Rời thành phố ngã ba sông, rời núi Nghĩa Lĩnh với đền Hùng, rời miền núi đồi trung du với rừng chè đồi cọ. Chúng tôi theo Thầy quay vào miền trung, vào thành phố Đà Nẵng đầy nắng và gió.

Hai mươi năm trước, trên bước đường phiêu du lang bạt. đã có thời gian hắn sống ở thành phố này. Bây giờ quay trở lại, nhớ về những kỷ niệm vui buồn ngày xa xưa ấy. Lòng hắn bồi hồi xúc động. Con tim phong trần của hắn chợt rung lên nhè nhẹ. Ôi! Ngọn gió xanh xao từ cái thời xa lắc xa lơ ấy như đang liên tục thổi vào tận đáy tâm hồn. Cái vị mằn mặn chan chát như từ đỉnh cao cô đơn đang chảy xuống từ từ. . .sâu dần. . .sâu dần, . . .lan tỏa ra . . . .rồi tràn ngập cả tâm hồn.
Nhìn qua khung cửa sổ máy bay. Thành phố Đà Nẵng như một cái sa bàn với nhà cửa đường xá nhỏ xíu. Kia là bán đảo Sơn Trà, kia là bãi biển Mỹ Khê, kia là Ngũ Hành Sơn, kia là con sông Hàn, và kia là bán đảo Thanh Bồ với bãi biển Tiên Sa và rừng dương nhiều kỷ niệm.
Mơ hồ hắn nghe như có tiếng sóng biển vỗ đều đều vào ghềnh đá, tiếng còi tàu hụ lên âm vang buồn da diết, tiếng gió gào trong rừng dương, tiếng khế rụng lộp bộp và vô vàn bông khế màu tim tím bay đầy trời rồi rơi đầy trên người hắn.
Ôi! Cái ngày ấy, hắn vẫn thường ngồi thiền trong tiếng thoi dệt vãi suốt ngày cành cạch đinh tai, vác bột mì và dạy võ cho đám công nhân dệt. Ngày ấy hắn vẫn thường một mình  luyện công trong khu rừng dương trên bãi Tiên Sa. Luyện công xong, hắn nằm ngửa nhìn mây bay và nghe tiếng dương reo vi vu rồi ngủ quên, trong khi thủy tiều lên cao dần. . .cao dần rồi ngập cả bãi cát. Khi giật mình thức dậy, hắn bật cười sảng khoái giữa tiếng dương reo vi vu và tiếng sóng. Hét lên một tiếng lớn át cả tiếng sóng, rồi từ trên ghành đá cao nhảy ùm xuống biển, hắn bơi qua cửa sông Hàn để về lại Thanh Bồ.
Than ôi! tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá, tiếng rừng dương than thở suốt ngày suốt đêm, tiếng ve kêu râm ran trong những hàng phượng vĩ phun hoa lửa nồng nàn, tiếng thoi đưa cành cạch đều đều, tiếng hét Kiai! khi luyện võ, tiếng bước chân chầm chậm nặng nề, tiếng của những giọt mồ hôi rơi, tiếng thở dài trong những ngày đông giá lạnh và tiếng cười hồn nhiên của những người lao động lần đầu tiên đắc khí. . . .Ha ha . . .ha. . .âm thanh của những ngày xưa xa lắc, mơ hồ hắn nghe như chỉ vừa mới đây thôi!

Ngũ Hành Sơn là nhóm núi đá (trong đó có cả đá cẩm thạch) nằm kề với biển, liền sông được vua Minh Mạng đặt tên mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hỏa sơn (được chia làm 2 loại: Âm Hỏa sơn và Dương Hỏa sơn) và Thổ sơn. Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang quận Ngũ Hành sơn. Thuở xa xưa người Chiêm Thành, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không.


                                           (Toàn cảnh Ngũ Hành Sơn /Đà Nẵng)

  * Kim sơn (Metall - metal) là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây, sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng, có đò Bến ngự ngày xưa Vua chúa thường cập bến nơi đây để ngoạn cảnh, qua thời gian biển dâu biến thành ruộng đồng, sông Trường có tên Lộ Cảnh Giang là sông Cổ Cò, đã bị vùi lấp biến thành ruộng hoặc hồ nước còn dấu tích của những đoạn sông chưa bị lấp kín.
    * Mộc sơn (Holz - wood) phía đông nam nằm song song với núi Thủy sơn dù mang tên là mộc, nhưng cây cối mọc rất ít núi cũng có hang động nhỏ, Mộc sơn có khối đá cẩm thạch trắng giống hình người.
    * Thuỷ sơn (Wasser - water) phía đông bắc là núi đẹp nhất, du khách thường đến ngoạn cảnh gọi là Chùa Non Nước. Phong cảnh hữu tình có thể nói núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha, có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp là chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là Tam Thai bởi vì nó giống như Sao Tam Thai tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh. Du khách từ vùng biển muốn lên thăm Linh Ứng phải bước lên khoảng 108 tầng cấp, nếu đến chùa Tam Thai nằm ở phía nam phải đi xa hơn những tầng cấp dài 156 bậc. Ngày nay phần lớn du khách đến Thuỷ sơn bằng xe từ đường Huyền Trân, hai bên đường là làng chuyên về nghề điêu khắc tạc tượng, bằng đá cẩm thạch.
    * Hỏa sơn (Feuer - fire) ngọn núi hướng về phía tây nam sườn núi hiểm dốc hang động hoàn toàn im lặng, đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh, trên dãy núi Hỏa sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lở đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hoả sơn nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch non nước có nhiều vân, sắc đẹp hồng, xám, trắng, những loại đá khác nhau rất hữu ích cho công nghiệp, đá vụn để trải đường, tô tường nhà. Hỏa Sơn gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên.
Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, gần đường Lê Văn Hiến, chóp núi tròn nhô lên cao hơn. Sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy nghiêng cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá, ở mỏm núi phía đông có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn.
Hòn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây. Ngày xưa, khi còn giao lưu được giữa Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy, ở đây có một bến sông, ghe thuyền đi về buôn bán vô cùng tấp nập. Trên bờ sông, sát chân hòn Dương Hỏa Sơn có khu miếu Ông Chài, hiện đã bị đổ nát. Tên dân dã "núi Ông Chài" có thể bắt nguồn từ đó. Tại một điểm cao trên sườn núi cheo leo, vách đá thẳng đứng, phía bắc Dương Hỏa Sơn nhìn về phía Kim Sơn, có ba chữ Hán lớn, nhìn từ xa rất rõ "Dương Hoả Sơn" và một dòng chữ nhỏ phải đến gần mới thấy : "Sắc Minh mạng thập bát niên thất nguyệt nhật cát lợi".
    * Thổ sơn (Erde - earth) là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau, Thổ sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây. Còn tìm thấy những nét về văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá. Đây như một cứ điạ từ đó người Chăm xuất phát đi cướp phá các vùng biển có tàu buôn đi từ Trung hoa xuống đến vùng biển Mã Lai. Thổ sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn

