Rời thành phố biển, chúng tôi vào Sài Gòn. Thành phố HCM bây giờ to lớn quá. Bê tông ngồn ngộn. Nhà cửa san sát chen chúc, xe cộ nối đuôi nhau không dứt. Kẹt xe, khói bụi, những dòng kênh đen và những con đường đang thi công nham nhở. . . .Thành phố như một tổ ong lớn đang phơi mình ngoài nắng và khói bụi. Tiếng động cơ xe, tiếng người, tiếng búa máy công trình và vô vàn tiếng động khác tạo thành một âm thanh đặc trưng rì rì rầm rầm không bao giờ dứt, khiến người quen ở rừng ở núi như chúng tôi, có cảm giác không nghe thật nét một âm thanh nào, không nhìn thật rõ một vật gì. . . .Trong cái nắng chói chang. Những bà già và trẻ em bán vé số tha thẩn bên cạnh những chiếc xe hơi đời mới bóng lộn. Những cửa hàng mở nhạc dậm dựt ồn ào với những mái đầu xanh đỏ lắc lư, bênh cạnh những mái chùa bê tông với đầu đao cong vút. . .Thật may, chúng tôi ở ngay nhà Tổ ở Bình Dương, xa Sài Gòn khoảng 20 km trong khu dân cư yên tỉnh ít bụi khói và tiếng ồn. . . .Bà con học viên nghe tin Thầy về, đến quán Trà thăm Thầy rất đông. Mời Thầy và chư huynh ăn cơm chay và đi tham quan một số nơi, vì còn mấy ngày nữa mới khai mạc lớp. . . .

1/ Gặp mặt ở Quán Trà Padme
Quán Trà hôm nay đông vui. Thầy về mọi người đến uống Trà, nghe thầy nói chuyện và ăn cơm chay với Thầy cùng chư huynh. Học viên cũ vắng mấy người. Nhưng học viên mới rất đông: Hà Nội có, Nam Địnhh có, Buôn Ma Thuột có, Nha Trang có, Phan Thiết có, Sài Gòn có. . .hề hề. . .gần như cả nước đều có đại diện ở buổi gặp mặt này. Đông vui. . .và cảm động quá! Nhiều người trước kia bệnh hoạn ốm yếu, nay lành bệnh vui tươi hạnh phúc, thấy Thầy và chư huynh thì vừa đảnh lễ vừa khóc, không nói nên lời. Mọi người thi nhau khoe sự tiến bộ và kết quả tu học của mình với Thầy. . . .Thầy cười hề hề. . . hỏi thăm người này, giải đáp cho người kia, pha trò làm cho mọi người cười như nắc nẽ. . . Không khí buổi gặp mặt đầm ấm và đầy tình nghĩa như một gia đình lớn đang có ngày vui. . . .Thầy và chư huynh đang xem cuốn "Hội Nhập Con Người Thật" vừa mới tái bản và cuốn "Bất Truyền Truyền" vừa mới in xong. Chư huynh Sài Gòn thưa với Thầy, số đầu sách của Thầy còn lại là rất lớn, bà con học viên có nhu cầu, nên chư huynh sẽ cố gắng xin giấy phép, xuất bản hết trong thời gian tới.

 

 

2/ Đi lễ chùa Châu Thới Bình Dương/8/1/2010

 -  Thưa thầy gần nhà mình có chùa Châu Thới rất linh và rất đẹp. Con mời thầy và chư huynh ngày mai đi lễ và tham quan chùa

-  Có phải đây là một chùa thuộc hệ phái Lâm Tế. Nghe nói chùa này ngoài gian thờ Phật và Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, còn có các điện riêng thờ Vua Cha và các vị Thánh Mẫu như: Linh Sơn Thánh Mẫu, Diêu Trì Địa Mẫu, Ngũ Hành Nương Nương . . . .và có một bầy khỉ rất đông đến ở trông rất ngộ.

-  Dạ thưa thầy đúng vậy

-  Ông có thể nói sơ qua về lịch sử hình thành chùa và các điểm khái quát để chư huynh có khái niệm trước không?

-  Dạ thưa thầy và chư huynh: Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương và là một trong những ngôi chùa hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ (ở nửa sau TK XVll). Chùa được xây trên ngọn núi Châu Thới (cao 82m) ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, nên có tên chùa Núi Châu Thới. Chùa núi này cách thành phố Biên Hòa 4km, cách Thị Xã.Thủ Dầu Một 20km, TP.Hồ Chí Minh 24km. Cổng chùa bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán ''Châu Thới Sơn Tự'. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ ''TỪ BI - Hỉ XẢ..."'. Giữa Giảng Phật đường có tấm biển đề 4 chữ: ''Châu Thới Sơn Tự", trên biển có ghi thêm dòng chữ ''Tân Dậu niên, chánh ngoặt sơ kiết nhật'' (ngày tốt đầu tháng giêng năm Tân Dậu) bên dưới ghi rõ hàng số 1612 (có thể hiểu chùa được xây năm 1612).

Sách ''Sơ thảo Phật giáo Bình Dương"nói về nguồn gốc ngôi chùa này: ''Ngôi chùa đầu tiên ở vùng đất Bình Dương ngày nay được xây vào khoảng năm 1612, do Thiền sư Khánh Long, trên bước đường vân du hoẵng pháp lên đồi Châu Thới thấy cảnh hữu tình, sư cất một thảo am nhỏ để tu tịnh, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn sau đổi tên thành chùa Núi Châu Thới. Có tác giả cho rằng:''Chùa lập vào năm 1681 và sau này ngài Thành Nhạc trùng tu và hành đạo nơi đây thì hợp lý hơn''. Năm Tân Dậu ghi trên biển chùa Núi Châu Thới nhằm vào năm 1681 là thời điểm hợp lý hơn cả. Nhưng cho dù được thành lập vào năm 1681 chùa Núi Châu Thới ở huyện Dĩ An hiện nay vẫn là ngôi chùa xưa nhất Bình Dương và được hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ. Đến năm 1927, ông Cả Nguyễn Minh Giác đã trùng kiến ngôi chùa. Năm 1938, Sư bà Thích nữ Như Thanh tổ chức trùng tu lớn. Trụ trì ngôi chùa hiện nay là Đại đức Thích Nhựt Phát đã tổ chức trùng tu nhiều đợt.

Chùa có nhiều pho tượng cổ, tháp cổ. Khu đất chùa được xếp là 1 trong 26 di tích khảo cổ học (thuộc thời kỳ kim khí) ở thành phố Hồ Chí Minh. Các nhà khảo cổ học đã tìm được rìu đá, đục đá, nhiều mảnh gốm... có niên đại khoảng 4000 năm. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Ngoài phong cảnh hữu tình, giá trị mỹ thuật, và hiện vật cổ quý giá, chùa còn là di tích anh hùng, nơi từng lưu dấu nhà cách mạng lão thành - Huỳnh Tấn Phát, cơ sở nuôi chứa cán bộ hoạt động bí mật qua các thời kỳ kháng chiến. Là điểm tiếp tế lương thực cho bộ đội Cụ Hồ (chi đội 10 Biên Hòa). Chùa còn hiến cả đại hồng chung cho công binh xưởng cách mạng chế tạo vũ khí chống giặc.

"Văn chung thinh, phiền não khinh.

Trí huệ trưởng, bồ đề sinh"

Đặc biệt chùa nằm trên đỉnh núi Châu Thới, được xem như là một thắng cảnh ở giữa một vùng đồng bằng rộng lớn. Núi cao 82m so với mặt bể, chiếm diện tích trên 25 ha, lại nằm kế cận những khu dân cư của các tỉnh. thành: Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM. Vị trí danh thắng này rất thuận tiện cho việc tham quan, du lịch, vì gần các khu vui chơi nghỉ mát khác như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (Biên Hòa).

