Nhân duyên đọc được bài Du Xuân Canh Dần của LAICHAU, đọc tới đâu tôi lại nhớ lại trong suốt mấy năm 1993 - 1996 được theo Thày đi những nơi này, những kỷ niệm khong bao giờ quên.

Tới chùa Đồng Yên Tử, tôi thấy tiếc nuối. Tiếc nuối vì chùa ĐỒng ngày nay ồn áo, nhốn nháo, xô bồ, không còn sự tĩnh lặng, thanh bình như chùa Đồng trước đây. Chùa Đồng trước đây thực ra chỉ là 1 bãi đất trống, có 2 phiến đá bằng phẳng, và trên đó chỉ có 1 tháp nhỏ bằng Đá, rất tĩnh lặng. Lên tới đây ta có cảm giác Đất - Trời và con Người hoà quyện với nhau. Theo duyên tôi hiểu thì khi Vua Trần lên tới đây để tu luyện, Ngài cảm nhận được Thiên - Địa - Nhân hợp nhất, nên Ngài đặt tên là chùa Đồng với dụng ý sự Hoà Đồng giữ Đất - Trời và con Người chăng. Nay do chúng ta có ý nghĩ  "thực dụng" quá, nên mọi người nghĩ rằng chùa Đồng thì tức là chùa cổ được làm bằng Đồng, nên cẩu lên đó 1 ngôi chùa bằng Đồng tính tới nay được vài tuổi. Thật tiếc. Đâu còn cảm giá Hoà Đồng khi lên chùa Đồng ngày nay nữa.

Tôi còn nhớ năm đầu tiên đi, nên tới chùa Đồng, Thày ngồi trên phiến đá phát công, chúng tôi ngồi quanh dưới đất đề tập. Trời nắng to, ai nấy đều phải đội mũ, đội áo để tập. Có chị Phương, do vô tình trong khi tập, tay đập vào chuông cổ (mẻ) kêu coong coong. Ai dè chỉ vài phút sau, mây mù kéo đến, trời đổ mưa ào cái, ai nấy ướt hết, nhưng đều thấy vui vẻ vì được đón nhận 1 điều thú vị. Kể từ năm đó trở đi, năm nào chúng tôi lên Yên Tử với Thày, gõ chuông, đều có mưa xuống. Nay khung cảnh Chùa Đổi khác, có lẽ sẽ ít người được đóng nhận điều thú vị này.

Nhân đây gửi tới quí vị 2 bức ảnh tôi còn lưu được chụp năm 1995, sau khi TT Khí Công Dưỡng Sinh Việt Nam đầu tiên được thành lập tại Hà Nội, Thày dẫn chúng tôi đi Yên Tử để cùng chung vui. Trong ảnh sẽ thấy tháp chùa Đồng cũ bằng Đá rất nhỏ, không giống với những gì mà mọi người đang nhin thấy bây giờ.