8 giờ 15 máy bay đáp xuống phi trường Đà Nẵng. Huynh Thiên Hà, Ban Lãnh Đạo Câu lạc Bộ KCDS Đà Nẵng và rất nhiều chư huynh ra đón tận sân bay. Chiều hôm ấy 7/7/2010. Chư huynh đưa Thầy và chúng tôi lên Ngũ Hành Sơn đảnh lễ Phật. Buổi chiều đúng 6 giờ, Thầy quay trở về thành phố để bắt đầu giảng về lý thuyết Khí Công và phát công cho lớp KCDS của Câu Lạc Bộ KCDS Đà Nẵng. đang tập ở Nhà Văn Hóa Lao Động TP. Sáng hôm sau ngày 8/7/2010 chúng tôi đến bán đảo Sơn Trà đảnh lễ Phật ở chùa Linh Ứng, rồi lại leo lên Ngũ Hành Sơn tham quan Hang Địa Phủ trước khi lên xe chạy ra Hội An tham quan TP. Cổ ở đây.

(Bài do Ba Gàn viết. Hình do Thiện Hà chụp)

>>>>>>>

Leo lên Ngũ Hành Sơn / Đà Nẵng / 7/7/2010

 

Cổng chùa Linh Ứng-Ngũ Hành Sơn nhìn ra đại dương xanh / 7/7/2010


Đảnh lễ Phật ở chùa Linh Ứng / Ngũ Hành Sơn / Đà nẵng/ 7/7/2010

 

Nhận điển quang gia trì của bổn tôn Mandala Tỳ Lô Giá Na, luyện công ở Mandala Ngũ hành Sơn / 7/7/2010

 

Chui vào thạch động / Ngũ Hành Sơn/ 7/7/2010

 

Đứng bên Mẹ / Ngũ Hành Sơn/Đà nẵng/7/7/2010

 

Về lại mái nhà xưa / Ngũ Hành Sơn /Đà nẵng/7/7/2010



Trong động Huyền Không / Ngũ Hành Sơn /Đà Nẵng /7/7/2010





Khi núi đá hóa Di Đà
Cái Ta tự hóa thành vô ngã





Bàn cờ đá trong động Huyền Không,, nơi xưa kia vua Minh Mạng đánh cờ / Ngũ Hành Sơn /7/7/2010




Tháp Xá Lợi / Ngũ Hành Sơn /7/7/2010




Vọng Hải Đài / Ngũ Hành Sơn /7/7/2010





Cổng Trời / Ngũ Hành Sơn /7/7/2010





Xem kìa, vách đá hiện hình ngài Đấu Chiến Thắng Phật đang ôm quả đào tiên / Ngũ Hành Sơn /7/7/2010





Trời già, đất già, đời già, đạo già, núi già, sông già. . . .mà con tim ta thì vẫn chưa già / Ngũ Hành Sơn /7/7/2010





Ngũ Hành Sơn với 5 núi: Kim ,Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như một Mandala của Ngũ Trí Như Lai. Tại núi Thổ kia là trung ương đàn tràng, ta vẫn thường luyện công với điển quang gia trì của Bổn Tôn Mandala là đức Tỳ Lô Gia Na Phật. / Ngũ Hành Sơn /Đà nẵng/7/7/2010





Rong chơi nơi cõi lung tung
Phải biết Dung những chuyện khó Dung
Hành thiện nơi cõi con người
Phải biết cười những chuyện khó cười
Hề hề. . . .




Tham quan làng Đá Ngũ Hành Sơn /7/7/2010



1/ Rong chơi Ngũ Hành Sơn/ Đà Nẵng / 7/7/2010:

Chúng tôi đến chùa Non Nước ở Thủy Sơn. Núi không cao lắm, bực cấp lên vừa phải không mệt, Cây rừng bám vách đá, dây leo chằng chịt, tượng Phật và Bồ Tát tạc thẳng vào đá núi. . .Chùa Linh Ứng, chùa Tam Sơn chùa Tam Thai, động Huyền Không, cổng Trời, hang Gió, Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài, tháp Xá Lợi. . .v.v. . .chúng tôi đều đến để dâng hương đãnh lễ.

Không thấy ăn mày, ăn xin. Không thấy cảnh chèo kéo du khách. Đường núi sạch trơn, tượng và phù điêu cùng hoa văn tinh xảo. Chùa cất đẹp có nét cổ kính. Những hang động khô, thoáng và mát. Đi giữa trưa hè nắng nóng mà vào đây mát lạnh như có điều hòa. Dưới kia đại dương xanh thẳm bao la, còn nơi đây trang nghiêm u tịch. Tuy rất nhiều du khách nhưng không ồn ào chộn rộn như chùa Hương, chùa Bái Đính hay Yên Tử. . .Đá quyện vào người, cây rừng  hòa trong sóng biển, gió núi đùa vui trong những hang động thâm u. hương trầm ngan ngát trong vị mằn mặn của đại dương xanh. Tiếng nói nho nhỏ, tiếng cười nhè nhẹ, tiếng chuông chùa khe khẽ và gương mặt Phật lặng yên mỉm cười trong bóng tối hoang sơ.. Những giọng nói uốn éo chân chất của người xứ Quảng, những nụ cười mộc mạc chân tình, những ánh mắt có đuôi và những bước đi nhỏ xíu. . . .Tuy là khu du lịch, nhưng tôi thấy bình an, thoải mái như ở nhà mình.

