1/ Thăm động Vân Trình và núi Dục Thúy/ Ninh Bình/2/12/2010

Động Vân Trình nằm trong núi Mõ thuộc xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan. Động nằm trong một quả núi cao hơn trăm mét. Cửa vào động ở lưng chừng núi, cao khoảng 40 m so với mặt đất. Chúng tôi xuống thuyền ở bến sông Hoàng Long rồi đi bằng thuyền theo Kênh Gà. Ngang qua làng Nổi để vào động.

Diện tích của động Vân Trình rất lớn, khoảng trên 4000 m². Vòm động chỗ cao nhất trên 100 m, sàn động có nhiều vân hoa độc đáo. Sâu vào trong động là giếng Rồng có nước tuôn từ dưới lên. Trong động có nhiều nhũ đá lấp lánh với nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau. Không khí trong động tương đối thoáng mát và dễ chịu.

Giá trị tâm linh hơn cả ở động Vân Trình là thạch nhũ bằng đá nhô lên hình "của quý" của người đàn ông, nằm đối diện với một lỗ nhỏ gọi là "cửa sinh". Những người hiếm muộn về đường con cái thường sờ tay vào và chui qua cửa đó để cầu may. Đã có thời gian dài hơn 100 năm cửa động bị vùi lấp (còn gọi là hang Lấp), vì vậy động Vân Trình không có nhiều dấu tích của các danh sĩ để lại. Nhưng từ năm 2001, động đã được mở và là một điểm đến rất hấp dẫn để các du khách trong và ngoài nước đến thăm quan tìm hiểu.

>>>>>

Chúng tôi đi thuyền theo sông Hoàng Long để vào động Vân Trình/ 2/12/2010

 

Thuyền đi ngang qua làng nổi Kênh Gà

 

Trên bến dưới thuyền. Dựa lưng vào núi đá vôi kỳ quái. Nằm sát mép nước 2 bên bờ sông Hoàng Long trong xanh.  Làng nổi Kênh Gà đẹp và thơ mộng như một bức tranh thủy mặc

 

Đường vào động Vân Trình/Ninh Bình

 

Cảnh quan bên ngoài động

 

Trạm tiếp đón dưới chân núi Mõ

 

Ai leo thi với cháu không. . . hì hì . . . .

 

Trong động Vân Trình

 

Những người hiếm muộn con cái thường sờ vào nhũ đá này và chui qua cửa sinh ở chỗ kia để cầu con

 

Nhũ đá tự nhiên trong động Vân Trình

 

Động Vân Trình có rất nhiều hang đẹp. Leo qua ngách đá để vào một cái hang khác

 

Mời các bạn xen phim:

- Thăm động Vân Trình và núi Dục Thúy ở Ninh Bình /2/12/2010

>>>>>>>>

2/ Bài tập Điều Khí Vận Động các khớp trên cơ thể / Lớp KCDS Kim Sơn/Ninh Bình/2/12/2010

Vừa qua tại lớp KCDS ở Kim Sơn/ Ninh Bình / 2/12/2010. Thầy đã hướng dẫn kỹ thuật điều Khí để vận động các khớp trên cơ thể.

Bài tập này có tác dụng thông kinh hoạt lạc, giúp khí huyết lưu thông điều hòa, giảm thống tại các khớp, giúp phục hồi chức năng vận động ở các chi và toàn thân. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm mềm dẻo các khớp, làm cơ thể linh hoạt hơn, nhạy bén hơn. Do vậy bài tập có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ và giúp người tập tự điều trị một số bệnh như :phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não hay nhũn não, tự điều trị viêm đa khớp hay các bệnh về gân cơ xương khớp, tăng cường thể lực và phục hồi khả năng phản xạ cho người già và người bệnh. . . .v.v. . . Nó còn là bài tập có hiệu lực trong các bệnh liên quan đến cột sống gây ra thiếu máu não và yếu cũng như có thể dẫn đến liệt 2 chi trên và chi dưới như: Gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, vôi, dính khớp. . .v.v. . . . Động tác đơn giản dễ làm. Ai tập cũng được kể cả người già và bệnh nhân. Miễn là đã đắc khí và làm chủ được khí.

