thiện độ sanh thì cũng được rồi. cần gì phải nhận gia trì lực cho rắc rối ?

-        Này Cỏ May, thật tế mọi hành giả tu Phật đều được Như Lai và chư Bồ Tát cùng chư vị thiêng liêng gia hộ độ trì. Không ai là không được. Nếu không có vấn đề này, thì sao gọi là tâm linh. Thế nhưng có người, các biểu thị này hiển lộ rõ ràng, có người không hiển lộ chỉ biểu thị ngầm ở bên trong. Giống như ăn thì no, uống thì hết khát. Nhưng các biểu hiện no và hết khát, là khi mình đã dùng đủ một liều lượng nào đấy. Còn cứ bắt đầu ăn là quá trình no đã có rồi mà chưa hiển thị đấy thôi! Bắt đầu uống là quá trình hết khát đã có rồi mà chưa hiển thị đấy thôi!

Này Cỏ May, ông nên phân biệt, biểu thị của gia trì lực và biểu thị của vô thức bản năng.

Nếu là biểu thị của gia trì lực thì giống như người bình thường chứ không khác thường. Nhưng với trình độ trí tuệ, nghệ thuật và hiệu quả hơn hẳn bình thường. Còn nếu có biểu hiện khác thường thì đều là vô thức bản năng. Vô thức bản năng là sai vì là biểu thị của tham sân si cho dù là biểu thị qua cơ bắp hay qua năng lượng cũng đều không tốt, không nên làm.

>>>>>>>>

1/ Đường về Lasha:

Tây Tạng nhìn từ cửa sổ máy bay khi sắp tới phi trường Lasha. Nóc nhà thế giới với những rặng núi cao phủ đầy mây trắng. Những thung lũng huyền bì và những dòng sông lấp lánh ánh mặt trời như những cái khăn lụa hata trắng tinh trên bàn thờ Phật.

 

Đã đến Tây Tạng. Tuy đến đây đã nhiều lần rồi. Thế mà mỗi lần đặt chân xuống miền đất Phật. Trong tôi lại rộn lên một niềm cảm xúc khôn nguôi. Như người đi xa, nay quay lại nhà mình. Tôi thấy bình an và yên lặng quá.

 

Bắt nguồn từ các đỉnh núi tuyết vĩnh cửu. Yalu con sông lớn nhất của Tây Tạng chảy ngang qua thủ đô Lasha / 7/2012

 

Cây cầu bắc qua sông Yalu / Đường về Lasha /7/2012

 

Trên đường từ phi trường Lasha về trung tâm thủ đô. Hai bên đường cảnh đẹp như tranh vẽ. Mây trắng bay đầy trời. Cánh đồng lúa mạch vàng ươm nằm dưới chân núi đá hùng vĩ. Những đụn cát di động theo chiều gió, những ngôi nhà nhỏ xíu hình vuông màu trắng và những trụ cầu đứng thành hàng yên lặng giữa bao la.

 

Trên đường chúng tôi gặp những người Tạng, với nụ cười chân chất luôn nở trên môi.

 

Một bà già người Tạng đang đi hành hương. Lưng còng, chân yếu, nhưng con tim tâm linh thì lại tràn đầy sức mạnh.

 

Một xóm nhỏ bên hồ với những ruộng rau cải nở hoa vàng.Trên trời mây trắng như bông. Ở dưới, nước hồ long lanh màu ngọc bích. Cảnh đẹp mê hồn. Yên lặng và trong sạch.

 

Một ngôi chùa bên đường về Lasha / Tây Tạng /7/2012

 

Người Tạng ăn mặc sặc sỡ và trên tay thường cầm pháp luân để quay. Trên pháp luân có khắc thần chú: Um mani Padmi Hum.

 

Người Tạng bán hàng rong trên vỉa hè. / Lasha / Tây Tạng /7/2012

( Hiện nay ở Tây Tạng, các việc làm ăn béo bở đều do người Trung Quốc làm. Còn người Tạng phải đi làm thuê, bán hàng rong trên vỉa hè, hay làm công cho người Trung Quốc, trên đồng ruộng, trên công trường và cả ở tu viện, đền chùa. . .)

 

Trên đường từ phi trường về Lasha. Dây cát tường chăng mắc khắp nơi. Đây là phong tục lâu đời của người Tạng. Bây giờ ở nước ta, một số chùa Việt cũng bắt đầu bắt chước người Tạng treo dây cát tường xanh đỏ khắp chùa. Trên dây cát tường có gắn nhiều mảnh vải màu. Trên đó có in hình Phật và các bài kinh. Treo dây cát tường để cầu phúc lạc và Phật pháp trường tồn. Nhưng ngày nay nó được dùng nhiều hơn trong ngành du lịch.

 

Đã đến khách sạn ở trung tâm thủ đô Lasha/ Tây Tạng /7/2012

 

Khách sạn đón tiếp bằng  màn múa trâu Yak và tặng khăn lụa trắng cho mọi người trong đoàn. Nghi thức cổ truyền của dân Tạng khi đón khách quí.

 

Sắc màu Tây Tạng

 

Góc nhìn

 

Ở Tây Tạng pháp luân hiện diện khắp mọi nơi. Nó biểu thị cho Phật pháp mãi trường tồn và bánh xe pháp của Như Lai vẫn thường chuyển.