Chính vị trí và cảnh quan của núi Châu Thới đã làm tôn thêm vẻ đẹp uy nghi khoáng đãng hiếm có của ngôi chùa này. Nhiều sách cổ đã từng nhắc đến ngọn núi và ngôi chùa trên. Chẳng hạn sách: ''Gia Định Thành Thông Chỉ đã viết: ''Núi Chiêu Thới (nay là Châu Thới) từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt làm tấm bình phong triều về trấn thành Ở hang núi có hang hố và khe nước, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ra ngoài cửa tục''. Sách "Đại Nam Nhất Thống Chí cũng miêu tả chùa Châu Thới gần giống như trên: ''Núi Chiêu Thới tục gọi là núi Châu Thới, ở phía nam huyện Phước Chính 21 dặm, từng núi cao tít làm bình phong cho tỉnh, thành. Khoảng giữa núi Chiêu Thới  có am Vân Anh là nơi Ni cô Lượng tĩnh tu, di chỉ nay vẫn còn Đột Khởi một gò cao bằng phẳng rộng rãi, ở bên có hang hố và nước khe chảy quanh, nhà của nhân dân ở quanh theo. Trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư khánh Long trác tích tu hành.

Trong thời Pháp thuộc, nhờ vào địa thế hiểm trở và cảnh u tịch thanh vắng của ngôi chùa núi, nhiều người yêu nước thường đến đây ẩn náu, tụ hợp để hoạt động chống Pháp: Vào năm 1916 các hội viên của ''Thiên Địa Hội'' thuộc vùng Dĩ An - Lái Thiêu đã đến chùa Châu Thới tập võ nghệ mưu tính việc chống lại bọn cai trị người Pháp. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ, chùa Núi Châu Thới là nơi có nhiều cán bộ, chiến sĩ ta đến ẩn náu và hoạt động cánh mạng.

Đến nay chùa không còn lưu giữ được đầy đủ những long vị và tháp của các vị thiền sư khai sơn mà chỉ thờ các tổ bằng tượng gỗ chạm và một số long vị của các hòa thượng đời sau này. Trước đây tại chùa có ngôi bảo tháp của tổ Thành Nhạc nhưng nay không còn. Được biết tổ Thành Nhạc có nhiều đệ tử nổi danh như ngài Phật Chiếu Linh Quang, ngài Tổ Kim và Thiện Đức... Trải qua hơn ba trăm năm lịch sử đầy biến động chịu bao hủy hoại tàn phá của thởi gian và chiến tranh, chùa Núi Châu Thới ngày nay không còn giữ được dấu tích, di vật nguyên thủy của một chùa cổ được hình thành vào hàng sớm nhất Nam bộ. Hiện chùa là một quần thể kiến trúc đa dạng được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau: gốm ngôi chánh điện, các điện thờ thiên Thủ Thiên Nhãn, Linh sơn Thánh mẫu, Diêu trì kim mẫu, Ngũ Hành Nương Nương và cả điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ở đây còn cho thấy rõ nét sự dung hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian như phần đông các ngôi chùa Phật giáo ở nước ta.

Nhà tổ và giảng đường của chùa được trùng tu vào năm 1930. Năm 1971 hoàn tất việc xây 220 bậc thềm (xi măng) đường dẫn lên chùa, đến năm 1989 xây thêm cửa tam quan. Ngôi chánh điện được xây lại khá quy mô bằng bê tông cốt sắt vào năm 1993... Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Ngoài việc có niên đại hình thành khá sớm cách đây trên 300 năm, chùa còn có nhiều giá trị về đặc điểm cấu trúc cũng như về nghệ thuật tạo hình như đúc, nung, điêu khắc, chạm trổ qua các tranh tượng vật dụng, tự khí bằng đồng, gỗ, đất nung... Chánh điện được thiết kế: Dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí; tầng kế thờ Phật Thích Ca; tăng dưới là nơi thở Phật giáng sinh. Toàn bộ những tượng đồng được đúc tại chùa, do nhóm thợ chuyên môn của xứ Huế thực hiện. Chùa còn thờ bộ Thập Bát La Hán vàThập Điện Diêm Vương bằng đất nung. Đây là hai bộ tượng khá xưa và độc đáo của chùa còn lưu giữ được, cho thấy nghề gốm ở địa phương đã phát triển khá sớm. Chùa cũng còn lưu giữ được ba pho tượng Phật tạc bằng đá khá xưa (có thể vào cuối thế kỷ XVll) và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít được làm bằng cây mít cổ thụ hàng trăm tuổi được trồng trong vườn chùa. Vào năm 1988, chùa đúc một đại hồng chung theo mẫu của chùa Thiên Mụ (Huế) nặng 1,5 tấn cao 2 mét, đường kính 1m2, đặt trên chiếc giá chuông bằng gỗ lim đưa từ Hà Nội về và được nghệ nhân Bình Dương chạm trổ các hoa văn trên đó. Trong các năm 1996-1998 chùa tổ chức đúc thêm bảy tượng Phật bằng đồng và cũng trong năm 1996 chùa cho xây dựng một bảo tháp gồm nhiều tầng lầu cao 24m, dùng làm nơi để các tượng thờ, riêng tầng tư dành để thờ Xá Lợi Phật. Gần đây vào năm 2002, bên phải ngôi chùa lại có thêm một công trình mới gồm một trệt một lầu và bên trên sân thượng có xây bảo tháp thờ tượng quan Âm bằng đồng cao 3m, nặng 3 tấn. Qua bao thăng trầm biến động, phần lớn các di ảnh, hành trạng của hầu hết các vị khai tổ của chùa chỉ còn được lưu truyền qua trí nhớ của các đệ tử.

Đến nay chùa chỉ còn giừ được 5 long vị từ thế hệ truyền thừa đời thứ 40 của phái Lâm Tế dòng Bổn Nguyên như: Hồng Kiềm (đời 40), Nhật Liên (đời 41), Nhật Tâm (đời 41), Lệ Thiên (đời 42), Lệ Huệ (đời 43). Hiện viện chủ của chùa là Hòa thượng Thích Huệ Thông, (Chứng minh của Hội Phật giáo Bình Dương) và trụ trì là Thượng tọa Thích Minh Thiện (Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Bình Dương). Về số cổ vật có giá trị đã được xếp loại tại chùa Núi Châu Thới hiện nay còn lưu giừ được 55 hiện vật (đứng nhì trong các ngôi chùa trong tỉnh).

Lâu nay có một vấn đề luôn khiến cho nhiều người, trong đó không chỉ có tăng ni, Phật tử mà cả giới quản lý bảo tàng văn hóa, du lịch đều phải quan ngại. Đó là việc bảo toàn nguyên vẹn về cảnh quan cũng như sự an toàn của ngôi chùa núi này. Ngôi chùa cổ hơn 100 năm trên núi Châu Thới nói trên hầu như đóng cửa sau ngày 30/4 vì công trình phá núi, bắn đá của một xí nghiệp khai thác đá. Rồi trong vòng 10 năm gần đây, chùa mới được trùng tu, xây dựng lại để tiếp đón khách hành hương và khách du lịch. Do nhu cầu về phát triển xây dựng từ nhiều năm nay người ta đã làm biến dạng, thay đổi một phần cảnh quan chung ngọn núi và đã tạo ra mối đe dọa tiềm ẩn cho an toàn về lâu về dài nền móng mặt bằng của ngôi chùa đã được xếp vào di tích cấp quốc gia. Vì thế các biện pháp cụ thể, khả thi của cơ quan quản lý văn hóa du lịch đã đề xuất như tiến hành cắm mốc bảo vệ, phủ xanh phần đất núi đã bị đào xén. Nhằm bảo vệ cho di tích giá trị này là điều luôn được mọi người, mọi giới hết sức quan tâm....