Các khớp phải tập luyện bằng Khí gồm có: Khớp bả vai, khớp cùi chỏ, khớp cổ tay. Khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân. Đốt sống C7 ở gáy và đốt sống L4-5 ở thắt lưng. Động tác bằng khí thực hiện theo qui định, kết hợp với hơi thở điều hòa và tâm lý tịnh an lạc không kích động. Tập ở tư thế nằm thư giãn trên nền đất, để trọng lượng cơ thể không tác động lên các khớp.

Mời các bạn xem một số hình ảnh về buổi tập này:

. . . . . .

Thầy và chư huynh đến lớp

 

Bà con chào thầy

 

Thầy hướng dẫn cách điều Khí vận động các khớp trên cơ thể


Thầy thị phạm kỹ thuật điều Khí vận động các khớp trên cơ thể




Bà con điều khí tập vận động phối hợp các khớp / Lớp KCDS Kim Sơn/ Ninh Bình / 2/12/2010

 

Thầy chỉ hướng dẫn cách tập chứ không cần ngồi phát công. Và bà con tự thụ Khí tập rất hiệu quả.

 

Lớp học trang nghiêm thanh tịnh và tràn đầy nhận biết tỉnh giác. Dù có năng lượng nhưng các động tác của bà con vẫn đều hàng loạt rất đẹp mắt.

 

Chư huynh theo dõi kiểm tra và điều chỉnh cho bà con nếu họ tập chưa đúng

 

Bác thương binh này ngồi trên ghế tập cũng rất tốt

 

Bà con khi tập phải nằm thư giãn trên nền đất. Thụ khí ở tư thế nằm. Sau đó điều khí tách 2 tay ra. Cùi chỏ tựa xuống sàn. Hai tay hướng lên trời. Khi muốn vận động các khớp. Bà con phải đặt ý tại khớp muốn tập. Niệm mã khóa xin quay các khớp ấy. Năng lượng sẽ tự vận hành các khớp theo đường tròn, thuận hoặc nghịch chiều kim đồng hồ. Người tập phải tịnh tâm cảm nhận sức điều khiển của khí để xoay các khớp. Động tác khi tập phải thật chậm, thật nhẹ, điều hòa, không trọng lượng. Vòng tròn thực hiện càng to, khớp càng hiệu lực. Tuyệt đối không tập mạnh, không tập nhanh, hoặc ra gân. Vì điều ấy có thể làm bệnh nặng thêm

 

Thầy hướng dẫn bà con cách điều khí vận động phối hợp các khớp: Cổ tay và cổ chân, khớp cùi chỏ và khớp đầu gối, khớp háng và khớp bả vai

 

Bà con điều Khí vận động các khớp gáy (đặc biệt là khớp C7)

 

Bà con điều khí vận động các đốt sống lưng. Đặc biệt là đốt sống L4-5 ở thắt lưng

 

Mời các bạn xem phim:

Điều Khí xoay khớp

>>>>>

3/ Thăm núi Dục Thúy ở Ninh Bình/ 2/12/2010

Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), là một ngọn núi nằm ngay trên ngã ba sông Vân với sông Đáy. Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, rất thuận tiện nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan. Bên núi có chùa Non Nước và có đền thờ danh sĩ Trương Hán Siêu đời Trần. Cửa sông Vân mở ra bao bọc ba mặt núi Dục Thúy, chỉ còn một mặt nối với đất liền. Hàng ngàn năm trước chân núi bị sóng biển bào mòn tạo thành vòm đá rộng che kín một góc sông Vân. Đây trở thành địa điểm tránh mưa cho tàu thuyền. Trên núi có hàng trăm bài thơ của các tao nhân mặc khách như: Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Thiệu Trị, Tự Đức, Phạm Sư Mạnh, Tản Đà, v.v.