(Bánh xe pháp vô hình vô tướng thì sẽ mãi trường tồn vì trùng với Tánh. Còn tướng của bánh xe pháp nhất định phải thành Trụ Hoại Diệt làm sao trường tồn mãi được ?! Bởi vậy không Chấp Tướng mà Tướng nào cũng có. Không chấp Pháp mà Pháp nào cũng dùng. Không chấp Ngã mà Ngã nào cũng có thể sử dụng. Đó chính là: Vô ngã, Vô Pháp và Vô tướng vậy))

 

Hoàng hôn trên cung Potala / Tây tạng /7/2012

(Có người tưởng và đinh ninh rằng Potala luôn chìm ngập trong hoàng hôn. Có người lại muốn xoay chuyển trời đất để bình minh tức khắc hiện ra xoá tan bóng tối. Than ôi! đã chấp tướng thì đương nhiên phải có: thành, trụ, hoại, diệt. Còn muốn thể nhập cái Thường của Như Như thì phải: Vô Ngã, Vô Tướng và Vô Pháp )

 

Chánh điện của một tu viện với áo choàng và mũ của các Lạt Ma để lại sau thời công phu /Tây Tạng /7/2012

 

Tranh tường khách sạn

( Con ngựa Tạng đang chạy quanh quẩn trong vòng xoáy của trò chơi nhân thế)

 

Trên nóc chùa Đại Chiêu Tự / Lasha /Tây tạng / 7/2012

 

Một buổi vấn thiền của chư Lạt Ma / Lasha /7/2012

( Những cái vỗ tay, dậm chân, những động tác thúc dục, để truy kiến thức và sự hiểu biết của nhau. Than ôi ! Những câu hỏi và trả lời từ tâm trí. Những cái biết có nguyên nhân. Nó không đến từ bát nhã mà đến từ học thuật sách vỡ. Khi còn Ta còn Người thì mọi câu hỏi và trả lời đều là trò chơi của bản ngã. Chỉ trong yên lặng mênh mông và sự rung động của con tim trước  thực tiễn cuộc sống, câu hỏi đúng đắn mới phát sinh. Và như vậy là tự hỏi chính mình và câu trả lời cũng ngay chính nó. Khi người tu mất mình đi. Khi cái đầu tâm trí bị lưỡi gươm trí tuệ của Văn Thù chặt đứt đi. Thì đâu còn hỏi và trả lời. Chỉ còn tiếng kêu của con tim rung động trước thực tiễn cuộc đời biến dịch và đầy sinh động. Nhìn các vị Lạy Ma hào hứng vỗ tay bôm bốp liên tục. Trong tôi tự nhiên vang lên câu nói của người xưa: " . . .đâu là tiếng vỗ của một bàn tay ?. . ." )

 

Bảo tháp trước cung Potala /Lasha /Tây Tạng /7/2012

 

Chờ bình minh lên / Tây Tạng / 7/2012

( Này bạn, mọi việc chuẩn bị là để đón bình mình tự đến. Chứ không phải làm bình minh xuất hiện)

 

Yên lặng

>>>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

1/ Tham quan và luyện công ở tu viện Samye /Tây Tạng /7/2012  (Hình do huynh Thiện Hà chụp ở Tây Tạng/7/2012)

Click here to play this video

>>>>>>>>>

Một số kinh nghiệm về phát công giúp người khác tự trị bệnh

Ông đã hỏi về kinh nghiệm phát công giúp người khác tự trị bệnh. Ta vì ông mà nói mấy điều sau đây. Nó chỉ là kinh nghiệm riêng của ta. Ông có dùng được thì dùng. Nếu không thì xem như ta nói chơi vậy mà:

Này Cỏ May:

Rộng lượng thì khí bao la, ích kỷ nhỏ nhen thì khí mong manh khi có khi không. Như vậy bệnh cũ của mình còn có nguy cơ tái phát. Sao có thể cứu mạng người khác được?

Bình đẳng tánh trí thì trị cho người hay tà ma quỉ mỵ cũng đều hiệu lực. Còn tâm phân biệt sang hèn- quí tiện, người ủng hộ- người chống đối, chánh giáo-tà đạo. . . .thì khí trường của mình không hợp nhất được với khí trường của bệnh nhân, nên không trị lành bệnh cho họ được.

Từ bi làm cho khí mềm mại khoan thai, thấm từ từ vào người bệnh khiến họ lành mà không bị kích. Còn nếu ngã mạn kiêu ngạo, cho mình hay mình giỏi hơn kẻ khác, thì khí cường bạo thô trọc hay gây khó chịu cho bệnh nhân mà bệnh nay lành mai trở, không trị lành được, khiến thành  mãn tính.

Ít nói hay mỉm cười nhân hậu thì khí có tính mát ôn nhu làm bệnh nhân dịu cơn cấp tính.

Không cố làm, luôn ung dung nhàn hạ, làm bằng tình thương thì trị mau lành. Nôn nóng hấp tấp, ưa biểu thị, thì người bệnh lâu lành.

Không phải luyện công để công năng trị bệnh ngày một gia tăng. Mà tu hạnh, thực hành lục độ ba la mật thì độ sanh ngày một hiệu quả hơn.

Ăn món ăn tịnh, nói lời tịnh, có hành động tịnh, suy nghĩ tình cảm tịnh. Thì không cần dụng lực nhiều bệnh nhân cũng lành. Có đời sống buông thả, không ái ngữ, không chánh ngữ, không khoan hoà từ ái, thì càng chữa càng hao lực mà hiệu quả không có.