Ôi! hai mươi năm rồi còn gì. Người đàn ông năm nào bây giờ tóc đã hoa râm. Nhưng con tim Bồ Tát Đạo thì vẫn tràn đầy nhiệt huyết. Còn Ngũ Hành Sơn năm xưa bây giờ khang trang sạch đẹp hơn nhiều. Nhưng cái hồn xứ Quảng thì vẫn y như vậy không hề đổi thay.





2/ Rong chơi Ngũ Hành Sơn (Tiếp Theo) / 8/7/2010



3/ Thầy phát công ở Câu Lạc Bộ KCDS Đà Nẵng / 7/7/2010

Dưới chân Ngũ Hành Sơn là làng đá mỹ nghệ. Vô số tượng đá, lớn có nhỏ có. Tượng nào cũng đẹp cũng tinh xảo. Có cả một cái cổng tam quan làm toàn bằng đá chạm trổ công phu. Vòng đeo tay, tràng hạt, mặt đá dây chuyền và vô số đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo làm bằng đá núi. . . .Hắn như lạc vào một thế giới lặng yên tuyệt đẹp. Một thế giới thân thiện mà không nói năng, lặng yên đi thẳng vào lòng người mà không cần đấu tranh hí sự.
Ha ha. . .ha. . .hắn nhìn một pho tượng, pho tượng mỉm cười yên lặng nhìn hắn. Hắn mỉm cười nói bâng quơ:
- Này bạn. . . Nếu bạn có thêm con tim thì chắc bạn đã thành Phật từ lâu xa rồi. Nhưng dù sao đứng bên bạn, tôi có cảm giác thoải mái hơn đứng bên bất cứ một con người bằng xương bằng thịt nào! Bạn biết tại sao không. . . .Hề hề. .  .tại vì bạn chẳng bao giờ nói năng, bạn chẳng bao giờ phán xét, bạn chỉ luôn im lặng mỉm cười với bất cứ ai và bất kỳ việc gì.

Buổi tối Thầy gặp gỡ bà con học viên Câu Lạc Bộ KCDS Đà Nẵng đang tập luyện tại Nhà Văn Hóa Lao Động của TP. Cụ già trả lời câu hỏi của mọi người, giảng giải về lý thuyết Nội Gia Thái Cực Quyền và Dịch Cân Kinh, thị phạm các bài tập này, rồi phát công giúp bà con trị bệnh và luyện công. . . .
Việc thì nhiều, nhưng cụ lại bảo là đến Câu Lạc Bộ chơi. . . .Hì hì. . .mà quả vậy. . . .cụ già đến đâu tiếng cười vang lên đến đấy. . . .Người đang liệt ngồi trên xe lăn cũng nở nụ cười bình an, người đang bị bệnh nan y cũng cười vui, người bị bệnh tâm thần cũng mỉm cười an lạc dập đầu đảnh lễ Như Lai. . . Trong tiếng nhạc Thiền khe khẽ, lớp tập tịnh, trang nghiêm và tràn đầy hạnh phúc. . . .Đúng là chơi chẳng phải tập luyện gì. . . Có gì phải gắng sức kia chứ?

Thuận theo dòng chảy của trời đất với tâm bình an tràn đầy nhận biết thì mỗi giây phút trôi qua đều là lễ hội. . .

Bệnh tật, đói nghèo, khổ đau nơi trần thế . . . .ối dào, chẳng qua như hư đốm giữa không trung.
Ha ha. . .ha. . .Khi ngươi biết ngươi là ai? thì khắc ngươi cũng sẽ biết chẳng cái gì bám được vào ngươi, kể cả Niết bàn và địa ngục. Thế thì có cái mẹ gì đâu mà phải buồn lo suy nghĩ chứ ? Cứ rong chơi rồi về với Phật. . . .hề hề. .

. . . . .

Thầy giao lưu và phát công ở Câu Lạc Bộ KCDS Đà Nẵng /7/7/2010





4/ Rong chơi Địa Phủ / Đà Nẵng /8/7/2010

Chùa Linh Ứng có tượng Phật Bà rất lớn, đứng sừng sửng giữa rừng cây xanh của bán đảo Sơn Trà, mặt Mẹ nhìn ra biển, hướng về phía TP. Đà Nẵng ở phía bên kia eo biển xanh. Mẹ đứng đấy giữa đất trời lồng lộng mây ngàn, nhìn xuống TP. Đà Nẵng với cái bình cam lồ đang trút xuống để cứu độ chúng sanh. Chùa tựa lưng vào núi, nhìn ra đại dương bao la. Xe leo lên dốc, rồi phải leo bộ qua một bực cấp khá cao mới tới chùa. Hai bên cái sân rộng lát đá mài, có hai hàng La Hán bằng đá rất lớn. Vị nào cũng đang cưỡii trên lưng một con linh thú. Các Ngài đang phơi mình trong nắng và gió biển, mỉm cười từ bi nhìn khách "du lịch tâm linh" đang ra vào Thiền môn tấp nập.

. . . . .

