Blogs

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.
Browse Blogs in Vân du
Blog Posts
Tây du ký 2010 8
Về miền đất Phật 103
  • Về miền đất Phật

    Dấu chân trên cát nóng

    • 0 Comments

    Ta như hạt cát trên đồi Nam Cương
    Mãi đi hoang trong cõi vô thường
    Ngày lại ngày
    Ta bay theo gió muôn phương
    Gượng lấp đầy những dấu chân kỷ niệm
    Em như dấu chân trên cát nóng
    Dấu tình yêu nhạt dần trong bóng cô liêu

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 / - Bồ Đề Đạo Tràng - Hang Khổ Hạnh - Đền Sujata

    Này Ananda, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Thế nào là bốn?

    "Ðây là chỗ Như Lai đản sanh". Này Ananda, đó là thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

    "Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

    "Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

    "Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

    Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: "Ðây là chỗ Như Lai đản sanh", "Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác", "Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", "Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn".

    Này Ananda, những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên. -  (Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn, Mahàparinibbàna sutta - Trường Bộ 16)

    Vâng lời dạy của Ngài, Ngày mai chúng tôi theo Thầy hành hương về miền đất Phật. Lần này đi Ấn Độ, theo vết chân Như Lai, để chiêm bái, đảnh lễ và thông công học đạo với Phật với chư A La Hán và chư Tổ. . . .

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Nalanda - Trúc Lâm Tịnh Xá -Thể nhập Mandala Linh Thứu sơn


    Vài nét về Thánh tích Nalanda

    Nālandā là tên của một trường đại học xưa cổ tại tiểu bang Bihar, India. Nalanda nằm cách thủ phủ Patna của Bihar 55 dặm về phía đông nam. Nalanda là trung tâm giáo dục của Phật giáo vào năm 427 đến 1197 sau công nguyên.

    Được thành lập vào thế kỷ thứ 5 BC, Nalanda được xem như là một trường đại học có mặt sớm nhất trên thế giới. Đức Phật được tin tưởng rằng đã viếng thăm Nalanda trong nhiều lần. Đệ tử nổi tiếng của Đức Phật là Ngài Xá Lợi Phất đã sanh ra ở đây và cũng đã tịch tại nơi này. Một vài phần của Nalanda được xây dựng bởi hoàng đế Mauryan là Asoka (ví dụ như  Tháp Sariputta); một phần do hoàng đế Tamil là Rajaraja Chola. Đế chế Gupta cũng góp một phần vào việc xây cất các tu viện. Nalanda rất gần Rajgir (thành Vương Xá ngày xưa). Vào thế kỷ thứ 3 BC, Nalanda đã trở nên liên quan đến chư Tăng và Học giả, Họ tập hợp về đây cho sự thảo luận và trao đổi Phật học, và cũng vào thế kỷ thứ 5 BC một Tu viện khổng lồ được thiết lập dưới triều đại Gupta.

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Tháp Đại Bát Niết Bàn - Tháp Trà Tỳ - Nơi Phật giảng bài kinh cuối cùng -


    (Kỷ niệm trước Mộ Phật ở Câu Thi Na/Ấn Độ/3/2010)

    Thế Tôn nhập Niết bàn

    Suốt thời gian đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài đã vân du  khắp vùng đồng bằng của thung lũng  sông Hằng, rày đây mai đó khất thực để sống qua ngày và tạm dừng lại nghỉ ngơi suốt ba tháng mùa mưa.

    Một ngày kia, ông A-Nan đang ngồi thiền bỗng thấy đất rung động. Ông bèn hỏi  đức Phật vì duyên cớ gì mà đất động như vậy. Đức Phật dạy rằng trong số các nhân duyên làm cho đất chuyển động, có một nhân duyên là khi đức Như Lai sắp nhập Niết-bàn. Khi ấy tại điện thờ Capala, thành Vaishali (Tỳ-xá-ly), đức Phật đã tuyên bố với Ananda cùng đại chúng Tỳ-kheo ba tháng sau sẽ nhập Niết-bàn tại rừng cây sa-la thuộc thành Kushinagar (Câu-thi-na):

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Tham quan, đảnh lễ, luyện công ở Lâm Tỳ Ni - Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự / Népal /3/2010

    (Luyện công tại gốc cây Bồ Đề linh thiêng ở Lâm Tỳ Ni)

    Để thuận đường xe, chúng tôi sang Népal viếng Lâm Tỳ Ni, nơi đức Phật đản sanh trước, sau đó mới quay về Ấn Độ, đến Vườn Lộc Uyển là nơi đức Phật chuyển pháp luân lần thứ nhất sau.