Nếu vì tiền bạc, vì danh tiếng cá nhân, vì muốn phát triển đệ tử, hay vì bất cứ lý do nào khác ngoài  tình người thì càng làm hiệu quả sẽ không có mà lại bị thị phi đấu tranh làm cuộc sống mất an lạc.

Không dụng lực cá nhân mà hợp nhất với trời đất. Buông xuôi trong tỉnh giác. Để năng lượng qua cơ thể mình truyền đến bệnh nhân.

Không phải mình chữa bệnh cho bệnh nhân. Mà mình chỉ nhận biết tỉnh giác. Buông xuôi toàn diện, để năng lượng vũ trụ làm xuất hiện chuyển động. Đừng để chuyển động là tự phát qua vô thức bản năng. Mà phải để động tác xảy ra thật bình thường. Nhưng trang nghiêm, thanh tinh và tràn đầy tình thương. Nếu thấy động tác của năng lượng khác thường thì phải nhận biết, phát hiện, để tự điều chỉnh cho thật tự nhiên. Tự nhiên nhiều chừng nào hiệu quả sẽ lớn chừng ấy. Hoàn toàn tự nhiên trong tỉnh giác, tràn đầy nhận biết thì kết quả vô cùng kỳ diệu.

Ưa nhận xét đúng sai, phê phán người khác mà không tự quán tâm sữa mình. Thường gây ra thị phi đấu tranh. Không chấp nhận sự khác biệt của kẻ khác. Người đó khó hoà hợp với cộng đồng. Do vậy không thể hợp nhất khí trường, để phát công trị bệnh cho người khác được.

Người có khả năng phát công trị bệnh cho người khác. Là người luôn ở trong Phật trường của Như Lai, còn gọi là thường trú tam bảo. Người ấy luôn tràn đầy nhận biết phi nổ lực. Buông xuôi toàn diện và triệt để. Chấp nhận toàn bộ không phân chia chọn lựa. Người ấy  luôn giữ cho Thân và Tâm của mình rỗng, nhận biết chiều chuyển động của cơ thể để buông xuôi tự hiển thị. Thế nhưng qua “bình thường tâm”, động tác xuất hiện phải là bình thường như mọi người. Nhưng đầy hiệu lực, có tính nghệ thuật và nhân văn rất lớn. Nếu động tác và các biểu thị xuất hiện là khác thường, thậm chí loạn động hay bị kích động, mất tính trang nghiêm, mất đi sự ung dung nhàn hạ, không có tính nghệ thuật và tình người, thì thường nhọc công vô ích, chẳng những không hiệu quả mà còn đem lại phiền phức cho mình, khiến cuộc sống mất an lạc.

Đừng xem phát công trị bệnh như một cái nghề. Mà chỉ nên xem như là một trò chơi thú vị, hay một môn nghệ thuật mình ưa thích. Cho nên không cần tranh luận hơn thua, không cần chứng minh. Hữu xạ tự nhiên hương.

Hợp nhất với trời đất qua trạng thái đắc khí, nghĩa là nhận được năng lượng vũ trụ hay nhận được gia trì lực của Như Lai. Đối trước đám đông, không có tâm phân biệt. Chẳng còn chi ngoài con tim tràn ngập yêu thương.  Chẳng còn cái đầu tâm trí. Chỉ còn cái tâm Đại Từ Đại Bi và Phổ Môn, thì khắc năng lượng trời đất thông qua cơ thể mình hợp nhất với trường năng lượng của đám đông. Nhờ vậy mà đám đông quân bình được âm dương, cơ thể tự vươn lên chiến thắng bệnh tật. Như vậy, tuy là có mình, nhưng mình phải rỗng như hư không. Nếu mình dụng ý làm bằng tâm trí. Nếu mình dụng lực làm bằng cơ bắp. Nghĩa là mình đang chấp Ngã, thì hiệu quả sẽ không có. Còn hao tổn chân khí khiến thân có thể mang bệnh.

Khi mình hợp nhất với thiêng liêng để phát công trị bệnh độ sanh. Thì phải làm bằng thể Hoá Thân (Bodhisattva), nghĩa là thể phối hợp giữa một kênh năng lượng vũ trụ và thể xác mình. Khi ấy mình không làm, chỉ có động tác làm theo dòng chảy khách quan của năng lượng và lực hút khách quan của vùng ổ bệnh, lực hút của dòng khí chảy trong các đường kinh lạc và lực hút của các huyệt đạo trệ khí mất quân bình âm dương. Do vậy nên gọi là “Vô Tác Diệu lực”. Hành  giả chỉ nhận biết để giữ cho mọi biểu hiện luôn trang nghiêm, thanh tịnh, bình thường như mọi người, không khác thường.