. . . .

Toàn cảnh chùa núi Châu Thới /Bình Dương/8/1/2010

 

Cổng Tam Quan chùa Châu Thới /Bình Dương/8/1/2010



Mẹ ban ấn cứu khổ
Con thọ ấn ngộ không
Thân không,Tâm rỗng
Huyền đồng viên thông.

Thông công bằng Đại Thủ Ấn /Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Con đi gieo hạt giống cười

Xin ông hóa phép người người đều vui. . .hề hề. . ./

Tượng Di Lặc ngay cổng vào/Chùa Châu Thới/Bình Dương/8/1/2010

 

Gõ một tiếng chuông, con buông mọi sự

Ném dùi chuông rồi, vô sự tự ngân nga. . . .ha ha. . .ha. . .

/Gác chuông chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Mẹ cười, con cũng cười 

Chung quanh như chẳng còn người thế gian

/Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Đảnh lễ Bồ Tát Quan Âm/Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Diệu thanh. . .

Chẳng đánh, chuông vẫn thường ngân nga

Vô thanh. . . .

Cứ đánh, chuông vẫn thành yên lặng

/Đại Hồng Chung chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Rồng vàng. . . .rồng vàng

Lang thang xuống trần gian một chuyến

Dám không?! . . .hề hề  . . . . . .

/Hoa văn Rồng ở chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Khỉ ở chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Vô sinh hiện tướng đản sinh

Giác minh hiện tướng linh minh giữa chùa.

/Luyện công ở Ban Phật đản sinh/Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Điên Linh Sơn Thánh Mẫu/chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Phật tùy duyên hiển tướng

Nương khí trường con hoạt dụng mười phương

/Luyện công trước ban Thờ Linh Sơn Thánh Mẫu/chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Tượng Linh Sơn Thánh Mẫu/Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Tượng Cô/Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Tượng Cậu/Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Tượng Ông Hổ/Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Tượng Thái Tử Tất Đạt Đa đi tu /Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Tình pháp lữ hạnh vô vi

Gặp nhau ta cười cười khì. . . .rồi đi

/Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Lên Đồng nay gặp Thường Đồng

Cậu mừng chợt ngộ Vô Đồng diệu không.

/Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Nam Mô ông Phật Cười

Xin ông truyền  pháp dạy cười độ sanh

/Luyện công trước ban thờ đức Phật Di Lặc/Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Luyện công trước ban thờ Tổ Đạt Ma/Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Luyện công trước ban thờ Mẹ Địa Mẫu /Chùa Châu Thới /8/1/2010

 

Luyện công trước ban thờ Vua Cha (đức Đại Pham Thiên Vương) /Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

 

Niết bàn sao nhập niết bàn ?!

Mênh mang hoạt dụng thường nhàn thế gian

Luyện công ở ban Phật nhập Niết Bàn /Chùa Châu Thới/8/1/2010

 

Phù điêu Quan Âm trên tường/ Chùa Châu Thới /8/1/2010

 

Tượng Mẹ Quan Âm đứng trên đỉnh núi Châu Thới có 2 con rồng rất lớn chầu hai bên /Chùa Núi Châu Thới/8/1/2010

 

Con nghê và hộ pháp đứng trước chùa/Chùa Núi Châu Thới/8/1/2010

 

Xe chúng tôi chạy theo con đường nhựa uốn lượn theo sườn núi. Dấu vết khai thác đá làm chùa như đứng trên một miệng vực sâu. Với vách đá cao vút, dưới chân đọng nước như một cái hồ nhỏ. Công trường khu bên cạnh đang thi công. Trên sân chùa, tượng Bồ Tát Quan Âm khổng lồ có 2 con rồng chầu, đang yên lặng mỉm cười trong bụi mù và cái nắng chói chang.

Mấy bà bán hương đăng đồ lễ ngồi ngay trong sân chùa. Một bầy khỉ đùa nhau chạy nhảy trên mái và trên các cây lớn xòe tán.

Chùa cũng đang xây dựng. Gạch đá sắt thép để ngổn ngang. Bụi bám đầy lá cây và trên các pho tượng an vị ngoài trời. Chổ kia Thầy đang phủi bụi và nhặt rác trên tương ngài Di Lặc bày ngay lối vào. Một bà bán trái cây ngồi ngay đấy cười với thầy;

-        Ối hơi đâu mà lau chùi, dọn rác. Tí nữa thôi là tụi khỉ lại ném lung tung cả đấy mà. . .

Chùa rất nhiều tượng đẹp. Điển quang rất mạnh. Chúng tôi theo thầy đi lễ các nơi. Khác với những nơi khác. Ở chùa Châu Thới này, tại mỗi ban Thầy đều nhận điển quang luyện công rất lâu trước khi hành lễ. Tại điện Linh Sơn Thánh Mẫu. Bà vãi đang gõ chuông để thầy hành lễ, tự nhiên khóc nức nở, chấp tay đảnh lễ thầy và bảo rằng, một tay bà lâu nay đang đau yếu không nhấc lên được, bây giờ tự dưng lại đưa lên đưa xuống dể dàng.

Trong cái nắng cháy da. Tôi theo thầy vừa đi lễ Phật vừa thầm mong có một cơn mưa, để nước trời rửa sạch mọi bụi bặm của trần thế nơi chốn trang nghiêm thanh tịnh này. . . . .

Mời các bạn xem phim

Đi lễ chùa núi Châu Thới/Bình Dương/8/1/2010



. . . . . .

Đi lễ chùa Thiên Hậu Thành Phố HCM/9/1/2010:

Chùa, thờ bà Thiên Hậu là chính. Bà được người Quảng Đông gọi là "A Phò" (Đức Bà). Người Phúc Kiến và Hải Nam thích gọi bà là "Đạo Mẫu". Theo học giả Vương Hồng Sển thì bà có tên là Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng Ba năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Sau đó, tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Phật giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ "Nguyên vị bí quyết" và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo. Một lần, cha bà tên Lâm Tích Khánh ngồi thuyền cùng hai trai (anh của bà), chở muối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền gặp bão lớn...Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà, ép bà trả lời, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".

Tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu hay còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, các nhóm người Hoa di cư sang làm ăn, sinh sống ở xứ ta, tập tục tín ngưỡng và lễ hội của nó được lưu truyền sang Việt Nam khá lâu đời. Các miếu cung thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu có mặt khắp từ Bắc chí Nam, nhất là những trung tâm thương mại lớn thời trước nơi có nhiều người Hoa định cư, làm ăn buôn bán như: Thiên Hậu cung ở Phố Hiến (Hải Hưng đền thờ ở phía đông thành Hà Nội, chùa Bà ở Hội An, các chùa cúng thờ thần nữ từ duyên hải Trung bộ vào đến Đồng Nai, Gia Định xuống tận Cà Mau, Hà Tiên. Chùa Bà "Thiên Hậu cung" ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) là một cơ sở tín ngưỡng được ra đời trong trường hợp tương tự, gắn bó với quá trình định cư của cộng đồng người Hoa trên vùng đất này. Tư liệu lịch sử cho biết, năm 1679 hơn 3.000 binh dân người Hoa được phép vào định cư ở Bàn Lăng (Biên Hòa) và Mỹ Tho (Tiền Giang). Năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào Nam lập phủ Gia Định, lấy đất Đồng Nai lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn thì "Con cháu người Hoa ở Trấn Biên lập thành xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn lập thành xã Minh Hương". Miếu Thiên Hậu ở thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, được thành lập vào giữa thế kỷ XIX, nằm trên bờ rạch Hương Chủ Miếu. Năm 1880, người Hoa xin phép xây thêm nhà túc. Đầu thế kỷ XX (1923), miếu được di dời về vị trí hiện nay (nằm cạnh trường Phú Cường 2, đường Nguyễn Du). Dân gian vẫn quen gọi là chùa Bà Thủ Dầu Một.