Nước non Non Nước như thơ

Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngẩn lòng

Trên thì núi, dưới thì sông

Cúc vàng còn đó, hương nồng còn đây

Đứng trên núi, có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh 2 cây cầu bắc qua sông Đáy và một phần trung tâm thành phố Ninh Bình. Trương Hán Siêu là người có công đầu phát hiện và khai thác vẻ đẹp của núi Non Nước. Ông đặt tên núi là Dục Thúy Sơn nghĩa là "núi có hình con chim trả đang tắm gội"và là người đầu tiên lưu bút tích một bài thơ cho các thi sĩ đến thưởng ngoạn, ngắm cảnh làm những bài thơ khắc vào đá. Đền thờ Trương Hán Siêu và chùa Non Nước được xây dựng bên chân núi. Sách "Đại Nam nhất thống chí" có ghi: "Phía bắc núi có động, trong động có đền thờ Tam Phủ, sườn núi có một tảng đá gần sông có khắc ba chữ "Khán Giao Đình" (Đỉnh xem giao long), phía tây nam núi có đền thờ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, trên đỉnh có chùa". Ngay từ thời Lý Nhân Tông, người Việt đã xây tháp Linh Tế trên núi. Trải qua mưa nắng tháp bị đổ, đến thời Trần Hiển Tông, nhà sư Trí Nhu đã xây lại tháp Linh Tế ở trên đỉnh núi, sáu năm mới xong (1337 - 1342). Núi Thuý còn là đề tài của các thi nhân xưa và nay. Hiếm có ngọn núi nào có trên 30 bài thơ văn khắc vào núi như núi Thuý và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các nhà thơ qua các triều đại: Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Phạm Huy ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Phạm Văn Nghị...Xưa núi là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư. Đặc biệt đây là nơi chứng kiến cuộc chuyển giao chế độ quan trọng trong lịch sử đất nước: dưới chân núi, hoàng hậu nhà Đinh Dương Vân Nga đã trao áo Long Bào và chờ đợi ngày về của tướng quân Lê Hoàn, người đã cầm quân đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống lần thứ nhất, mở ra chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc. Trên núi có tượng Lương Văn Tụy, người thanh niên cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh thân mình vượt qua bom đạn cắm ngọn cờ trên núi. Cũng trên núi này, thượng tá quân đội Giáp Văn Khương đã liều mình nhảy xuống sông Đáy để trốn thoát khỏi sự truy bắt của quân Pháp.
. . . . .

Non xanh xanh vẫn như xưa.

Du nhân đi mãi vẫn chưa thấy về!

Sóng in bóng tháp bồ đề

Mở toang cửa động liền kề chân mây.

Đời lênh đênh trước khác nay

Thân nhàn mới biết trước ngày lầm to

Mênh mông trời đất Năm hồ

Vòm câu cũ, kíp thăm dò nơi đâu.

. . . . .

Ta muốn lên đỉnh núi

Hát vang gửi nước mây

Ao ước mà không đạt

Đời cứ thế xưa nay.

(Trích thơ khắc trên Dục Thúy Sơn)

. . . . .

Đền thờ Trương Hán Siêu ở chân núi Dục Thúy/Ninh Bình/2/12/2010

 

Những bài thơ cổ khắc trên vách đá núi Dục Thúy

 

Di tích lô cốt của Pháp trên đỉnh Dục Thúy

 

Nơi thượng tá quân đội Giáp Văn Khương đã liều mình nhảy xuống sông Đáy để trốn thoát khỏi sự truy bắt của quân Pháp.

