Thấy bài này có tác dụng tự nhắc nhở tôi và hữu ích nên tớ post lại vào nơi đây để chia sẽ cùng chư huynh.

Liệu Trình A - Phần C - Nghỉ ngơi tích cực

         BÀI THAM KHẢO SỐ 2:

                                                        (Bài giảng của Già Năm/ Ba Gàn ghi lại được ở sân tập KCDS)

-       Xin chào chú Ba Gàn

-       Xin chào cụ. Thưa cụ tôi đã có băng tập có tiếng phát công của cụ rồi. Tôi cũng đã tập qua liệu trình A/KCDS rồi. Tôi đã làm chủ khí và tập Dịch Cân Kinh với Cân Bằng Nước ở mọi tư thế mà không bao giờ làm rơi ly nước. Vậy xin hỏi cụ bây giờ tôi có thể tự tập KCDS ở nhà qua băng của cụ được không?

-       Được

-       Tôi có thể hướng dẫn người nhà của tôi cùng tập để tăng cường sức khỏe và tự điều trị thân bệnh cùng tâm bệnh hay không?

-       Này Chú Ba, khi ấy chú phải Giám Thiền cho người mới tập để họ không tập sai.

-       Thưa cụ, tôi phải làm thế nào?

-       Để hoàn thành tốt việc giám Thiền. Ông nên lưu ý mấy điểm sau:

1.    Phải đứng ở phía đối diện, để có thể nhìn vào mặt và toàn thân người tập. Tuyệt đối không được đứng sau lưng, sẽ không quan sát được trạng thái vẻ mặt của người tập. Phải đứng ở vị trí có thể nhìn bao quát toàn bộ phạm vi khu vực mình phải theo dõi giám sát.

2.    Không cần đi lại nhiều trong khu vực học viên đang hành Thiền để tránh làm học viên mất tập trung.

3.    Nhất thiết luôn mở âm thanh băng tập hoặc nhạc Thiền nhỏ. . .thật nhỏ. . .chậm rãi thanh thoát. Tuyệt đối không mở âm thanh quá lớn, quá nhanh làm kích phát tâm lý và làm học viên mất Tịnh.

4.    Tuy là sử dụng băng tập của Thầy và nhạc Thiền, nhưng lớp tập phải có tính Tịnh, điều hòa, nhàn hạ ung dung thì hiệu quả sẽ lớn. Còn nếu mở âm thanh quá lớn, học viên tập quá mạnh, gây tiếng động nhiều thì hiệu quả sẽ kém đi.

5.    Băng tập giải tỏa stress của Thầy là băng chuyên biệt, chỉ sử dụng một lần duy nhất trong suốt liệu trình A. Còn về sau thì thỉnh thoảng mới dùng, không nên lạm dụng băng tập này.

6.    Chỉ theo dõi giám Thiền, giúp đỡ học viên duy trì trạng thái chánh niệm tỉnh giác, hành công đúng phương pháp mà thôi, chứ không cần trợ công cho ai cả. Băng phát công của Thầy có Phật lực, tự nó sẽ làm người kia đắc khí. Vì khi trợ công thì sẽ gây tiếng động làm những người chung quanh mất tập trung và sẽ không bao quát hết toàn bộ khu vực mình phụ trách, khiến sai sót có thể xảy ra. Không nên biến sân tập thành nơi phô diễn công năng của mình.

7.    Khi phát hiện học viên tập sai, thì nhẹ nhàng đến gần nói nhỏ vào tai họ cách điều chỉnh. Không nên bắt ấn, vẽ phù, giả giọng Thầy để can thiệp.

8.    Trước khi tiến đến học viên tập sai để điều chỉnh họ, vị huynh giám Thiền cần phải giữ Tịnh, thư giãn, an lạc, tát bà ha và dùng ái ngữ. Tuyệt đối không quát nạt, lớn tiếng hay hiển thị các động tác tâm linh khiến có thể kích phát học viên đang có điển.

9.    Trước khi can thiệp để điều chỉnh trạng thái hành vi và điển quang của người tập, vị huynh giám Thiền cần phải chấp tay đảnh lễ học viên. Sau khi can thiệp xong và học viên đã tái lập chánh niệm tỉnh giác, đã tập đúng phương pháp, trước khi đi chỗ khác, vị giám Thiền cũng phải chấp tay đảnh lễ học viên ấy. Các trường hợp học viên tập sai gồm có:

-       Tập quá mạnh, quá nhanh

-       Rối loạn động tác

-       Động tác không trang nghiêm thanh tịnh

-       Động tác nhiễm tham dục.