Nếu người phát công tự nhiên thấy tính tình của mình trở nên nóng nảy. Thân phát sinh bệnh. Ăn không ngon, ngủ không tốt. Đắm chìm trong thị phi đấu tranh hơn thua. Thì những điều ấy khẳng định hành giả đang tu sai. Đang dụng lực, dụng tâm trí để phát công. Đang sống ngoài giới luật của Như Lai. Nếu không vì tiền thì cũng vì tham dục mà làm. Hành giả nên ngừng ngay, sám hối và quay trở về chánh giáo. Còn nếu hành giả áp dụng đúng phương pháp. Độ sanh có thiền vị, phi nổ lực. Vô ngã trong mọi biểu thị. Thì dù đang độ sanh không ngừng nghĩ. Hành giả vẫn khoẻ mạnh, hồng hào, tánh tình vui vẽ, dễ tính, ăn được, ngủ được, thần thông Phật lực và trí huệ ngày một phát triển. Có khả năng thích ứng mọi tình huống. Có cuộc sống đầy thú vị và thân tâm thường an lạc.

Này Cỏ May. Còn một điều quan trọng và khá tế nhị mà ông nên nhớ. Không phải ai ông cũng có thể nói việc phát công trị bệnh hoặc nhận gia trì lực độ sanh. Ông nên nói là Day Bấm Huyệt để khỏi bị cái Ngã của tâm lý bầy đoàn làm hại ông.

 >>>>>>>

Rong chơi ở thủ đô Lasha / 7/2012:

Một đường phố ở thủ đô Lasha

 

Một bảng quảng cáo

 

Xem văn nghệ ở Lasha

 

Tham quan cung điện mùa hè của Đức Đạt Lai lạt Ma / Lasha /Tibet/7/2012

 

Kỹ niệm ở Cung Điện Mùa hè

 

Quảng trường trước Đại Chiêu Tự với cột biện kinh và lò đốt khói thơm / Lasha

 

Đại Chiêu Tự

 

Trụ đá hình Linga trước cổng chùa

 

Chánh điện với những trụ gỗ hình vuông quấn vải đỏ, đỡ cái trần bằng đất nện với đá dăm trộn dầu thực vật

 

Thần Kim cang, tranh tường ở chùa Đại Chiêu Tự /Lasha.

 

Huyền bí Tây Tạng

 

Tranh Ngũ Trí Như Lai trong cửa hàng vàng bạc đá quí

 

Cửa sổ và mây trời

>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

2/ Nhận gia trì lực, luyện công trong Bảo Tháp của Bạch Vân Cư Tự / Tây Tạng /7/2012  (Hình do huynh Thiện Hà chụp ở Tây Tạng) :

Click here to play this video

>>>>>>>

Không đối lập mà bổ túc cho nhau

-        Thưa cụ, tại sao hôm trước mình đi Yanma. Ở đây chỉ thờ độc một mình đức Phật Thích Ca. Còn các vị Phật khác thì không thờ?

-        Vì Yanma theo Phật giáo Nguyên Thuỷ. Nên không nhìn nhận Cổ Phật và Hoá Phật.

-        Thế sao ở Tây Tạng lại thờ quá nhiều hình tượng Phật, Bồ Tát và các vị Thánh Mẫu, Kim Cang Thần . . .v.v. . .

-        Vì Tây Tạng theo Phật Giáo Đại Thừa, nên thờ cổ Phật, Hoá Phật và nhìn nhận gia trì lực.

-        Thưa cụ, thế quan niệm nào là đúng, quan niệm nào là không đúng?

-        Không có vấn đề đúng và sai ở đây. Vấn đề là “ở thời điểm nào” mà thôi. Này Cỏ May, ông có thấy cái đỉnh núi tuyết kia không?

-        Thưa cụ, có thấy

-        Ông có thấy băng tuyết đang tan dưới ánh mặt trời nên chảy thành nhiều dòng suối nhỏ. Những dòng suối nhỏ này hợp nhau dưới thung lũng kia để thành dòng sông và chảy ra đại dương.

-        Thưa cụ, con có thấy.

-        Này Cỏ May, ông có biết đó là các dạng hình thái của nước qua các thời điểm khác nhau không?

-        Thưa cụ, con biết.

-        Bây giờ giả dụ, có người đến đây vào ban đêm trời lạnh. Thấy đỉnh núi này đóng băng và cho rằng nước chỉ có một hình dạng là “chất rắn”. Này Cỏ May, ông cho rằng người đó đúng hay sai về nước?

-        Thưa cụ, không sai. Nhưng chỉ đúng trong thời điểm ấy.

-        Này Cỏ May, nguyên thuỷ cũng như vậy.

-        Thế giả dụ bây giờ có người được đưa đến đây vào ban đêm thấy nước đóng băng trên đỉnh. Người ấy ngủ lại đây và khi sáng mặt trời lên. Băng tan thành nước, chảy thành suối. Người ấy biết nước có nhiều hình dạng vì có thể vừa khít tất cả vật đựng. Người ấy cũng biết nước có thể là chất rắn cứng như đá.  Này Cỏ May, thế nào, người ấy đúng hay sai?

-        Thưa cụ, người ấy, không sai. Nhưng chỉ đúng trong những thời điểm ấy mà thôi.

-        Này Cỏ May, đại thừa cũng như vậy.

-        Này Cỏ May, giả dụ có người đã từng có cơ duyên đến đỉnh núi này vào mùa xuân. Thấy đỉnh núi có băng tuyết về ban đêm và có nước chảy thành những con suối vào ban ngày có mặt trời.

Thế rồi một ngày mùa hạ, người ấy và bạn của mình đến đỉnh núi này. Đỉnh núi dù là ban ngày hay ban đêm cũng không có băng tuyết mà cũng không có nước chảy.