 

Trên đỉnh Dục Thúy Sơn

 

Về thôi

 

Mời các bạn xem phim:

Thị phạm kỹ thuật điều khí vận động toàn bộ khớp trên cơ thể

>>>>>>

Tham quan NHà Thờ Đá / Phát Diệm / Ninh Bình /2/12/2010


- Phần 1

 

-Phần 2

 

>>>>>>>

4/ Lớp KCDS Kim Sơn / Ninh Bình /7/12/2010

So với trước, lớp KCDS liệu trình A ở Kim Sơn đã làm nổi bật các ưu điểm sau:

- Không có người ngồi phát công

- Không cần dùng băng phát công

- Chỉ cần hướng dẫn phương pháp thì bà con khắc tự tập rất hiệu quả

- Vai trò của người dạy KCDS là chỉ theo dõi để sẵn sàng nhắc nhở hoặc điều chỉnh bà con, nếu họ tập chưa đúng

- Không cần dùng bất kỳ một hình thức tâm linh hay tôn giáo nào. Chỉ đơn thuần sử dụng: động tác, hơi thở, tâm lý và năng lượng

- Động tác lớp học phải đều hàng loạt cho dù là đang tập bằng Khí. Tuyệt đối không có động tác không đều. Bởi vậy học viên phải luôn tỉnh giác điều khí thực hiện các động tác đã được qui định trước. Không được có bất kỳ động tác tự phát nào.

- Không được có các biểu thị giải tỏa stress tại lớp học như: khóc, cười, . . v.v. . .mà phải tiêu dung stress bằng hơi thở tịnh, an lạc, với nụ cười luôn nở trên môi.

- Khi uống thiên hương Khí. Ly nước chỉ được rung nhè nhẹ khi nhận năng lượng. Sau đó điều khí đưa ly nước thẳng vào miệng để uống. và điều khí đặt ly nước xuống đất. Không được chuyển động ly nước hay cơ thể. Sau khi uống Thiên Hương Khí xong thì dùng Tịnh Công để tự trị bệnh chứ không được dùng Động Công.

- Lúc nào cũng tập thật chậm, thật nhẹ, điều hòa và không trọng lượng. Tuyệt đối không ra gân, không tập mạnh, không tập nhanh.

- Phải luôn kết hợp cho được động tác bằng Khí với hơi thở điều hòa và trạng thái tâm lý tịnh, an lạc.

- Người tập không được lạc vào vô thức. Vô thức là sai trong KCDS. Người tập phải luôn tỉnh giác theo dõi, chứng kiến toàn bộ quá trình hành công của mình, để tự điều chỉnh, nếu thấy chưa đúng với giáo án.

Sau đây mời các bạn xem hình ảnh lớp tập KCDS ở Kim Sơn/Ninh Bình/7/12/2010. Lớp tập đến ngày hôm nay đã cơ bản đáp ứng được các qui định trên của phương pháp:

>>>>>>>

5/ Bế mạc lớp KCDS Kim Sơn / Ninh Bình/8/12/2010:

Tối ngày 8/12/2010 vừa qua, Ban Tổ Chức lớp KCDS Kim Sơn/Ninh Bình đã làm lễ tổng kết lớp học.

Đây là lớp học bắt đầu áp dụng mô hình mới trong việc triển khai phương pháp KCDS giúp bà con mình tập luyện tăng cường sức khỏe, chống lão hóa , kéo dài tuổi thọ, đáp ứng yêu cầu sống vui, sống khỏe và sống có ích của mọi người.

Do phương pháp KCDS đã được Thầy cải tiến: Không cần có người phát công và cũng không cần dùng băng phát công, chỉ hướng dẫn cách tập, là bà con có thể tự mình làm được. Không phụ thuộc bất kỳ yếu tố nào khác ngoài chính cơ thể và trí tuệ mình.

Bởi vậy, cách triển khai lớp học KCDS liệu trình A, cũng vì thế mà thay đổi đi.

Kể từ nay, đối với liệu trình A cho người mới tập KCDS. Khi có giấy mời hoặc sự cho phép của chính quyền địa phương, thì Thầy và chư huynh sẽ về. Nhưng chỉ dự lễ khai mạc lớp và dạy một vài hôm , khi lớp học đã ổn định. Bà con đã biết cách làm chủ Khí, thì Thầy sẽ bàn giao lớp lại cho Huấn Luyện Viên và chư huynh địa phương đảm trách lớp. Đến bế mạc, thì Thầy sẽ lại đến dự bế mạc để chung vui với bà con và chư huynh đồng thời để kiểm tra thành quả của lớp học sau khóa tập huấn.