Chùa nằm trên một diện tích khá lớn, được xây theo lối kiến trúc của người Hoa, với mái ngói ống, diềm mái màu ngọc thạch và hai con rồng được trang trí trên đỉnh mái theo mô típ "lưỡng long trân châu". Cổng vào chùa được sơn đỏ, đưa khách đi qua một khoảng sân rộng. Nơi góc sân có tháp nhỏ dùng để đốt giấy tiền vàng bạc khi cúng. Bàn thờ Thiên Phụ Địa Mẫu được đặt trước cửa ra vào với hai rồng chầu hai bên. Sân miếu cũng là nơi sinh hoạt của thanh thiếu niên người Hoa. Hai con lân được tô màu rực rỡ chào đón khách ở hai bên lối đi vào miếu. Miếu được cấu trúc khá rộng, với 3 dãy nhà liền nhau theo hình chữ Tam gồm tiền điện, trung điện, chánh điện. Hai bên cửa vào có bàn thờ Môn Quan và Thổ Thần. Trên trần của gian tiền điện luôn có hàng chục vòng nhang hình nón nghi ngút cháy, hun đen và làm bóng thêm các vì kèo, ngói và hàng cột chống đỡ miếu. Vì kèo giả thủ, được cấu trúc ở cả ba gian. Hàng cột nào cũng có câu đối vàng nổi hẳn lên trên nền gỗ nâu đen bóng. Tại ba gian chính đặt ba bàn thờ ngang nhau. Bàn nào cũng có hoành phi, trang thờ và tượng cốt mặc áo rực rỡ. Tượng bà Thiên Hậu được đặt trang trọng tại bàn giữa. Hai bên là bàn Ngũ Hành Nương Nương và Ông Bổn, Bà Bổn. Tám nghi trượng dựng dọc hai bên tượng cùng với kiệu Bà dùng trong ngày lễ vía. Tại đây cũng đặt chuông trống. Năm bàn thờ được đặt ngang từ ngoài vào, được chạm khắc khá tinh xảo. Có bàn trang trí hình nhân bát tiên và cẩn ốc. Ở các dãy bàn này, vào ngày lễ vía Bà, heo sống, heo quay, trái cây, bánh ngọt... được đặt lên dâng cúng. Bức hoành phi treo trước trang thờ Bà ghi bốn chữ Hán: "Hải quốc từ vân".

Thiên Hậu được xem là Thần phù hộ cho người đi biển. Thiên Hậu Thánh Mẫu cũng được coi là thần bảo hộ giới nữ, phù hộ cho công việc làm ăn buôn bán và trong chừng mực khá phổ biến là thần tài thần lộc. Điều này giải thích các hình thức cầu tài cầu lộc biểu hiện trong lễ hội chùa Bà vào ngày rằm tháng giêng - lễ Thượng nguyên.

Hàng năm, vào ngày rằm tháng giêng âm lịch Ban quản trị miếu đều tổ chức vía Bà. Hội lễ được khai mở rất long trọng với nhiều nghi thức. Đông đảo người Việt, người Hoa từ khắp nơi đổ về lễ bái, cầu phước, lộc, thọ, rước kiệu Bà. Cao điểm của lễ hội bắt đầu vào đêm 14. Đường vào chùa chật như "nêm cối". Đa số khách hành hương từ TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước... Tham dự lễ hội nhộn nhịp nhất có lẽ là gian đấu thầu đèn lồng gây quỹ nhằm làm việc công ích. Có đến 12 đèn lồng tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Những chiếc đèn lồng to được tạo tác công phu và mỹ thuật. Mỗi đèn đều có câu thơ khác nhau tạo thành một hàng dài trước sân chùa đập vào mắt người xem hội rất ấn tượng.

Trong những năm gần đây, Ban tổ chức có cho đấu giá chiếc lư hương đặt trước hương án chính điện. Ai trúng thầu sẽ được đặc quyền thỉnh chiếc lư hương này đặt trên kiệu Bà trong lễ rước. Người đấu thầu nói chung, ngoài niềm tin được Thánh Mẫu phù hộ, họ còn lấy làm vinh dự về sự đóng góp hào phóng của mình đối với việc công ích cho cộng đồng, cho xã hội.

Các khách đến lễ bái nhân dịp lễ này lên đến hàng vạn người bao gồm dân chúng từ khắp các tỉnh thành ở Nam bộ. Do đó, trên sân chùa rộng khoảng 600m2, hàng trăm ngàn người đến lễ bái xin lộc hay cúng tạ ơn Bà đã phù hộ cho họ gặt hái được thành công trong năm qua. Lễ vật dâng cúng nói chung là tùy từng người không có lệ phân biệt vật phẩm là thực vật hay động vật.

Lễ rước cộ Bà được tiến hành sau lễ đấu giá lồng đèn. Các đội múa lốt (hẩu, lân, rồng, sư tử) vài chục con lần lượt từ phía tam quan kéo vào sân biểu diễn để chúc tụng Bà, hầu Bà. Trong những năm gần đây, ngoài các đội múa lốt còn các đoàn "sân khấu hóa", thầy trò Tam Tạng -Tôn Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng và Bát Tiên tham dự trình diễn ở đây và trong đám rước.

Đám rước mở đầu lúc 14 giờ hoặc 15 giờ xuất phát từ chùa Bà, qua các con đường chính trong thị xã rồi trở lại chùa vào lúc 18 giờ cùng ngày. Đoàn đi đầu lễ rước với sắc phục chỉnh tề, theo sau hàng trăm người. Tiếng trống, phèng la, bên cạnh đội hẩu, lân, rồng... các thiếu nữ gánh hoa tươi cười, duyên dáng, trẻ trung... càng làm tăng thêm sự sôi động của ngày hội Xuân tại chùa Bà. Trên đường cộ Bà đi qua, nhiều gia đình bày hương án ra trước hiên nhà hay ngoài sân, ngoài cổng để nghênh đón kiệu Bà. Ý nghĩa của việc rước cộ Bà là để "Bà thăm viếng dân tình" và để bá tánh chiêm bái, cầu phúc. Thực ra, những cuộc rước thần thánh nói chung ở các đình, chùa, miếu mạo... là cách đưa sự linh thiêng vào cuộc sống, tạo sự kết nối giữa thánh thần với đời thường, là dịp để mọi người vui chơi, giải trí trong không khí tín ngưỡng dân gian như mọi hội hè, đình đám của truyền thống văn hóa dân tộc.

Đề cao Bà Thiên Hậu, ngưỡng mộ và phụng thờ Bà như một vị hiển thánh, bà con người Hoa muốn thông qua tấm gương của Bà mà giáo dục cộng đồng của mình hãy học tập lòng hiếu thuận, đức nhân hậu của Bà, sống có đạo nghĩa. Mặt khác, trên con đường vượt sóng gió biển khơi, đi về hướng nam tìm đất lập nghiệp đầy gian truân, họ luôn cầu nguyện Bà giúp đỡ, phù hộ và sau khi đã định cư, ổn định đời sống, sum họp đông vui, làm ăn phát đạt trên đất Việt Nam, quê hương thứ hai của họ, họ cùng nhau lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn. Trải qua nhiều năm tháng, chùa Bà Thiên Hậu đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh, không chỉ có người Hoa Quảng Đông, mà cả người Triều Châu, Phúc Kiến, người Hẹ. Nhiều người Việt cũng thường đến cúng bái ở chùa tham gia các lễ hội, ngày tết hằng năm với lòng thành kính chân tình, điều đó nói lên sự gần gũi về mặt tín ngưỡng, đồng thời cũng phản ánh tinh thần đoàn kết cộng đồng giữa Hoa và Việt đã được hình thành trong quá trình khai phá vùng đất mới.