Thế nhưng bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình. Người ấy bảo với bạn rằng: “Đỉnh núi này về mùa xuân sẽ có băng tuyết về ban đêm và có suối chảy về ban ngày khi có mặt trời”. Người bạn vì không thấy thực tế nên sinh đại nghi. Thế nào Cỏ May, ông nói người ấy đúng hay là sai?

-        Thưa cụ, người ấy thấy như là sai mà thật sự đúng. Người ấy có cái biết không nguyên nhân. Người ấy có cái biết không chấp tướng.

-        Này Cỏ May, thiền tông cũng như vậy.

-        Thưa cụ, vậy, dù là nguyên thuỷ, đại thừa, thiền hay mật tông. Cũng không đối lập nhau. Mà bổ túc cho nhau. Rốt ráo đều là pháp phương tiện để kiến tánh hay nhập Phật Tri kiến.

-        Hề hề. . . .đúng như vậy.

>>>>>>

Luyện công ở  chùa Tổ Samye / 7/2012:

Đường về Zedang /Tibet /7/2012

 

Những cồn cát di động do gió tạo nên bên bờ con sông Nha Lung / Tây Tạng /7/2012

 

Những dãy núi đá hùng vĩ phản chiếu ánh mặt trời và những bình nguyên rộng lớn dọc theo sông Nha Lung

 

Một góc sân vườn khách sạn nằm trên bờ con sông Nha Lung, trên đường đi Thanh Bộc Động /Tây Tạng /7/2012

 

Phòng ăn khách sạn Nha Lung / Zedang /Tibet/7/2012

 

Một góc phố Zedang / Tây Tạng /7/2012

 

Đoá hoa và bầu trời

 

Cổng tu viện Samye / Tây Tạng /7/2012

 

Tham quan đảnh lễ và luyện công ở tu viện Samye. Tu viện Phật giáo đầu tiên do Tổ Sư Liên Hoa Sanh thành lập ở Tây Tạng / 7/2012

 

Quay pháp luân ở chùa Samye

 

Luyện công ở chánh điện tu viện Samye / 7/2012

(Nơi đây nổi tiếng với những pho tượng "phối ngẫu tâm linh", tượng trưng cho sự giải thoát khỏi tâm trí nhị nguyên, tượng trưng cho sự hợp nhất giữa từ bi và trí huệ, tượng trưng cho sự hợp nhất của 2 Khí Âm và Dương trong cơ thể để Thần hoàn Hư. . . .Năng lượng gia trì rất mạnh và rất đặc biệt. Luyện công ở đây rất hiệu quả. Mặc dù biện pháp an ninh được tăng cường khắp nơi gây khó chịu cho du khách. Mặc dù các vị Lạt Ma ở đây, ngày nay đều là Lạt Ma quốc doanh. Mặc dù tu viện, đền chùa. . .đều nhằm kinh doanh du lịch. Nhưng nếu thật sự nhận được gia trì lực của chư vị thiêng liêng. Dụng tâm giao tâm, không chấp tướng, hành giả vẫn hành công đầy hiệu lực trong Phật trường của các khu di tích.)

 

Dụng cụ chữa lửa ở tu viện Samye / Tây Tạng /7/2012

(Tây Tạng đang rối ren vì những cuộc tự thiêu của các Lạt Ma đòi độc lập cho vùng đất này. Bởi vậy trước các cửa chùa, đều có sẵn bình chữa lửa, dụng cụ chữa cháy. Có nơi còn để sẵn xe chữa lửa túc trực ngày đêm. Ngoài ra chùa nào cũng có lính đi tuần với súng, dùi cui và khiên.)

>>>>>>>

Luyện cộng ở mật thất Thanh Bộc Động /Tây Tạng /7/2012:


Con đường đèo nguy hiểm lượn qua những đỉnh núi cao trên 5.000m

 

Thảo nguyên mênh mông nằm bên bờ con sông Nha Lung /Tây Tạng /7/2012


Thung lũng tâm linh biến thành bến xe và quán ăn / Thanh Bộc / Tibet /7/2012

(Trước chùa Hạ Thanh Bộc Động, xưa kia là một thung lũng đẹp tuyệt vời, với bãi cỏ xanh rờn, suối róc rách lòn qua khe đá, những cái pháp luân quay bằng nước lấp lánh ánh mặt trời và những chú trâu Yak, dê núi  gặm cỏ bên cạnh các bảo tháp màu trắng, đỉnh bằng đồng, vươn thẳng lên trời cao. Bây giờ người Trung Quốc đến và lấp thung lũng, làm thành cái bến xe với các quán ăn, nhà nghĩ để làm du lịch. Môi trường tâm linh cũng vì thế mà bị ảnh hưởng nặng nề. Ngành du lịch của Trung Quốc đã và đang biến Thanh Bộc Động cũng như mọi khu tâm linh khác của người Tạng thành bảo tàng và khu du hí ./ 7/2012)

Cổng chùa Hạ ở chân núi Thanh Bộc /Tây Tạng /7/2012

 

Cô gái Tạng bên lò đốt khói thơm / Thanh Bộc Động chùa Hạ / Tây Tạng/7/2012

 

Chúng tôi vừa niệm Phật hiệu, vừa giữ hơi thở điều hoà và bắt đầu leo lên Thanh Bộc Động. Đích đến là mật thất và chùa Thượng trên đỉnh núi linh thiêng.