Từ bán đảo Sơn Trà nhìn về TP. Đà Nẵng /8/7/2010

 

Cổng tam quan chùa Linh Ứng - Sơn Trà nhìn xuống đại dương bao la/ Đà Nẵng/8/7/2010

 

Chánh điện chùa Linh Ứng-Sơn Trà /8/7/2010

 

Đảnh lễ Như Lai ở chùa Linh Ứng-Sơn Trà / Đà Nẵng/8/7/2010

 

Tượng đức Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát ở chùa Linh Ứng-Sơn Trà/8/7/2010

 

Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm đứng trên bán đảo Sơn Trà nhìn về TP. Đà Nẵng /8/7/2010

 

Kỷ niệm ở chùa Linh ứng -Sơn Trà / Đà Nẵng / 8/7/2010


Hang Địa Phủ ở Ngũ Hành Sơn, du lịch mà chẳng phải du lịch, chơi mà thật, thật mà chơi, thực thực hư hư chẳng biết đâu mà lần. . . .hề hề. . .Đối với hắn, thì đây chính là một Mandala rất lớn. Một Mandala của Bồ Tát Địa Tạng Vương, với cảnh Địa Ngục và Niết Bàn, với chư Thiên và Thần Tướng, với Ma Quỉ và chư Phật chư Bồ Tát, với chúng sanh đang trôi lăn trong lục đạo luân hồi . . . .

Ha Ha. .  .ha. . . ông Già cũng thực thực hư hư. . . .làm du khách mà cũng làm học trò của Như Lai, đang thông công nhận điển quang gia trì học đạo giữa đám du khách Tây có Ta có mà chẳng ai hay, chẳng ai biết, chẳng có cái gì khác lạ. . . .Vừa chơi, vừa thưởng thức cái đẹp cái vui của Khu Du Lịch lại vừa thông công học đạo, mà chẳng ai biết, mà chẳng ai hay. .  . .Hề hề. . . .đúng là "Nhập lâm bất động thảo. Nhập thủy bất lập ba" Vào rừng đừng khua lá. Xuống nước đừng làm gợn sóng . . . Đúng là rong chơi nơi Âm Phủ. . . khoái thật. . .  vui thật. . .

Hóa ra Ma Quỉ cũng đẹp và dễ thương đấy chứ !  Ông Già cười hì hì nói với mấy con Quỉ Đầu Trâu Mặt Ngựa đang hành hạ tội nhân nơi địa ngục:

-  Này mấy anh bạn, bộ mấy anh không biết họ chẳng phải là cái "cơ thể này" hay sao mà làm vậy? Làm vậy chẳng dính dáng, chẳng ăn thua gì "con người thật" của họ đâu mà làm cho mắc công . . . hề hề. . .Thôi nghỉ đi chơi với ta đi. . . .Hãy nói cho Diêm Vương biết rằng, chẳng ai có thể thưởng hay phạt cho "con người thật" của những người này được cả. . . .Chẳng thể thêm gì được vào, chẳng bớt chút gì được ra. Một mảy cũng không mà dẫy đầy trời đất. Một chút cũng không mà âm ba đồng vọng khắp trần gian. Con người thật của họ vốn như như muôn đời vẫn vậy, thế thì phán xét ai chứ ? hành hạ ai chứ ? thưởng phạt ai chứ ?. . .rỏ là việc làm vô tích sự. . . .

Thế thì dẹp mẹ Địa Ngục, theo ta đi chơi có hơn không. . . .hề hề. . .

. . . . . .

Cửa hang Địa Phủ / Ngũ Hành Sơn /8/7/2010

 

Bên trong Hang Địa Phủ /Ngũ Hành Sơn / 8/7/2010

 

Luyện công với điển quang gia trì của Bồ Tát Quán Thế Âm / Ngũ Hành Sơn /8/7/2010

 

Đảnh lễ ngài Tiêu Diện Đại Sĩ /Hang Địa Phủ / Ngũ Hành Sơn / 8/7/2010

 

- Này Thập Điện Diêm Vương , đóng cửa địa ngục đi chơi với ta đi. . .hề hề. . . / Hang Địa Phủ /Ngũ Hành Sơn /8/7/2010

 

Nhận điển quang gia trì luyện cộng ở Mandala  Địa Tạng Vương /Hang Địa Phủ/8/7/2010

 

- Này mấy anh bạn Đầu Trâu Mặt Ngựa, bộ mấy anh không biết họ chẳng phải là cái "cơ thể này" hay sao mà làm vậy? Hang Địa Phủ Ngũ Hành Sơn/8/7/2010

 

Rong chơi nơi địa ngục :

Hề hề. . . Ngày ta xuống địa ngục chơi. Ma Quỉ ngừng hành phạt tội nhân. Phán Quan và Diêm Vương nghỉ việc đưa ta rong chơi khắp nơi. Xong việc, Ta mời Ma Quỉ và Diêm Vương lên trần gian lang thang chơi khắp nơi, vui hưởng Cái Sự Đời nơi dương thế. . . .hề hề. . . .8/7/2010

 

- Này mấy anh bạn Đầu Trâu mặt Ngựa, làm vậy chẳng dính dáng, chẳng ăn thua gì "con người thật" của họ đâu mà làm cho mất công . . . hề hề. . .Thôi nghỉ đi chơi với ta đi. . ./Rong chơi nơi Địa Phủ   /Ngũ Hành Sơn/8/7/2010

 

Tâm Không thì tội cũng Không

Địa Ngục biến mất khi Không Niết Bàn

 

Rong chơi nơi Âm Phủ chán rồi thì leo lên trời, đi chơi khắp nơi cho khoái. . . .hề hề. . ./Ngũ Hành Sơn / Đà Nẵng/8/7/2010

 

Luyện công ở Mandala Di Đà Tam Tôn / Ngũ Hành Sơn/8/7/2010

 

Nhận điển quang gia trì luyện công ở Mandala Đại Bi của Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm /Ngũ Hành Sơn/ 8/7/2010



Bồ tát Quán Âm và chư vị Thượng Tiên/ Ngũ hành Sơn / 8/7/2010


Thất Câu Chi Phật /Ngũ Hành Sơn / Đà Nẵng /8/7/2010

 

Kỷ niệm trước Hang Địa Phủ / Ngũ Hành Sơn/8/7/2010

. . . . .