Như vậy hiện giờ Thầy sẽ đảm trách nhiệm vụ đào tạo chư huynh ở các liệu trình cao cấp với số lượng hạn chế. Thời gian còn lại sẽ làm giáo án và nghiên cứu triển khai các bài tập mới. Còn các lớp đông người sẽ thuộc quyền và do các Câu Lạc Bộ địa phương với chư huynh địa phương tự đảm trách và triển khai.

Làm như vậy là theo đúng tinh thần : "y pháp bất y nhân"để bà con mình không lệ thuộc vào cá nhân ai hay lệ thuộc vào băng tập, cũng như không lệ thuộc vào một yếu tố tâm linh thần bí nào.

Làm như vậy cũng là từng bước nâng cao dần khả năng của các Huấn Luyện Viên KCDS và chư huynh trên toàn quốc, để phương pháp ngày càng đem lại lợi ích cho mọi người nhiều hơn nửa.

Rất tiếc, vì Thầy và chư huynh bận công tác ở địa phương khác. Nên lễ bế mạc lớp KCDS huyện Kim Sơn lần này, Thầy và chư huynh không đến dự được. Huynh Thiện Nhã và huynh Thiện Sơn đã được Thầy chỉ định đại diện cho Thầy đến dự hội nghị.

Sau đây mời các bạn xem một số hình ảnh ngày bế mạc lớp KCDS Kim Sơn/Ninh Bình/8/12/2010:

. . . . . .

Lễ bế mạc lớp KCDS Kim Sơn, đông vui đầm ấm và đầy nghĩa tình/8/12/2010

 

Bà con thông qua tập KCDS đã lành bệnh biểu diễn kỹ thuật Dịch Cân Kinh Cân Bằng Nước trong lễ bế mạc lớp KCDS Kim Sơn/Ninh Bình/8/12/2010

 

Ban Tổ Chức phát biểu trong lễ bế mạc lớp KCDS Kim Sơn/Ninh Bình/8/12/2010

 

Đọc báo cáo kết quả lớp học

 

Người thật việc thật. Các bà con thông qua tập luyện đã lành hoặc bớt bệnh, lên phát biểu trong lễ bế mạc lớp KCDS Kim Sơn/Ninh Bình/8/12/2010

 

Ông Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Chức huyện Kim Sơn phát biểu trong lễ bế mạc lớp KCDS Kim Sơn/Ninh Bình/8/12/2010

 

Đại Diện cho lớp học tặng hoa huynh Thiện Nhã và chư huynh cùng các Huấn Luyện Viên của Câu Lạc Bộ KCDS Huyện Kim Sơn, trong lễ bế mạc lớp KCDS Kim Sơn/Ninh Bình/8/12/2010

 

Huynh Thiện Nhã phát biểu trong lễ bế mạc lớp KCDS Kim Sơn/Ninh Bình/8/12/2010

 

Buổi lễ bế mạc lớp KCDS Kim Sơn/Ninh Bình thành công tốt đẹp, khẳng định việc gia tăng hiệu quả của phương pháp KCDS, đồng thời cũng ghi nhận sự trưởng thành của đội ngũ Huấn Luyện Viên KCDS tại các địa phương trên toàn quốc / Ninh Bình/8/12/2010

 

Mời các bạn xem phim:

- Bế mạc lớp KCDS Kim Sơn Ninh Bình/8/12/2010

 

- Người thật việc thật/ Bệnh nhân lành và bớt bệnh phát biểu tại lễ bế mạc /Kim Sơn/Ninh Bình/8/12/2010

 

- Người thật việc thật 2 / Bệnh nhân lành và bớt bệnh phát biểu tại lễ bế mạc /Kim Sơn/Ninh Bình/8/12/2010