 

Chùa Hạ/ Thanh Bộc, với bến xe, con đường đèo và công trình nhà nghĩ quán ăn đang mọc lên trên thung lũng tâm linh /7/2012


Đường lên Thanh Bộc Động / Tây Tạng /7/2012

 

Chùa Hạ nhìn từ sườn núi Thanh Bộc /Tây Tạng /7/2012

 

Đảnh lễ và nhận gia trì lực luyện công ở chùa Hạ thờ Tổ Liên Hoa Sanh, dưới chân núi, trên đường leo lên Thanh Bộc Động. Đây là ngôi chùa xưa kia Tổ Sư Liên Hoa Sanh đã cư ngụ và dạy đạo. Thanh Bộc Động cũng là nơi Tổ đã đấu pháp và chiến thắng đạo Bon.

 

Chùa Thượng trên núi Thanh Bộc. Chung quanh chỉ có đá già và những bụi gai nở hoa vàng trái đỏ. Rất nhiều chim và thú rừng chạy nhảy khắp nơi.

 

Leo lên chùa Thượng /Thanh Bộc /7/2012

 

Thanh Bộc động cao trên 5.000m, không khí loảng, độ oxy chỉ còn khoảng 30%. nên leo rất mệt. Phải đi thật chậm và giữ hơi thở điều hoà. Những người yếu phải dùng bình oxy. Thầy đi sau cùng để giúp đỡ những người già yếu, kém sức khoẻ. Khiến tất cả đều leo được lên tới đỉnh. Khi lên tới nơi, mọi người đã cùng Thầy nhận gia trì lực của Như Lai và chư Tổ luyện công ở mật thất và chùa Thượng- Thanh Bộc / 7/2012.

 

Mật thất trên đỉnh Thanh Bộc Động. Người Tạng cho rằng đây là nơi xưa kia Tổ Sư Liên Hoa Sanh đã cư ngụ và nhập định. Đây là nơi chúng tôi đã nhận gia trì lực của Tổ Sư và Như Lai luyện công thực hành đại thủ ấn (Mahamudra) / Tây Tạng / 7/2012

 

Hoa dại bên đương

 

Mật thất của một vị nữ tu nằm dưới kẹt đá và ngay trên bờ một vực thẳm sâu hun hút / Tây Tạng /7/2012

 

Mật thất của Tổ Liên Hoa Sanh nằm trên đỉnh cao vòi vọi làm bạn với mây trời / 7/2012

 

Thầy và mọi người nhận gia trì lực. Luyện công trong mật thất trên đỉnh Thanh Bộc Động / Tây Tạng /7/2012:

Sau khi thanh tinh thân tâm bằng thiền định Hành giả qua khế ấn phụng thỉnh (Mudra), mật chú (Dalani) và linh phù (Mantra). Nhận kênh năng lượng gia trì, hợp nhất với thể xác mình một cách tương thích, đồng bộ, toàn diện và bất nhị. Để sau đó phục sinh qua dạng Hoá Thân (Bodhisattva - Bồ Đề Tát Đoả). Các biểu thị qua hoá thân trong trường năng lượng của Như Lai gọi là :"có hành động làm mà không có người làm" hay là động tác vô ngã. Cho nên gọi là hành công hay tập luyện, thật ra là trời đất biểu thị qua ta, chứ không có Ngã nào tập luyện và Ngã nào dạy đạo cả. Kinh nhật tụng gọi là :"Năng lễ sở lễ tánh không tịch. Cảm ứng đạo giao nan tư nghì". Đó là pháp bất tư nghì không thể hiểu được bằng tâm trí nhị nguyên.

 

Gọi là hành công hay tập luyện, thật ra là trời đất biểu thị qua ta, chứ không có Ngã nào tập luyện và Ngã nào dạy đạo cả.

 

Như gió thổi và rừng trúc múa may theo chiều gió. Năng lượng khách quan của trời đất đang chảy, tự thích ứng với tình huống và tạo ra hiện tượng. Muốn hợp nhất với trời đất trong thế Thiện Địa Nhân đồng nhất. Hành giả qua thiền định làm rỗng Thân Tâm, buông xuôi toàn diện và triệt để. Khắc năng lượng đang biến dịch cũng làm cơ thể mình biến dịch theo thích ứng với tình huống. Như gió thổi và rừng trúc chuyển động theo chiều gió. Trên cao trăng sáng soi tỏ núi đồi. trăng sáng cứ sáng mà không hề cản trở sự chuyển động thuận tự nhiên của rừng trúc. Cũng vậy, tuy hành giả luôn tràn đầy nhận biết phi nổ lực gọi là bát nhã. Thế mà sự nhận biết này không hề cản trở sự thích ứng tình huống qua Đại thủ Ấn. Cái đấy nhà Thiền gọi là: "Tam mật tương ưng".

 

Luyện công tại chùa Thượng trên đỉnh Thanh Bộc Động. Nơi có tượng phối ngẫu tâm linh, tượng trưng cho sự hợp nhất hai luồng khí Âm và Dương trong cơ thể để Thần hoàn Hư.

 

Sau khi đảnh lễ Phật và luyện công. Chúng tôi chụp hình kỹ niệm trên đỉnh Thanh Bộc Động rồi xuống núi./Tây Tạng /7/2012

>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

3/ Đường lên thanh Bộc Động /Tây Tạng / 7/2012

Click here to play this video

>>>>>>

Một con Tạng Ngao đang chăn cừu trên thảo nguyên / Tây Tạng /7/2012

(- Này Cỏ May, khi đã thành cừu. Thì chỉ cần một con chó hung hãn cũng có thể chăn dắt một đám đông với tâm lý bầy đoàn.)