 Mời các bạn xem phim:



 >>>>>>>

Rong chơi Phố Cổ Hội An / 9 /7/2010

Chúng tôi ở tại một khách sạn nằm trong khu phố cổ nên xe hơi không vào được. Phải gửi xe ở bên ngoài, rồi chất đồ trên xe xích lô chạy về khách sạn. Trời nắng chói chang, nhưng không thấy nóng, bởi gió từ sông Hoài thổi về lồng lộng.

Chúng tôi tản bộ dạo phố cổ và thăm các nơi. Trên đường, du khách nước ngoài rất nhiều. Nhiều hơn dân bản xứ. Du khách đi bộ hay thuê xe đạp, đạp nhàn hạ trong các con phố nhỏ xíu với nhà cổ và tường mái đầy rêu xanh. Khắp nơi là khung cảnh thanh bình, cổ kính, thân thiện và thấm đậm bản sắc văn hóa của người Hội An.

Những ngôi nhà cổ mái ngói rêu phong. Những hàng hiên với giàn hoa leo buông rễ lơ thơ. Những cánh cửa gỗ với hoa văn cổ kính. Những cầu thang tiện. Những con đường lát đá xanh đã mòn vẹt bởi thời gian. Những mái chùa, cửa hàng pha trộn nhiều phong cách. Những căn gác gỗ với ròng rọc để kéo hàng lên trong mùa nước sông Hoài dâng cao. Chùa Cầu, nhà cổ Tân Ký, chùa Ông, Hội Quán Quảng Đông, những nhà cổ kiểu Nhật, kiểu Tàu, kiếu Châu Âu, kiểu thuần Việt. . .v.v. . .pha trộn nhau, nằm kề bên nhau, hài hòa, bình an, thống nhất thành một phong cách rất Hội An.

Những làn điệu Bài Chòi, những màn hát Đối nam nữ. Những đêm rằm tắt điện chỉ đốt đèn lồng và thả hoa đăng trên sông Hoài. . .v.v. . . .Những bánh ít lá gai, những tô Cao Lầu, những đĩa cơm gà bà Buội, những tô phở Liến. . .v.v. . .và hàng cơm chay nằm trong một ngõ hẹp ấm cúng. . . . Những ánh mắt có đuôi. Những bộ bà ba mộc mạc và những giọng nói uốn lượn như chim:

-          "Cái láp xe độp" hay "Cái lốp xe đoạp", khiến ta có thể phân biệt đâu là người Đà Nẵng hay người Hội An, cho dù đều là dân xứ Quảng.

Một vị huynh người Quảng Ngãi đi chơi với chúng tôi nói có vẻ rành rẽ như vậy. Tôi bèn hỏi:

-          Nói thật, khi nãy anh nói là gì vậy?

-          Hề hề. . . đều là nói: "Cái lốp xe đạp". Nhưng người Đà Nẵng thì nói: "Cái láp xe độp". Còn người Hội An thì nói: "Cái lốp xe đoạp". . . .phải quen thì mới nghe được. .  .hề hề. . . .Mình do làm ăn ở đây lâu nên mới phân biệt được.

Vừa hay, mới nói xong thì người phục vụ của nhà hàng hỏi thật to:

-          Có ăn bí đô không?

Cả đoàn ngẩn tò te chả biết anh ta nói gì. Vị huynh người Quảng Ngãi cũng chả biết anh ta nói gì, bèn nói:

-          Nghe chắc món lạ, cứ ăn đi cho biết.

Cuối cùng khi nhà hang mang lên, hóa ra là canh "bí đao". . ..hề hề. . .

Buổi tối chúng tôi ăn ở một nhà hàng của Nhật nằm trên bờ sông Hoài, sát bên khu Hát Bài Chòi. Khách Tây chơi rất đông, cười vui lấy làm thú vị. Thầy và chúng tôi cũng xuống vào ngồi trong chòi và tham gia chơi cho biết. . . . .Chúng tôi rất hên, trúng ngay một cái đèn lồng rất đẹp. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng hát, tiếng trống, theo cơn gió mát lang thang trên mặt nước sông Hoài rồi lan ra tận cửa Đại. . . .

Hề hề. .  .Đúng là "bình bát cơm ngàn nhà. Thân chơi muôn dặm xa. . ." Mặc cho trò đời lắm thị phi, cụ già vẫn nhàn du vô tư lự. . . .Haha. . . ha. .  .sự đời chảy qua kẻ bàn tay rồi bay đi tuốt, nhưng cái thú vị tối hôm nay trên bờ sông Hoài ở Phố Cổ Hội An thì mênh mang đằm thắm mãi trong tim. .. . .

Mùi hoa dạ lý hương thơm nồng nàn, phố cổ đèn đường tù mù vàng vọt và lặng yên. Có tiếng dương cầm thoang thoảng trong sương đêm. Có tiếng rao "chí mè phủ"trộn lẩn với tiếng xe đạp lộc cộc trên con đường đá vắng tanh. . .Về thôi. . . .khuya quá rồi. . . .về ngủ để mai còn đi sớm. . . . hề hề. . .Đường Trường Sơn mùa này chắc thú vị lắm đây. . . . .

Mời các bạn xem phim:

Rong chơi Phố Cổ Hội An /9/7/2010:



. . . . . .

Tản bộ trên phố cổ Hội An /9/7/2010 :
Phố cổ đường sá, nhà cửa nhỏ xíu, thân mật ấm cúng. Những con đường lát đá. Những mái ngói rêu phong. Những lồng đèn đủ màu. Những gánh hàng rong. Những giàn hoa trước hiên nhà. Những lan can, cửa gỗ và những con người chân chất. Du khách có cảm giác như đang ở nhà mình, bình an, và ấm cúng..
Hội An như người con gái xứ Quảng đẹp dịu hiền đang mỉm cười yên lặng bên bờ sông Hoài ngày đêm lộng gió.