-       Nét mặt nghệch ra, lạc vào vô thức.

-       Động tác không thư giãn (khinh) và điều hòa (an) mà ra gân và hấp tấp.

-       Ra mồ hôi nhiều, nét mặt căng thẳng đầy cố gắng, không ung dung nhàn hạ.

-       Các biểu thị giải tỏa stress (khóc, cười. . .) biểu thị ra bên ngoài, không tự tiêu dung được bằng cách thở an lạc.

-       Có hành động bất thường không đúng qui định và trình tự của buổi tập.

-       Khi tập Dịch Cân Kinh động tác thiếu đồng bộ, thiếu toàn diện. . .v.v. .

Khi nói vào tai học viên, vị giám Thiền chỉ bảo niệm Pháp đối trị mà không được nói điều gì khác để học viên sinh loạn tâm. Thí dụ học viên tập quá mạnh quá nhanh. Thì Giám Thiền chỉ bảo vào tai họ là niệm liên tục: "Tôi xin tập chậm lại. . .tôi xin tập chậm lại. . "

Nếu đã can thiệp nhắc nhở nhiều lần mà học viên vẫn tập quá mạnh quá nhanh hay rối loạn động tác, thì vị Giám Thiền nhất thiết phải cho học viên ấy ngủ khí công và sau đó ngừng tập. Hôm sau khi tập phải đặt ly nước trên đỉnh đầu người này. Nếu người ấy làm rơi đổ ly nước thì phải lạy sám hối. Nếu làm rớt ly nước ba lần thì học viên ấy không được tập tiếp. Các ngày về sau cũng vậy, cho đến khi nào học viên ấy luôn duy trì chánh niệm và tỉnh giác suốt buổi tập qua biểu thị không làm rơi ly nước.

Các chỉ tiêu mà vị Giám Thiền cần phải  theo dõi để giúp học viên tập đúng là:

  • Nét mặt của học viên phải luôn phẳng lặng như mặt nước hồ thu, nụ cười an lạc luôn nở trên môi.
  • Tay chân học viên phải luôn chuyển động chậm. . .thật chậm, nhẹ. . .thật nhẹ. . .điều hòa, không trọng lượng và không co giật.
  • Lưng của học viên phải luôn thẳng mà thư giãn.
  • Học viên mới học liệu trình A, tay không được hiển thị khế ấn.
  • Hơi thở phải luôn nhỏ, nhẹ, chậm, dài, sâu, không có tiếng động và không rối loạn.
  • Khi học viên bắt đầu đắc khí, thì phải đặt một ly nước trên đỉnh đầu để giám Thiền họ. Nếu họ rối loạn động tác hay lạc vào vô thức bản năng, thì ly nước sẽ rơi xuống đất.
  • Khi ly nước rơi xuống đất, thì vị huynh Giám Thiền đề nghị người tập phải lạy sám hối ba lạy. Sau đấy đặt ly nước khác trên đỉnh đầu để tập tiếp. Nếu trong buổi tập học viên nào làm rớt ly nước ba lần thì phải ngừng tập, cắt khí, và lạy sám hối với câu niệm: "Đệ tử xin thành tâm sám hối về lỗi mất trang nghiêm thanh tịnh và lỗi đã lạc vào vô thức bản năng"
  • Sau này học viên nào tập toàn thân mà không bao giờ làm rơi ly nước thì mới được tự thụ khí hành công một mình. Còn trước đấy nhất thiết phải hành công dưới sự giám sát của vị Giám Thiền.
  • Khi học viên nào có biểu thị giải tỏa stress thì vị Giám Thiền phải đến nói vào tai họ : "Niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật và trụ tâm vào danh hiệu Phật cho đến khi các biểu thị giải tỏa stress chấm dứt". Nếu học viên không phải là Phật tử thì bảo họ áp dụng cách thở an lạc để tiêu dung các cảm thọ ấy đi không để hiển thị ra ngoài.
  • Chỉ hướng dẫn học viên tập KCDS để tăng cường sức khỏe và tự điều trị bệnh. Còn việc dạy đạo và hướng dẫn tu giác ngộ là của chư Tăng, Ni, không phải của mình.

Chú ý: Trong giai đoạn làm công tác giám Thiền, các vị huynh nhất thiết phải ăn chay trường, ly dục, ít nói, giữ định và giữ giới, sống chánh niệm và tỉnh giác.