 

Bãi bồi bên bờ sông Nha Lung / Tây Tạng /7/2012

(Nước buồn cau mặt với tang thương

Mây hương gom về từ muôn hướng 

Cứu khổ trần gian nghiệp chướng trừ)

 

Bình minh trên sông Nha Lung / Zedang /Tây Tạng /7/2012

(Mặt trời lặn rồi mọc

Mây trôi mây cứ trôi

Núi ngồi nhìn sóng lượn

Vô Thường trôi trong Thường)

 

Trâu Yak là biểu tượng của dân Tạng / Lasha / Tây Tạng /7/2012

(Trẻ con Trung Quốc cưỡi trâu Yak Tây Tạng)

 

Uống Trà đi / Tây Tạng /7/ 2012

(Hề hề. . . .

Mang trà đi khắp thế gian

Tìm người tri kỷ tình tang tang tình )

 

Kỹ niệm ở Cung Điện Mùa Hè / Tây Tạng /7/2012

 

- Cụ ơi cung Potala phía sau kìa, sao cụ không chụp, lại giương máy lên trời thế?

- Hề hề. . . .Vì Cung Potala thật ở trên trời.

 

Ở cửa hàng vàng bạc đá quí /Tây Tạng/7/2012

( - Thưa cụ, tượng Phật và Bồ Tát nếu làm bằng vàng bạc; đá quí, thì có linh hơn làm bằng chất liệu rẽ tiền không?

- Có

- Tại sao thế?

- Tại vì quí nên mình ưa nhìn, do đó mà hỉnh ảnh từ bi trí tuệ của Như Lai sẽ tác động và làm thăng hoa chuyển hoá tâm thức mình.

- Còn nếu không chấp tướng thì thế nào?

- Hề hề. . .Khi cần bán đi, sẽ có số tiền kha khá để đi chơi. . )

 

Kỹ niệm ở nhà hàng / Lasha /Tây Tạng /7/2012

(Một vị Lạt Ma cũng vào khách sạn 5 sao và ăn mặn như mọi người.

- Đúng là chay tâm quan trọng hơn chay thức ăn

- Sao ông nói vậy?

- Hề hề. . . .nếu có người ăn chay mà ngủ mặn, hoặc ăn chay mà nghĩ mặn thì ông nghĩ thế nào?

- Chả nghĩ thế nào? Mình chỉ luôn thực hành điều mà bổn sư mình chỉ dạy. Nếu có điều kiện thi nên ăn chay, giữ các giới cấm của nhà Phật, tụng kinh, ngồi thiền và chăm hành thiện làm công đức.)

>>>>>>

Mời bạn xem phim:

4/ Luyện công trong bảo tháp của Bạch Vân Cư Tự (Phần 2) /7/2012

Click here to play this video

>>>>>>

Du ngoạn hồ Yamdrok-Tây Tạng /7/2012:

Chúng tôi rời Lasha khi trời còn chưa kịp sáng /7/2012


Xe chúng tôi chạy dọc theo sông Yalu hướng về phía các đỉnh núi cao hùng vĩ nằm lẫn trong mây.


Hai bên đường, những cánh đồng lúa mạch vàng ươm. Trời lạnh và khô /Tây Tạng/7/2012


Một xóm nhà Tạng nằm sát chân núi, nhà hình vuông, màu trắng, phân trâu Yak phơi trên  tường và chất đống trước nhà để làm chất đốt/ 7/2012

 

Bình minh trên sông Yalu /Tây Tạng /7/2012

 

Hai bên đường chúng tôi thấy rất nhiều tháp đá do người hành hương chất để cúng dường chư vị thiêng liêng /Tây Tạng /7/2012

 

Một khúc quanh ngẫu hứng của con đường đèo nguy hiểm đang lượn sát bên bờ vực thẳm.

 

Cừu, dê, trâu Yak. . . .đang yên lặng gặm cỏ trên những đỉnh núi cao hùng vĩ

 

Người Tạng gọi con đường đèo này là đường lên Trời.

 


Đỉnh đèo Gampa. Đây là vị trí ngắm hồ Yamdrok đẹp nhất /7/2012


Hồ Yamdrok /Tây Tạng /7/2012

(Hồ Yamdrok  là một trong ba hồ thiêng lớn nhất tại Tây Tạng . Hồ có chiều dài 72 km. Diện tích bề mặt hồ là 638 km2 . Cao độ bề mặt 4.441 m. Bao quanh hồ là các ngọn núi phủ tuyết trắng và hồ được cấp nước từ nhiều con suối nhỏ. Hồ có một dòng nước thoát ra ở cực phía tây. Khoảng 90 km về phía tây của hồ là Gyantse, còn thủ phủ Lasha nằm cách hồ hàng trăm km về phía đông bắc. Theo thần thoại địa phương, hồ Yamdok là do một nữ thần biến thành)

 

Kỹ niệm ở hồ Yamdrok /Tây Tạng /7/2012

 

Ngồi chơi bên Tạng Ngao trên đỉnh đèo Gampa, phía sau là hồ Yamdrok (hồ Ngọc Bích) / 7/2012