Trong tiệm bán Trầm Hương / Phố Cổ Hội An / 9/7/2010





Đảnh lễ ở Chùa Cầu / Phố Cổ Hội An /9/7/2010.:
Đó là cái cầu cổ kính, độc đáo, làm theo kiểu "thượng gia hạ kiều", có mái che, lớp ngói và lang can gỗ 2 bên. Có cái chùa bằng gỗ nhỏ xíu sát bên và dính liền với cầu. Bên trong có tượng cổ, hoành phi câu đối đã  loang lỗ vết thời gian. Hai đầu cầu có tượng Thiên Hầu và Thiên Cẩu bằng đá núi tạc theo phong cách dân gian trông rất ngộ nghỉnh.








Đi dạo dọc theo bờ sông Hoài. Trên hè phố dưới tán cây xanh, trong làn gió mát từ sông lồng lộng suốt ngày đêm. Du khách có thể tìm ở đây thức ăn ngon đậm bản sắc xứ Quảng như: Cao lầu, Mì Quảng, bánh đập, bánh ít lá gai, chè đậu xanh,. . .v.v. . .





Một cửa hàng bán lồng đèn ở khu phố cổ Hội An /9/7/2010







Làm lồng đèn /Phố cổ Hội An / 9/7/2010





Tạc tượng / Khu phố cổ Hội An /9/7/2010





Lễ Ông ở Đền Ông /Phố Cổ Hội An /9/7/2010




Chùa Ông/ Hội An




Kỷ niệm ở sân trời trong khu Nhà Cổ Tân Ký. Một nhà cổ nổi tiếng và tiêu biểu ở Hội An /9/7/2010




Một hôm tôi nói với tôi rằng :
-  Này "cái Thằng Tôi", Phố Cổ luôn lặng yên còn ngươi thì luôn ồn ào đấu tranh hí sự
Sông Hoài yên lặng chảy giữa đất trời lồng lộng. Còn ngươi thì đi lại lanh chanh, chấp vào các việc vụn vặt đời thường không rứt ra được.
Phố nhỏ, nhà nhỏ, đường nhỏ mà thu góp khách muôn phương. Còn ngươi thì sa vào các tướng trạng và hình thức bên ngoài và xa rời cuộc sống bình thường.
Những nét chân quê hài hòa cùng tinh hoa bốn biển để thành cái chất cái hồn của Phố Cổ Hội An. Còn ngươi thì cóp nhặt sao chép hình thức bên ngoài mà không thấm vào cái hồn cái chất của gió muôn phương.
Phố Cổ nhỏ mà đầm ấm,, thân thiện, khiến bốn biển thành một nhà, bình an trong cái hồn xứ Quảng. Còn ngươi thì luôn phán xét nên sinh dấu tranh hí sự, nên chữ Hòa không có, nói gì đến chữ Đồng. . . .
Hỡi ôi, cái hồn đất Việt sẵn sàng tiếp nhận nuôi dưỡng kết hợp hài hòa với muôn sự muôn việc để thành cái chất Hội An. Cổ kính mà không lạc hậu, thu góp mà không rối loạn, yên lặng mà tràn đầy sức sống.
Ở Phố Cổ thời gian như ngừng lại, phi thời gian. Không gian như mở rộng ra vô cùng vô tận. Phi không gian. Suốt ngày suốt đêm gió muôn phương thổi về lồng lộng mà không làm phai nhạt cái chất cái hồn cái tình cái nghĩa đằm thắm dịu dàng trang nghiêm ngộ nghĩnh của người dân xứ Quảng. . . .

Than ôi! "Cái Thằng Tôi" đang đứng trên cầu bắc qua sông Hoài, đối diện với phố cổ. Hắn tự vấn lương tâm thấy xấu hổ, nên "cái Thằng Tôi" này tự sám hối trước vị Thiền Sư Phố Cổ Hội An !


Cổ kính Phố Cổ Hội An / 9/7/2010 :




























Phố Hoài bên bờ sông /Hội An /7/2010





Lặng yên Phố Cổ Hội An / (/7/2010 :
















. . . . . .

Mời các bạn xem phim:



>>>>>>

Đầm ấm Phố Cổ Hội An / 9/7/2010 :












Sân hát Bài Chòi /Phố Hoài/Hội An /9/7/2010




Đánh Bài Chòi / Phố Hoài/ Hội An /97/2010





Đón gió muôn phương / Trên sông Hoài/ Hội An /9/7/2010





Tượng Thiên Cẩu ở Chùa Cầu / Phố Cổ Hội An /7/2010




Sắc màu Hội An / 9/7/2010






Con mắt gỗ trên các cánh cửa ở phố cổ Hội An / 7/2010 :

Đôi mắt gỗ bao đời rồi vẫn ở đó, khắp nơi trong khu phố cổ, với mảnh vải đỏ phất phơ gọi hồn quá khứ. Đôi mắt lặng yên nhìn dòng đời đang chảy vào vô tận. Lặng yên chứng kiến không bao giờ nhắm lại. Khi chúng tôi chia tay Hội An, gió sông Hoài lồng lộng, đôi mắt gỗ mở to ngơ ngác nhìn chứng tôi ra đi mà không chớp mi. Haha. . .ha. . .Đôi mắt muốn nói gì, chỉ có chúng tôi là biết được, Trời Đất Quỉ Thần chắc chẳng ai hay. . . .
Hề hề. . . .Chia tay Hội An, chia tay với muôn ngàn con mắt gỗ đang lặng yên chứng kiến cảnh dâu bể của cuộc đời.





Mời các bạn xem phim:







>>>>>>>>

Đường Hồ Chí Minh ở phía Đông

Rời phố cổ Hội An chúng tôi đi về phía Tây Nguyên theo quốc lộ 14B.

Trước khi lên đường làm chuyến vân du qua Trường Sơn, chúng tôi ghé lại Đà Nẵng để uống cà phê và chờ lấy túi bánh chưng do chư huynh Đà Nẵng gửi tặng để ăn đường. Lang thang trên đường, hay đâu thì dừng đấy, đẹp đâu thì ở lại ngắm ở lại chơi. Mãi gần tới trưa thì đến KonTum.