. . . . . . .

Mua đồ lễ trước cổng chùa Thiên Hậu/TP. HCM/9/1/2010





Chùa Thiên Hậu TP. HCM/(/1/2010





Ban thờ Bà Thiên Hậu/chùa Thiên Hậu TP.HCM/9/1/2010




. . . . . .

Đi lễ chùa Tây Tạng/TP.HCM/10/1/2010:

HT Thích Nhẫn Tế lúc sinh thời đã từng qua Tây Tạng thụ pháp. Khi về nước ngài trụ trì chùa Bửu Hương sau đổi tên là chùa Tây Tạng.

Chùa Tây Tạng đã được nhiều lần trùng tu và ngày thêm trang nghiêm theo lối kiến trúc kết tân. Chánh điện thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật còn tại thế. Ở giữa điện thờ Phật Thích-Ca (tượng cao thiền tọa 2m3). Chung quanh gồm chư Phật ở các vị trí như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc; tầng kế thờ Phổ Hiền, Văn Thù; tầng trên là Quan Âm, Thế Chí...Đặc biệt đích thân Hòa thượng trụ trì (tức hòa thượng Tịch Chiếu, hiện còn tại thế, tuổi đã ngoài 95) cũng góp phần tham gia vào việc chỉnh sửa trong quá trình tạo tác một số ảnh tượng Phật như tượng Đức Bổn Sư... cho được hoàn mỹ hơn... Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa Tây Tạng. Chánh điện cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp (stupa), tứ giác có chiều cao trên 15 mét. Cách thiết kế tầng thượng ở mặt bằng nóc chùa... năm điện thờ Ngũ Trí Như Lai (chiều cao mỗi vị 1m5)...

Bên ngoài 4 góc chùa hiện nay có an vị 4 pho tượng Tứ Đại Thiên Vương rất lớn. Ở góc bên trái chùa có cái tháp xây theo lối mật với các tầng thể hiện : Đất Nước, lửa, gió. Nói chung, gọi là chùa Tây Tạng, nhưng đối với một người đã từng đi Tây Tạng nhiều lần, tôi thấy nó không giống chùa Tây Tạng mấy, dù người làm đã cố thể hiện như vậy. Chùa Tậy Tạng thường có tranh tường rất lớn và rất đẹp, sử dụng màu sắc đặc trưng, các pho tượng đều thể hiện nét đẹp hình thể với màu sắc phối hợp để kích hoạt khí, đặc biệt là phải có  biểu tượng con mắt Phật rất đặc trưng kiểu Tây Tạng. . .v.v. . .cũng như phải có nhiều dây cát tường chăng quanh chùa với hình Phật, Bồ tát và các bài kinh, bài chú in trên các lá cờ nhỏ ấy. . . .v.v. . Chùa Tây Tạng ở đây, sau nhiều lần tu sửa thì hiện giờ chẳng còn nét gì dân tộc tính của người Việt, còn gọi là chùa Tây tạng mà cái thần và cái hồn của ngôn ngữ màu sắc và hình thể thì chẳng giống gì chùa Tây Tạng thật sự. Thật tế trông nó giống cái chùa Trung Quốc hơn, khi các tượng Phật tuy được cố ý sơn hơi nâu đen nhưng vẫn là phong cách Trung Quốc từ nét mặt cho tới y phục che kín toàn thân. Từ cách chư tăng mặc màu vàng thay vì màu nâu đỏ của các lạt ma. Từ cách tụng chú trì kinh kiểu Đông Mật (Trung Quốc, Nhật) như mọi chùa khác chứ không phải cách trì tụng với tam mật tương ưng theo phong cách Tây Mật của người Tạng.

Chùa là sự kết hợp giữa phong cách Trung Quốc là chính với một chút Tây Tạng. Nó minh chứng cho sự tìm tòi cái mới để mong làm sinh động thêm cho truyền thống Nguyên thủy và Đại thừa đã có từ lâu.

. . . . . . .

Tượng Tứ Thiên Vương thay cho hai vị Hộ Pháp trước cửa chùa như ở mọi nơi

/ Chùa Tây Tạng/TP.HCM/10/1/2010




Tượng Bồ Tát Quan Âm trước chùa rập theo phong cách Trung Quốc

/Chùa Tây Tạng/10/1/2010





Tượng Phật và Bồ tát rập khuôn Trung Quốc khác với dòng tượng nhiều màu sắc và thể hình của Tây Tạng.

Chánh điện/Chùa Tây Tạng/10/1/2010





Luyện công ở ban thờ Tổ/Chùa Tây Tạng/TP. HCM/10/1/2010





Chú tiểu bé xíu mặc màu xám thay vì màu nâu đỏ của Tây Tạng

Chùa Tây Tạng TP. HCM/10/1/2010





Chư Tăng Ni mặc áo vàng thay vì áo nâu đỏ và đang tụng kinh và trì chú theo kiểu Đông Mật (Trung Quốc, Nhật) thay vì hành trì theo lối Tây Mật (Tây Tạng).

Chùa Tây Tạng TP.HCM/10/1/2010



. . . . . .

Tham quan khu du lịch Đại Nam/Bình Dưong/11/1/2010:

Khu du lịch Đại Nam ở Bình Dương tổng diện tích 450ha (trong đó giai đoạn một là 261ha đã hoàn tất việc đầu tư xây dựng), Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến được xem là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á về diện tích. Khu du lịch bao gồm nhiều hạng mục được ghi vào sách kỷ lục VN như quần thể đền Đại Nam Văn Hiến tôn vinh văn hóa lịch sử VN với diện tích 9ha có Kim Điện với các pho tượng thờ, phù điêu, các vật dụng thờ cúng được dát vàng 24K và dòng sông nhân tạo Bảo Giang lớn nhất VN (720m) uốn lượn xung quanh đền và chảy qua chân dãy núi Bảo Sơn cũng đang nắm giữ kỷ lục núi nhân tạo dài nhất VN (250m). Trong lòng dãy núi này tái hiện 12 kỳ án liên quan đến lịch sử nước nhà và là nơi ở của hàng nghìn con chim yến tự nhiên bay về làm tổ. Ngoài ra, trong giai đoạn 1, cụm khách sạn xây dựng theo kiến trúc tường thành dài nhất VN (13km) cũng đã kịp hoàn thành với chiều dài gần 3km và 134 phòng ở tiêu chuẩn 3 sao cùng trung tâm hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, các công trình lớn gồm đền Đại Nam Văn Hiến, khu vui chơi giải trí (với hầu hết các trò chơi đều lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và do các chuyên gia nước ngoài lắp ráp, vận hành), vườn bách thú, khu mua sắm, khách sạn, khu vực ẩm thực đã cơ bản hoàn thành. Các hạng mục quy mô khác như biển nhân tạo quy mô 22 ha, Đại Nam Phố, rạp chiếu phim 4D, chuỗi cửa hàng, siêu thị, công viên trò chơi với hơn 40 trò chơi hầu hết đều xuất hiện lần đầu tiên tại VN như du ngoạn, ngắm cảnh trên khinh khí cầu ở độ cao 50m. Theo ông Huỳnh Phi Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, đến nay công ty đã đầu tư 1.800 tỷ đồng cho tổng công trình ước tính khoảng 3.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, mỗi ngày công trình này tiêu tốn khoảng từ 1.000 đến 2.000 nhân công.... Trong vòng 10 năm đã chi gần 2.000 tỷ đồng, tương đương 1 năm khoảng 200 tỷ đồng, vị chi khoảng 1 tỷ đồng/ngày. Giai đoạn hai của công trình với tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỉ đồng thực hiện theo phương thức cuốn chiếu trong thời gian ba năm bao gồm các hạng mục xây dựng vườn thú ban đêm, khách sạn 5 sao, khu tham quan Việt Nam thu nhỏ, casino... Trong đó có dự án biển nhân tạo rộng 22ha. 3.000 tỷ đồng cho một khu du lịch tâm linh, một "ngôi chùa" rất hoành tráng to nhất Đông Nam Á ... Có người đã ví khu Du Lịch Tâm Linh Đại Nam này với điện Thái Hòa hay quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc ...Trong lòng núi giả là thạch động... nơi mô phỏng lịch sự của Việt Nam bằng nghệ thuật tượng hình và sắp đặt... Tất cả đã tạo nên 1 công trình hoành tráng với các dân tộc anh em, Trọng Thủy, Mỵ Châu, các dòng vua ngày xưa, Long, Lân, Quy, Phụng . . .v.v. . Nói chung đây là một khu du lịch lớn và rất đẹp.