 

Cưỡi trâu Yak rong chơi khắp Miền Đất Phật / 7/2012

 

Rong chơi trên đỉnh đèo Gampa. Phía dưới vực sâu là hồ Yamdrok / Tây Tạng /7/2012

>>>>>>>>>>

Tham quan sông băng Tây Tạng /7/2012:

Sông băng trên đỉnh đèo cao lộng gió. Dưới ánh nắng vàng tươi, đỉnh núi tuyết đang tan ra, chảy thành nhiều con suối nhỏ. Các con suối hợp lại dưới thung sâu thành sông băng. Cảnh đẹp mê hồn, hùng vĩ và thơ mộng quá./ 7/2012

 

Kỹ niệm bên sông băng Tây Tạng /7/2012

>>>>>>>>>

Luyện công trong mật thất trên đỉnh bảo  tháp Bạch Vân Cư Tự / 7/2012:

Bảo Tháp của Bạch Vân Cư Tự là một nơi rất linh thiêng. Đường đi lên đỉnh tháp bằng cầu thang xoắn ốc. Ngang qua những căn mật thất thờ các vị Thánh Mẫu, Tara, Dakini, chư Bồ tát và chư Phật. Tầng dưới nhất thờ chư Tổ . Tầng cao nhất thờ đức Phật Tỳ Lô Giá Na và đây chính là một Mandala của Ngũ Trí Như Lai, gọi là Kim Cang Mandala vì có thờ các vị Kim Cang Thần là hoá thân của Như Lai và Thánh Mẫu. Chúng tôi theo Thầy nhận điển quang gia trì xoay người đi lên cầu thang. Ngang qua mật thất nào lại vào đảnh lễ luyện công với năng lượng gia trì của chư vị ấy và kỹ thuật tam mật tương ưng của Đại thủ Ấn (Mahamudra). Chư vị thiêng liêng dạy đạo qua kỹ thuật Mudra, Dalani và Mantra. Việc xảy ra trong trạng thái nhận biết tỉnh giác, nhưng buông xuôi để Phật lực biểu thị tự nhiên, trang nghiêm và thanh tịnh. Khi đã luyện công lên đến tầng chót. Chúng tôi định quay xuống thì vị Lạt Ma phụ trách bảo tháp đến nói với đoàn là ngài mời chúng tôi lên tằng cao nhất để luyện công. Tầng này luôn khoá cửa. Nhưng ngài sẽ mở cửa cho chúng tôi vào đảnh lễ hành công vì thấy chúng tôi thực hành được Đại Thủ Ấn. Mật thất này thờ các linh tượng phối ngẫu tâm linh và các linh phù bí mật của Mật Tông Tây Tạng. Nơi đây có một bàn thờ nhỏ thờ Thánh Mẫu và là nơi duy nhất trong bảo tháp này có bát hương. Vị Lạt Ma đốt hương đưa cho Thầy và mời Thầy ngồi vào phiến đá ở góc động để luyện công. Ngài niệm chú và cung kính đảnh lễ khi thấy Thầy nhận gia trì lực hiển thị tam mật tương ưng. Khi thầy hành công xong. Chúng tôi cùng Thầy đi nhiểu phật 5 vòng trên tầng áp mái của bảo tháp trước khi quay trở xuống.

Cúng dường khăn hata cho chư vị thiêng liêng .

(Giao tiếp với thế giới tâm linh huyền bí là ước vọng nghìn đời của con người)

 

Vào định. Giao hòa năng lượng. Nhận gia trì lực. Hiển thị Đại thủ Ấn qua tam mật tương ưng để học đạo / Mật thất bảo tháp Bạch Vân Cư Tự/ Tây Tạng / 7/2012

 

Vị Lạt Ma phụ trách bảo tháp đốt hương đưa cho Thầy và mời Thầy ngồi vào phiến đá ở góc động để hành công. /Tây Tạng/ Bạch Vân Cư Tự /7/2012

 

 

Tam mật tương ưng qua đại thủ ấn.

 

Hoá thân hành công trong trạng thái nhận biết và thuận tự nhiên, nên gọi là : "Có hành động làm mà không có người làm"

 

Mật thất thờ các linh tượng phối ngẫu tâm linh và các Mantra của Mật Tông đại thừa Tây Tạng /7/2012

 

Năng lễ sở lễ tánh không tịch

Cảm ứng đạo giao nan tư nghì

(Mật thất Bạch Vân Cư Tự /Tây Tạng/7/2012)

>>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

4/ Luyện công trong mật thất chùa Bạch Vân Cư Tự /Tây tạng /7/2012

 

Click here to play this video

>>>>>>>

Thực hành Tam Tự Liên Hoa Sanh tại đỉnh non thiêng Thanh Bộc Động- Tây tạng /7/2012

Trong hang đá, trên đỉnh non thiêng Thanh Bộc ở Tây Tạng. Nơi xưa kia Tổ Sư Liên Hoa Sanh đã cư ngụ và dạy đạo. Chúng tôi nhận gia trì lực để hành công. Bằng kỹ thuật Đại Thủ Ấn (Mahamudra). Biểu thị qua Tam Mật Tương Ưng. Chúng tôi thực hành Tổng Trì Chân Ngôn Um A Hum. Bài tập còn được gọi là :Tam Tự Liên Hoa Sanh.

Click here to play this video

>>>>>>>>>