Chúng tôi ăn trưa ở một quán bên đường. Ăn chay nên quán mặn lúng túng khi phục vụ. Xe chạy một chặp thì trời đổ mưa rất lớn. Ngồi trong xe nhìn núi rừng Ngọc Linh mờ ảo qua màn mưa, sấm chớp đùng đùng, nước chảy ào ào trên đường núi. Trường Sơn tối đen hùng vĩ hoang dại và đẹp lạ lùng. Phía dưới thung xa, các ngọn đồi cà phê san sát như bát úp. Chỗ thì mưa tối đen, chỗ thì nắng vàng tươi thật lạ. Trâu và bò đi thành từng đàn dài trên đường. Đồng bào dân tộc gùi thổ sản sau lưng đi chầm chậm trong mưa. Nhà sàn ven sườn đồi đang lặng yên nhả khói, suối tuôn róc rách, đồng ruộng, nương rẫy xanh tươi. Khói đá bốc lên mờ mịt như mây.

Xe chạy xuyên qua những xóm, những làng, những buôn, những đồn điền cà phê bạt ngàn và những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp. Trên đầu trời xanh ngắt, mây bay ngổn ngang. Trước mặt là núi rừng liên miên bất tận vạch lên nền trời những đường nét chấm phá mạnh bạo và đầy ngẫu hứng. Chúng tôi uống trà và cà phê, ngắm phong cảnh núi rừng thôn bản, trong lòng thấy tràn đầy thú vị. Đất nước quê hương mình đẹp quá, đồng bào mình thân thương quá, đi mãi, ngắm mãi, rong chơi mãi mà chẳng bao giờ biết chán.

Xế chiều thì xe đến Pleiku. "Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông. . . " lời bài ca quả đúng như vậy. Phố núi chập chùng, nhà cửa ở lẩn trong cây và sương mù. Mây khói lãng đãng thơ mộng. Hoa nở khắp nơi. Mùi cà phê rang thơm lừng trong gió núi. Gặp huynh Ngân ở quán cà phê Cuội. Quán cà phê nổi tiếng ở đây, làm bằng đá ong bên bờ sườn đồi ngập tràn hoa lá. Chúng tôi qua đêm ở Pleiku để sáng sớm lên đường đi Ban Mê.

Đến trưa xe chúng tôi đến Nhà Tổ Ban Mê. Ở đây Huynh Thiện Bình và chư huynh Đắc Lắc cũng như bà con học viên đã chờ sẵn. Ăn cơm chay, hàn huyên tâm sự, uống trà rồi lại chia tay. Chúng tôi theo đường Đông Trường Sơn xuyên qua rừng núi và các đồn điền cà phê bạt ngàn, lượn theo đường Vành Đai Biên Giới Tây Nam qua Bình Phước, Bình Dương rồi về Sài Gòn.

Đường đèo uốn lượn. Rừng nguyên sinh hùng vĩ. Đường vắng tanh rất hiếm khi có xe qua lại. Chúng tôi dừng xe giữa rừng già, đứng tại tấm bảng "Vành Đai Biên Giới" để chụp hình kỷ niệm. Ve kêu râm ran, chim rừng gọi nhau bay về tổ. Hoàng hôn đang lảng vảng quanh đây. Đứng ở đường biên giới tổ quốc, một mình với Trường Sơn, trong lòng chúng tôi dậy lên biết bao điều cảm xúc.

Chúng tôi hẹn với nhau, hẹn với Trường Sơn, thời gian gần đây, nhất định sẽ làm một chuyến lang thang trên đường Hồ Chí Minh từ Nam ra Bắc. . . .

. . . . . .

Đường Hồ Chí Minh đi xuyên qua rừng nguyên sinh hùng vĩ / 7/2010



Con đường Vành Đai Biên Giới / 7/2010

>>>>>>>>

Quán Trà PadMe/ Sài Gòn/16/7/2010

Quán Trà PadMe hôm nay đông vui hơn mọi khi.
Trưa nay Thầy đến chơi và dùng cơm chay với mọi người. Chư huynh và bà con học viên tập trung về đông vui, chuyện trò rôm rả. Con tà ở lớp KCDS đợt trước, nay đã thành môn sinh Thiện Duyên. Cô ta hơi gầy hơn trước, nhưng tỉnh táo, hiền hậu và đã hòa nhập với mọi người bình thường. Nghe tin Thầy đến Quán Trà, Thiện Duyên đến xin đảnh lễ Thầy và phụ với các cô các bà làm cơm trưa.
Ai cũng tranh thủ hỏi Thầy về cách dùng Khí Công trị bệnh và phương pháp tu học Đại Thủ  Ấn. . .v.v. . .

-          Có người nói với con là: Công nhận khi đắc khí tập KCDS thì rất tốt: Cơ thể khỏe mạnh, tâm tịnh an lạc và tràn đầy nhận biết. Nhưng khi xả Thiền hết đắc khí thì đâu lại vào đấy. Không diệt được Tham Sân Si. Thưa cụ, cụ nghĩ sao về vấn đề này?

-          Này bạn, năng lượng là cái chung của mọi dạng vật chất, hữu hình và vô hình. Bởi vậy nếu chấp vào cái hình tướng bên ngoài thì chúng sanh và Phật chia lìa. Còn khi đắc khí thì bạn đã lọt vào môi trường đồng nhất với Phật hay bản thể. Thế rồi bạn phải rút ra điều kiện ắt có và đủ để đắc khí là gì. Phải chăng đó là: Tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết. Bởi vì khi đang đắc khí mà Tham, Sân, Si khởi lên hay thất tình, lục dục khởi lên hoặc bị vọng niệm lôi đi thì người tập sẽ không đắc khí nữa.

Trong suốt thời gian tập liệu trình A/KCDS. Cặp song đôi " Tình trạng đắc khíTrạng thái tịnh, an lạc, tràn đầy nhận biết"luôn xảy ra đồng thời, sẽ tạo nên một phản xạ có điều kiện.