-       Này chú ba, chú thấy thế nào có đẹp không?

-       Ừ, rất lớn và rất đẹp, tiêu tốn nhiều tiền của, phong cách kiến trúc làm mình tưởng đang ở Điện Thái Hòa hay Thiên An Môn của Trung Quốc.

-       Tôi thấy hoa văn trống đồng, chim hạc, tượng các anh hùng danh nhân người Việt rất nhiều mà

-       Ừ, đúng vậy, nội dung là lịch sữ Việt nhưng cách biểu thị thì rập khuôn Trung Quốc.

-       Đây là cái chùa đầu tiên mà mình thấy nó làm nổi bật tính anh hùng, cái văn hóa Việt, lịch sử đấu tranh dựng nước của dân Việt mình kết hợp với văn hóa Phật giáo.

-       Ừ, cái khó là kết hợp như thế nào, hài hòa hay còn có sạn.

-       Hề hề. . .con chưa hiểu ý chú Ba. . . .

-       Trong chánh điện ta thấy để tượng Vua Hùng, bác Hồ và đức Thánh Trần ở dưới Phật là chưa ổn. Tổ Trần Nhân Tông thì được vì ngài đã xuất gia. Chứ Vua Hùng, Bác Hồ và đức thánh Trần có là Phật tữ đâu?. . . .hề hề. . .

-       Này chú Ba, đây là cuốn Đại Nam Tâm kinh của khu du lịch này.

-       Hề hề. . . .Phật giáo có Bát Nhã Tâm Kinh thì ông chủ khu du lịch này cũng có Đại Nam Tâm Kinh chứ có gì là lạ !

. . . . . .


Xe chở khách tham quan/Khu Đai Nam Bình Dưong/11/1/2010





Dưới chân tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc mẫu Âu Cơ / Bình Dưong/11/1/2010





Kỳ đài/ Khu Đại Nam Bình Dưong/11/12010



 

Cổng vào Đền Thờ /Khu Đại Nam/Bình Dưong/11/1/2010





Toàn cảnh chùa và hồ nước trước chùa trong khu Đại Nam/Bình Dương/11/1/2010
(Trong Đền có thờ Như Lai, Vua Hùng, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Bác Hồ và Đức Thánh Trần Hưng Đạo, cùng các anh hùng liệt si)





Cầu đá vào chùa /Đại Nam/Bình Dưong/11/1/2010





Hai bên chùa có tượng đức Thánh Trần và Thánh Gióng đều dát vàng rất đẹp/Khu Đại Nam/Bình Dương/11/1/2010





Đền Thờ dát vàng rất đẹp/Khu Đại Nam/Bình Dưong/11/1/2010





Chánh điện khu Đại Nam /Bình Dưong/11/1/2010





Phù điêu dát vàng minh họa lịch sử bên trong chánh điện/Khu Đại Nam/Bình Dương/11/1/2010





Một cái đèn trần dát vàng trong khu Đại Nam/Bình Dương/11/1/2010






Sau đền có khu giả sơn, tháp và hồ nước /Khu Đại Nam Bình Dưong/11/1/2010





Minh họa lịch sử bằng nghệ thuật tạo hình và sắp đặt/ Trong lòng núi giả sau chùa/Khu Đại Nam/Bình Dương/11/1/2010





Cho cá ăn/Khu Đại Nam Bình Dưong/11/1/2010





Trên đỉnh Tháp sau Đền/ Khu Đại Nam/Bình Dưong/11/1/2010





Rùa vàng trong thạch động /Khu Đại Nam /Bình Dưong/11/1/2010




Xem Đại Nam Tâm Kinh ?! / Khu Du Lịch Đại Nam/Bình Dương/11/1/2010





Đi dạo trong khu Đại Nam/Bình Dương/11/1/2010





Hai con rồng xanh thật to hầu hai bên chùa /Khu Đại nam/Bình Dương/11/1/2010



Ăn chay ở khu ẩm thực / Khu Đại Nam /Bình Dương/11/1/2010



. . . . . .

3/ Khai mạc lớp KCDS từ thiện tại TP. Hồ Chí Minh/11/1/2010

Thành phố ban đêm đẹp và rực rỡ ánh đèn màu. Những đoàn xe nối đuôi nhau. Những dòng người cuồn cuộn như những con sông ánh sáng đang chảy chầm chậm về muôn lối. Không khí ban đêm dịu và mát. Thành phố như một người đang mệt mõi vì phải thức làm việc liên tục chẳng bao giờ được ngủ và nghỉ ngơi thật sự.

Tối hôm nay /11/1/2010 là ngày khai mạc lớp. Từ sớm  Thầy và chư huynh đã đến và đang ngồi chổ kia, bên cạnh những bệnh nhân tàn tật hoặc bị liệt phải ngồi trên xe lăn và trên ghế. Sân Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi Quận 1 TP/HCM đêm nay thật đông vui.. Bà con và bệnh nhân từ khắp nơi trong thành phố nô nức kéo về đây để được học trực tiếp với thầy. Chẳng tuyên truyền quảng cáo gì. Chỉ người này truyền miệng người kia thế mà ngay ngày đầu tiên cũng đông ra phết. Trên 350 người đã đến dự học, chưa kể người nhà của họ đi theo cũng tập luôn. Bởi vì chư huynh đã phát hết 350 phiếu đăng ký học và phiếu trắc nghiệm.

Tiếng nhạc thiền, tiếng cười, tiếng nói, tiếng niệm Phật hiệu khiến Nhà Văn Hóa hôm nay như một ngày hội.  Nhiều người ngồi trên xe lăn hay chống nạng được người nhà dìu tới. Có những cháu bé ôm gối mền theo sau mẹ nó, đang ngơ ngác nhìn đám đông. Có những cụ già run run tay xách chai nước, tay kia ôm chiếc chiếu, đi sau đứa con trọng bệnh của mình. Có những cậu mặc quần bò bó sát người. Có những cô mặc áo thun hở cả ngực đang cười cười nói nói vui như tết. Có những bệnh nhân tâm thần vừa vào tới sân đã lễ thầy và ngồi yên lặng nghiêm túc cùng mọi người. Thôi thì, già, trẻ, bé lớn, nam nữ, đồng bào mình và người nước ngoài đều có đủ. . . .sân tập như một xã hội thu nhỏ với bao đau khổ, phiền muộn và một niềm hy vọng đang được thắp sáng lên trong tâm mỗi người.