    Trong cái nắng chói chang, biên giới Ấn-Népal đầy bụi mù với đủ loại xe. Phòng làm thủ tục xuất nhập cảnh của Ấn nhỏ xíu và lượm thượm như một cửa hàng bán lẻ tạp hóa. Người chờ quá đông, mà mấy ông bụng phệ râu mép xoăn cứ tà tà. . . .đúng là thiền nơi công sở. May mà lần này có Cty Du lịch lo giùm nên chúng tôi không bị cực như mấy lần trước tự đi bụi. Công an biên phòng hai bên mặc quân phục mang súng dài như sắp có đánh nhau. Quạ kêu quàng quạc bay đầy trời, rồi sà xuống mấy đống rác bên vệ dường kiếm ăn. Một cửa hàng bán sửa chua đông ngẹt khách. Mấy cô gái Hồi Giáo mặc đồ đen che mạng kín mặt chỉ ló 2 con mắt, đi lẩn với phụ nữ Ấn mặc xari xanh đỏ, với vết son giửa trán. Trong đám xe cộ bóp còi inh ỏi và bụi  bay mù mịt. Một đoàn Tây ba lô mang vác thật nặng đang qua cửa khẩu, lầm lủi đi về phía Népal chắc là để leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới. . . .Nhớ lần trước đi bụi. Tụi này cũng định mò đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, nhưng tiền qua trạm, tiền camera, máy chụp hình và thuê người dẫn đường quá tốn kém nên đành thôi.

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Thăm chùa Kiều Đàm Di tại Vaishali - Luyện công ở Tháp Xá Lợi Phật - Tham quan sông Hằng

    (Thả hoa đăng cầu nguyện trên sông Hằng)

    Chúng tôi theo Thầy đến Vaishali (Tỳ Xá Ly), nơi mà trong kinh điển thường gọi là Thành Quảng Nghiêm, đó là một thành phố nằm giữa Câu Thi Na và Vương Xá. Tỳ Xá Ly là một thành phố diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong buổi đầu của Phật Giáo, hiện nay là thành phố Basarh, cách tiểu bang Patna (xưa kia vốn là Pataliputra, tức là Hoa Thị Thành) khoảng 20 cây số về phía Tây Bắc, nằm giữa sông Hằng và rặng Tuyết sơn.

    Quê hương của Phật. Nhưng dân Ấn đa số lại theo Ấn giáo. Ngày nay nhờ giao thông phát triển và du lịch đem lại nguồn lợi to lớn nhất là du lịch tâm linh. Nên trên đất Ấn giáo đã có cơ hội xuất hiện hàng loạt chùa Phật giáo, nhất lại tại tứ động tâm: Nơi Phật sinh ra (Lâm Tỳ Ni). Nơi phật thành đạo(Bồ Đề Đạo Tràng). Nơi Phật chuyển pháp luân lần thứ nhất (Vườn Lộc Uyển) và nơi Phật niết bàn (Câu Thi Na).

  • Tây du ký 2010

    Tây Dy Ký 2010 - Luyện công ở Vườn Lộc Uyển

                      (Tháp Chaukhandi)

    . . . . .Cái mới và cái cũ đã gặp nhau ở đây! Bảo thủ và cấp tiến đã gặp nhau ở đây! Theo lối mòn và độc lập tư duy có kế thừa đã gặp nhau ở đây! Sự cọ xát, cuộc chiến yên lặng giữa sức sống mới và cái sáo mòn lỗi thời không hiệu lực đã xảy ra ở đây, tại chỗ này, làm rung chuyển tam thiên đại thiên và vũ trụ nhân sinh cho đến tận hôm nay!