Do vậy khi hết tập, trong cuộc sống, lúc nào bạn cũng nhận biết tỉnh giác: lời nói, hành động và ý nghĩ mình, giữ chúng luôn Tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết thì khắc phản xạ có điều kiện sẽ làm bạn tự đắc khí.

Khi lúc nào cũng được vậy thì gọi là "Thường trụ Khí"

Khi bạn thường trụ khí thì Tham Sân và Si không thể phát sinh (Vì nếu có thì bạn sẽ mất đắc khí).

Vấn đề cốt lõi tiếp theo là bạn đừng phân biệt lúc tập và lúc không tập. Lúc tập chỉ là thí dụ minh họa để bạn áp dụng các yếu chỉ của Thiền Động vào cuộc sống. Bạn hãy biến mọi sinh hoạt của mình thành bài tập. Giữ Tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết để đắc khí tự nhiên. Sau đó dùng giác quan thu nhận tín hiệu khách quan mà không phán xét. Năng lượng giác ngộ sẽ làm bạn tự thích ứng tình huống mà không xa rời bản chất tịnh lạc của Như Lai. Giống như khi bạn tập Dịch Cân Kinh vậy, khi ấy bạn nghe nhạc vận khí thực hành muôn vàn chuyển động tự thích ứng với các vật cản hay nội dung thay đổi mà vẫn luôn ung dung, nhàn hạ, an lạc và tỉnh giác.

Vấn đề còn lại là thời gian. Khi áp dụng Thiền Động vào cuộc sống như vậy một thời gian sau, năng lượng và thể xác của bạn sẽ dần hợp nhất hoàn toàn. Khi ấy bạn luôn hoạt dụng và thích nghi với sự sự việc việc. Trạng thái Khí hay năng lượng giác ngộ (Bodhi) và thể xác (Sattva) hợp nhất không kẽ hở gọi là trạng thái: Bodhisattva (Bồ Tát đạo). Thân Tâm hành giả khi ấy gọi là: Vajrasattva (kim cương thân) một trong các yếu chỉ của Vajrayana (Kim Cương Thừa).

. . . . .

 Rong chơi trên sông Sài Gòn/16/7/2010

Buổi chiều chúng tôi theo Thầy ngồi ca nô rong chơi khắp nơi trên sông Sài Gòn.

Trưa mưa lắt rắt, gió sông thổi vù vù, hơi lạnh. Nhưng lướt canô trên sông ngày mưa thì mới thú vị chứ. Bởi vậy chúng tôi cứ đi, trời mưa thì mặc trời mưa. . . .hề hề. . .

Mặt sông Sài Gòn mênh mông, xám xịt, cồn lên những con sóng bạc. Qua màn mưa, nhà cửa phố phường hai bên bờ sông, rừng bần, rừng dừa nước và làng mạc hiện ra lúc có lúc không mơ hồ như trên cảnh thần tiên. . .Hề hề. . . .mới hôm nào đây, vừa lang thang trên rừng Trường Sơn giữa rừng già âm u, thì nay đã lại lướt băng băng trên mặt sông Sài Gòn mênh mông sóng bạc. Đúng là như mây trời lang thang khắp nẻo trần gian, đi mà chẳng để lại dấu vết gì, tướng trạng luôn thay đổi, muôn hình vạn trạng, tùy thời tùy duyên, khế lý khế cơ, hoạt dụng thích ứng. . . .chẳng biết đâu mà lần. . . hề hề. . . .

Rong chơi trên sông mãi đến khi trời sụp tối chúng tôi mới cho ca nô quay về.

Sài Gòn đã lên đèn. Ánh sáng phố phường và từ những con tàu khổng lồ hắt xuống mặt sông đầy màu sắc, lung linh, huyền ảo. Gió sông thổi vù vù, canô lướt băng băng, sóng cồn lên ở hai bên mạn tàu.

Gió sông thổi xuyên qua cái Thân trống rỗng, xuyên qua cái Tâm lồng lộng. Còn tiếng cười Vô sự thì như tiếng đời reo vui, lan dài trên mặt sông đầy những con sóng bạc.

. . . . .


Sông Sài Gòn



Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản của tỉnh Bình Phước, chảy qua Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ của tỉnh Bình Dương), Thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè và gọi là sông Nhà Bè (tức là dòng hợp lưu của hai sông Đồng Nai và Sài Gòn.
Sông Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận thành phố dài khoảng 80 km, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện tích lưu vực trên 5.000 km².
Vì chảy qua nhiều vùng nên sông mang nhiều tên khác nhau:
    * Từ đầu nguồn đến gần chợ Thủ Dầu Một gọi là sông Ngã Cái.
    * Đoạn từ chợ Thủ Dầu Một đến cư xá Thanh Đa (Thành phố Hồ Chí Minh) gọi là sông Thủ Khúc.
    * Đoạn cư xá Thanh Đa cho đến chỗ đổ vào sông Đồng Nai (mũi Đèn Đỏ) có tên là sông Sài Gòn hay sông Bến Nghé (tên chữ là Ngưu Chử giang, trong sách Gia Định thành thông chí ghi làTân Bình giang, vì ngày xưa chảy qua phủ Tân Bình.
Sông này có các cảng lớn thuộc hệ thống Cảng Sài Gòn. Ngoài ra, ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Thầy Cai, Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...

(Rong chơi trên sông Sài Gòn)





Trời mưa lắt rắt, gió thổi vù vù,  lướt thuyền trên sông càng khoái. . . .hề hề. . .







Tài xế này hơi xịn. Nhỡ có chìm thì bơi vào bờ ngán gì. . .hề hề. . .





Ca nô lướt nhanh trên mặt sông. Sóng cồn lên trắng xóa. Dòng sông cười reo vui trong gió lạnh. . .




Thành phố đã lên đèn





Tàu du lịch có hình con cá đang lên đèn, chuẩn bị ngao du trên sông





Ánh đèn chiều xuống nước thành muôn ngàn sắc cầu vồng lung linh huyền ảo




>>>>>>>>