Lễ khai mạc tổ chức ngắn gọn nhưng trang nghiêm và ấm áp tình người : Bà con xem một đoan phim ngắn của Đài Truyền Hình Khánh Hòa giới thiệu về phương pháp KCDS trong đợt vừa qua thầy về phát công từ thiện ở thành phố biển. Sau đó Lương Y Phạm Văn Cận Phó Chủ Tịch Hội Đông Y Quận Phú Nhuận đọc lời khai mạc lớp. Một bệnh nhân nữ tập KCDS khóa trước có kết, quả thay mặt toàn lớp phát biểu về kinh nghiệm tập luyện của mình. MC đọc một bài thơ của bệnh nhân lành bệnh cảm ơn KCDS. Hội Đông Y và CLB tặng hoa thầy. Sau cùng Thầy phát biểu với bà con, chúc mọi người chóng lành bệnh và có cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.

Buổi lễ kết túc và Thầy đã phát công ngay buổi đầu tiên.

Bây giờ, mời các bạn xem một số hình ảnh về ngày khai mạc lớp KCDS ở TP.HCM:

. . . . . .

1/Hình ảnh về Lễ khai mạc lớp KCDS từ thiện TP.HCM/11/1/2010

Đến lớp / Lễ khai mạc lớp KCDS từ thiện tại TP.HCM/11/1/2010





Mẹ cháu bị liệt, cháu theo để tập và săn sóc mẹ / Lễ khai mạc lớp KCDS tại TP.HCM/11/1/2010





Dìu người nhà đến lớp tập /Lễ khai mạc lớp KCDS từ thiện tại TP.HCM/11/1/2010





Lương Y Phạm Văn Cận Phó Chủ Tịch Hội Đông Y Quận Phú Nhuận, Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ KCDS của Quận, thay mặt Hội Đông Y Thành Phố HCM và CLB tặng hoa Thầy nhân lễ khai mạc lớp KCDS TP.Hồ Chí Minh/11/1/2010

 

Sân Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi Quận 1 TP.Hồ Chí Minh ngày khai mạc lớp KCDS từ thiện/11/1/201

0

 

Lương y Phạm Văn Cận Phó Chủ Tịch Hội Đông Y Quận Phú Nhuận, Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ KCDS của Quận, đọc diển văn khai mạc lớp/11/1/2010


Bệnh nhân khóa trước tập KCDS có kết quả, đại diện lớp phát biểu ý kiến/Lễ khai mạc lớp KCDS tại TP. HCM/11/1/2010 

 

Bệnh nhân lành và bớt bệnh làm thơ cảm ơn KCDS/Lễ khai mạc lớp KCDS tại TP.HCM/11/1/2010

 

Thầy phát biểu trong lễ khai mạc lớp KCDS tại TP.HCM/11/1/2010

 

Bà con học viên đang nghe Thầy hướng dẫn cách tập / Buổi tập đầu tiên tại TP.HCM/11/1/2010 

. . . .

Mời các bạn xem phim về lễ khai mạc lớp KCDS từ thiện TP HCM/11/1/2010

a/ Khai mạc lớp KCDS từ thiện ở TP/HCM  /11/1/2010



b/ Khai mạc lớp (tiếp theo)/11/1/2010

. . . . . . .

2/ Hình ảnh về lớp KCDS tại TP.HCM/12/1/2010:

Người nước ngoài cũng tham gia tập /Lớp KCDS tại TP.HCM/11/1/2010

 

Con đi gieo hạt giống cười

Ly sanh hỷ lạc người người đều vui                      /Hỏi đáp KC/Lớp KCDS tại TP.HCM/11/1/2010

 

-  Này ta hỏi người bên trong con, CON có muốn tu học với ta không. Nếu không muốn con cứ đi về . . . .hềhề. . .

-  Bạch Thầy con muốn tu học với Thầy

/Lớp KCDS tại TP. HCM/11/1/2010

 

Đến ngày thứ nhì 12/1/2010, lớp học tự nhiên đông thật đông. Trên 400 người ngồi chật cả sân Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi Quận 1, tràn cả ra ngoài cỏ

/Lớp KCDS Thành Phố HCM/12/1/2010

 

Đắc khí / lớp KCDS Thành Phố HCM/12/1/2010

 

Người tàn tật cũng tham gia tập luyện /Lớp KCDS Thành Phố HCM/12/1/2010



Bệnh nhân nặng, không ngồi được phải nằm để thụ Khí /Lớp KCDS Thành Phố HCM/12/1/2009





Học sinh, sinh viên, ngồi cạnh người trung niên và người già/ Lớp KCDS thành phố HCM/12/1/2010




Các cô các chú xem này. . .ngay ngày đầu tiên cháu đã đắc khí . . . .giỏi chưa. . .hề hề. . ./Lớp KCDS thành Phố HCM/12/1/2010





Động tác tự xuất hiện mỗi người mỗi khác, để phù hợp với thể trạng và bênh lý riêng của từng người/Lớp KCDS Thành Phố HCM/12/1/2010





Lớp KCDS Thành Phố HCM/13/1/2010:

Các bạn người nước ngoài cũng đắc khí và tập có hiệu quả/Lớp KCDS Thành Phố HCM/13/1/2010





Nữ Tu cũng tham gia tập KCDS/Lớp KCDS Thành Phố HCM/13/1/2010





Các cháu nhỏ cũng tham gia tập KCDS / Lớp Thành Phố HCM/13/1/2010





Một góc sân tập /Lớp KCDS Thành Phố HCM/13/1/2010




Các bạn người nước ngoài cũng tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh có kết quả /Lớp KCDS Thành Phố HCM/13/1/2010





Ngủ KC để an thần quân bình tâm lý, thông công để hợp nhất với năng lượng vũ trụ và điều khí tự trị bệnh /Lớp KCDS Thành Phố HCM/13/1/2010




Tập Dịch Cân Kinh để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ /Lớp KCDS Thành Phố HCM/13/1/2010




Hôm nay trên 500 người đã tham gia tập KCDS ở sân Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi Quận 1/TP/HCM. Lớp học tuy rất đông nhưng trang nghiêm thanh tịnh và rất có kết quả
/ Lớp KCDS Thành Phố HCM//13/1/2010




. . . . . .

Mời các bạn xem phim


Một ca tâm thần phân liệt / Lớp KCDS Thành Phố HCM/13/1/2010

Ca Tâm Thần Phân Liệt đã đảnh lễ Như Lai, đảnh lễ Tổ và đảnh lễ Thầy suốt buổi. Nó đã chịu qui y và xin tu với Thầy. Mọi người đều cảm động và mừng cho nó.
Đúng là "quay đầu là bờ", lấy tình thương hóa giải hận thù thì thù hận tiêu tan, còn lấy oán báo oán thì oán thù chồng chất chừng nào mới an vui !




Lớp KCDS Thành Phố HCM/13/1/2010



. . . . .

Lớp KCDS Thành Phố HCM/14/1/2010

Hôm nay là tối thứ 4, số người đến tập KCDS ở sân Nhà Văn Hóa thiếu Nhi  Quận 1/ TP. HCM, ngày một đông hơn. Ứớc chừng hơn 600 người, vì Ban Tổ chức đã vừa phát thêm trên 300 tờ trắc nghiệm nữa. Thế nhưng lớp rất trật tự, nghiêm trang và thanh tịnh. Mọi người đều tiếp thu tốt bài giảng của Thầy và thực hành bài tập Dịch Cân Kinh có hiệu quả.
Sau đây mời các bạn xem một đoan băng về buổi tập này:



. . . . . .