    . . . . . .Cái vĩ đại nhất của ngài là đã chiến thắng được sự lôi kéo của "Quan niệm đám đông". Con người thật trong Thái Tử Tất Đạt Đa đã vươn lên chiến thắng "Con người xã hội" để độc lập tư duy tìm chân lý. Trong khi đám đông cam chịu làm con trâu đi sau cái cày của những bậc Thánh nhân. Thì Thái tử Tất Đạt Đa đã là con người tự do tự đi theo chiều hướng của chính tự thân mình, không ngại những áp lực của xã hội, của đám đông muốn gò mình vào những khuôn mẫu lạc hậu chỉ còn vang bóng một thời!

    . . . . . .Mô Phật, bài học từ nghìn năm qua bây giờ đang sống lại trong tôi. Kiều Trần Như của bây giờ là gì? Như Lai của bây giờ là gì? Phải biết cái nào là kế thừa có chọn lọc và cái nào cần phải độc lập suy tư tiến lên tự mình đốt đuốc cho mình đi. Phật tại Tâm, ngoài Tâm không có Phật! Vậy, trong tâm mình cũng đang có Kiều Trần Như và cũng đang có Phật. Hãy nhận biết tỉnh giác và hãy để cho Kiều Trần Như của mình xuất gia với vị Phật tại tâm mình nếu không muốn thành con vẹt hay thành người mù sờ con voi chân lý!

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Tham quan chùa hang Ajanta

    . . . . .Tổ hợp chùa Hang Ajanta nằm trên lưng chừng dãy núi đá hình móng ngựa nhìn xuống một cái vực sâu. Hôm chúng tôi đến nơi đây, cao nguyên Deccan vào mùa khô. Sông Waghora nằm dưới đáy cái vực sâu trước chùa, cạn khô trơ đá sỏi. . . Cây cối rụng lá tiêu điều và ánh nắng chói chang như thiêu như đốt. Nhen sóc, khỉ, quạ, chim chóc, gà rừng lang thang trong khu rừng thưa đầy cọ và cây chà là để kiếm ăn. Trong tiếng gió thổi ào ào qua núi đá và tiếng quạ kêu buồn bả trên non, có tiếng cười, tiếng nói, tiếng trầm trồ thán phục của khách nhàn du. . . . Du khách rất đông, người nước ngoài và người bản xứ, toàn những người đến đây để xem cái hoành tráng của dãy núi đá khổng lồ đã được sức người đục rỗng ruột thành hang, thành chùa, với vô số cột, vô số tượng, vô số tranh tường, vô số phù điêu tinh xảo diễm lệ. Khắp nơi người ta đến đây chỉ để xem, chỉ để trầm trồ, chỉ để du hí. Còn chẳng thấy ai tu, chẳng thấy ai biết là chùa làm để tu chứ không phải để xem chơi. . . .

    Mô Phật, khi đến đây, trong tôi cái buồn nơi đất Phật chẳng giảm đi mà lại còn tăng lên!

    Than ôi! Giáo pháp Như lai và Phật giáo ngày nay chỉ để làm du lịch kiếm tiền sao?!

    Tôi lặng lễ đảnh lễ Như lai và chư Bồ tát, rồi âm thầm đi một mình men theo các hàng cột ngã bóng tối lờ mờ. Tay tôi không sờ vào đá. Nhưng cái lạnh chạy khắp châu thân. Tôi rùng mình khi chợt nhận ra, cái trò biến cái phải tu cái phải học, thành cái chỉ để xem chơi chỉ để mua vui, thì vừa kiếm được khối tiền mà lại được tiếng là hoằng dương chánh giáo. . . .haha. . .ha. . .!

    . . . . .

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Luyện công ở Hang Ellora - Rong chơi MumBai - Trên đường thiên lý / Ấn Độ/ 5/2010

    . . . .Nếu hồn đá biết nói thì hãy trả lời cho ta. Phải chăng chân lý là cái đẹp thuần khiết. Còn cảm nhận cái đẹp này khác nhau là việc của tôn giáo ?! Chúng tôi luyện công tại một hang của Phật giáo. Tôi không nhớ là hang số mấy. Rất rộng, vòm điêu khắc rất đẹp. Hai bên có hai hàng cột lớn đở trần đá. Hai dãy phòng tăng nằm dọc hai bên. Cuối hang là tượng đức Thích Ca  Mâu Ni Phật thật lớn đang ở tư thế ngồi thỏng hai chân trên bệ, tay kiết ấn chuyển pháp luân, không mặc y, nét mặc ngài trầm tư đang vào thiền định. Trần nhà và trên tường, phù điêu Phật và Bồ tát rất nhiều, điêu khắc sinh động rất có thần. Chúng tôi vào định, thông công nhận điển quang gia trì, đảnh lễ Như Lai, chư Bồ Tát và Hộ Pháp rồi bắt đầu hành công. Bên ngoài trời nắng chang chang, nhưng trong động mát mẽ và hơi lành lạnh. Trong ánh sáng mờ ảo, tượng Phật và Bồ tát như chập chờn chuyển động. Hoa sen đá và các linh vật như từ ngàn năm ngủ quên đang giật mình sống dậy. Điển quang chạy rần rần toàn thân. Đại Thủ Ấn hiển thị qua tam mật tương ưng. Chung quanh tôi, vách đá ngàn năm như từng đợt co thắt lại rồi nở ra nhịp nhàng. Tôi thấy mình như thai nhi đang ngồi trong bào thai của người Mẹ Vũ Trụ. Đá thở nên mình thở, đá nhận năng lượng của Như Lai rồi chuyền qua tôi, đá chuyển động nên mình chuyển động, đá yên lặng mỉm cười nên hài nhi yên lặng mỉm cười. Ôi, linh hồn của đá đang hợp nhất với linh hồn của tôi và tôi múa cùng điệu múa với chư Thần linh trên vách đá. . . .Rất nhiều vị huynh được linh tượng đức Phật Thích Ca hút kéo vào áp đầu vào chân của ngài để nhận gia trì lực. Trước khi kết thúc buổi luyện công ở Hang Ellora, chúng tôi cùng Thầy đi kinh hành chung quanh tường và chung quanh linh tượng của đức Phật Thích ca Mâu Ni. . . .

     

  • Về miền đất Phật

    Vết chân trên cát

    • 0 Comments

    Hề hề. . .

    Viết chơi hơi đâu tìm ý nghĩa

    Đi chơi hơi đâu tìm mục đích

    Quay lại nhìn vết chân mình mờ dần trên cát

    Gió sẽ làm mọi vết chân biến mất

    Cũng vậy

    Gió nghiệp sẽ xóa mọi sự tan đi trong cõi vô thường.

    Đồi cát mênh mông và buồn thiu. Xương rồng đầy gai nhọn. Tôi đi trong gió lộng. Tiếng cười trẻ thơ làm khung trời mở rộng. Hạt cát khô cằn bay về phía mặt trời và điệu múa của gió làm trần gian lọt thỏm vào thiên đàng sâu hun hút, rỗng và đầy tiếng sấm.

    Tôi đi, gió thổi cát bay xóa nhòa dấu chân.

    Nhưng con diều tuổi thơ bay trên bầu trời để lại dấu vết ngàn năm không xóa được.

  • Về miền đất Phật

    Luyện công Hòn Bà-Nha Trang, kỷ niệm ngày chinh phục đỉnh núi thiêng Tu Di Sơn (Kailash-6.700m)

    • 0 Comments

    Bình minh dát vàng mặt suối. Nước lòn qua khe đá róc rách. Gió thổi ào ào khiến sườn núi chung quanh cồn cào như sóng trên đại dương. Lòng con suối là những phiến đá khổng lồ bằng phẳng, trên đó ngẫu hứng những lỗ chân voi. Tiếng hải triều âm như từ lòng đất dâng lên. Rồi Trường Sơn âm vang và đồng vọng. Gió núi mang nó đi xa, la đà trên mặt Hồ Suối Dầu, rồi đọng lại nơi muôn vạn con tim đang căng tràn nhựa sống.
    Không phải từ cái miệng đến lỗ tai, mà từ con tim đến con tim.
    Không phải sự sùng kính, niềm tin hay lý trí. Mà là con đường của đồng cảm và buông xuôi.
    Ha ha. . . .ha. . .
    Sự huyền diệu đâu để bán rao hay quảng cáo. Nên những lời nói nầy khác gì nước suối chảy phát ra tiếng kêu. Hương vị của trời đất tự mình nếm và tự mình cảm nhận. Sao lại muốn diễn tả cái ngon nầy cho thiên hạ biết chứ?!