-Thưa Thầy, Thầy dặn phải luôn tập thật chậm, thật nhẹ, thật điều hòa và không trong lượng. Sao trong phần thị phạm Dịch Cân Kinh này con thấy động tác tuy nhẹ nhàng bay bướm rất có thần, rất nghệ thuật, nhưng nhiều chổ Thầy chuyển động hơi nhanh hơn bình thường và luôn ăn khớp với nhạc nền. Xin Thầy giải thích thêm về vấn đề này?

- À. Dịch cân Kinh có nhiều giai đoạn. Bài thị phạm là bài Dịch Cân Kinh hoàn chỉnh nên luôn thích ứng tình huống, nhưng phải luôn tỉnh giác, tịnh và an lạc.

Còn người mới học KC, khả năng làm chủ Khí và ổn định tâm lý còn yếu nên phải tập thật chậm, thật nhẹ, không trọng lượng và điều hòa, để dể làm chủ Khí, làm chủ động tác và làm chủ tâm lý.

Sau này khi tập đã thuần thục, người tập sẽ đặt một ly nước trên đỉnh đầu để kiểm tra độ chánh định và tỉnh giác khi hành công. Khi tập Dịch Cân Kinh toàn thân ở mọi tư thế mà không bao giờ làm đổ ly nước trên đỉnh đầu, thì người tập sẽ nâng cao Dịch Cân Kinh bằng kỹ thuật Quán Âm như sau:

1/ Khi ấy ban đầu tập Dịch Cân Kinh Cân bằng Nước với nhạc nền là nhạc Thiền êm dịu trang nghiêm thanh tịnh để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc, gọi là tập với Giả Âm.

2/ Sau đó hành giả thực hành Dịch Cân Kinh Cân Bằng Nước ở ngoài trời với âm thanh của tự nhiên như: tiếng suối reo, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xào xạc, tiếng mưa rơi, tiếng chim lót, tiếng thú rừng gầm trong rừng. . .v.v. . . để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc. Gọi là tập với Thực Âm.

3/ Sau giai đoạn này hành giả tập Dịch cân Kinh Cân Bằng Nước với Nghịch Âm như: Nhạc mạnh kích động, nhạc ủy mị buồn bả, tiếng ồn ào của đường phố hay chợ, tiếng ồn ào của đám đông. . .v.v. . . để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc và  không bị lôi.

4/ Sau giai đoạn này, hành giả tập Dịch Cân Kinh Cân Bằng Nước với Diệu Âm, nghĩa là với các Dalani . . .v.v. . .để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc.

5/ Sau giai đoạn này hành giả tập Dịch Cân Kinh với Âm Nhạc Cõi Lặng Yên, nghĩa là hợp nhất động tác với sự trống rỗng lặng yên ẩn tàng trong mọi âm thanh bề bộn của cõi ta bà. . . . để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc.

Sau giai đoạn này, hành giả không đặt ly nước trên đỉnh đầu nữa. mà giải phóng thân tâm tạo trạng thái tự do tuyệt đối, thực hành Dịch cân Kinh thích ứng với mọi tình huống đang xảy ra mà vẫn luôn tịnh luôn an lạc.


(Thầy thị phạm Dịch Cân Kinh / Lớp KCDS thành Phố HCM/14/1/2010)





Thầy thị phạm kỹ thuật Lắc Khớp/ Lớp KCDS thành Phố HCM/14/1/2010





-  Thưa thầy, con tập ngay ngày đầu tiên, tự nhiên thấy hào quang xẹt đến trán con thế là cơ thể con tự dưng chuyển động. Thầy bảo đó có phải là đắc khí không? Dù lúc ấy con vẫn tỉnh giác vẫn tràn đầy nhận biết điều chỉnh động tác và tâm lý mình để luôn tịnh và an lạc nhưng con vẫn luôn thấy hào quang như vậy. Còn hôm nay con lại thấy hoa sen trắng trong nền hào quang xanh hiện ra trước mắt con và con lại đắc khí. Thưa thầy con bị hen, con tập như vậy đã đúng chưa?

- Thấy thì cứ thấy tự nhiên. Nhưng phải luôn trụ vào đề mục hành công thì mới kết quả, chứ nếu cứ chăm chăm để thấy để cảm nhận các điều lạ, thì tập sẽ không kết quả.

Thí dụ: Cô từ nhà đến lớp tập. Đi đường cô gặp một vị giáo sư nổi tiếng cô đứng lại hỏi chuyện, gặp một thần tượng ca nhạc cô đứng lại hỏi han làm quen, gặp chuyện lạ cô đứng lai coi. . .v.v. . .thì cô sẽ không đến lớp được và như vậy việc chính của cô là trị lành bệnh hen sẽ không kết quả được.

Cũng vậy, thấy hào quang, thấy Phật, thấy hoa sen, thấy chư Thiên, thấy các chuyện lạ. . .v.v. .. .thì kệ nó chứ đừng trụ đừng chấp vào các cái thấy ấy. Tôi không nói là Không, cũng không nói là Có, mà chỉ nói là đừng trụ vào các cái thấy như vậy. Trái lại phải luôn đặt ý tại vùng bị bệnh, trụ vào lệnh điều trị bệnh, nhận biết tỉnh giác điều chỉnh để mọi biểu hiện xảy ra đúng giáo án thì việc điều trị bệnh hen mới kết quả.


(Điều khí trị bệnh/Lớp KCDS Thành Phố HCM/14/1/2010)





- Thưa Thầy, sao khi ngủ Khí Công mà con vẫn tỉnh, vẫn biết hết mọi sự chung quanh, vẫn nghe tiếng Thầy . . .v.v. . .Nhưng con không cử động được, cụ thể là con biết có con kiến đang bò trên người rất khó chịu, con định đưa tay phủi nó đi nhưng không làm cách nào dở tay hay cử động cơ thể được. Vậy con có tập sai chổ nào không?

Sau khi ngủ KC thì nhịp tim con hình như chậm lại, con thở dể hơn, chứ ngày thường nó đập nhanh và làm cho con mệt.

-  À, ngủ KC nó như một thư giản sâu. Hay nhà thiền gọi là Tỉnh Giác trong giấc ngủ. Bởi vì nếu không, thì ban ngày ráng giữ giới ức chế tâm lý. Ban đêm tiềm thức sẽ diển cảnh phạm giới. . .hề hề. . . Do vậy, người tu phải chánh niệm và tỉnh giác cả trong ngủ. Do nó là đang ngủ mọi tạng phủ, cơ quan, gân cơ xương khớp đang trong chế độ ngủ nên ông không thể cử động được. Chứ còn "Con Người Thật" hay "Cái người đang nhận biết" thì chẳng bao giờ ngủ, chẳng bao giờ vô thức bản năng, tỉnh giác và tự chứng kiến là thuộc về bản chất của nó, nên khi ông đắc khí hội nhập với con người thật của mình, thì thể xác sẽ ngủ, con ông là "cái người đang nhận biết" sẽ vẫn thường chiếu vẫn viên chiếu như vậy. . . hề hề. . .


(Ngủ Khí Công để tự điều trị bệnh /lớp KCDS Thành Phố HCM/14/1/2010)




. . . . . .

Lớp KCDS Thành Phố HCM/15/1/2010


Uống Thiên Hương Khí để tự điều trị bệnh/Lớp KCDS Thành Phố HCM/15/1/2010





Uống Thiên Hương Khí/ Lớp KCDS Thành Phố HCM/ 15/1/2010



. . . . . .

Lớp KCDS Thành Phố HCM/16/1/2010



. . . . .

Chuẩn bị trước giờ tập / Lớp KCDS thành Phố HCM/16/1/2010





Chờ Thầy /Lớp KCDS Thành Phố HCM/16/1/2010




Súc mạnh của tình thương /Lớp KCDS Thành Phố HCM/16/1/2010



. . . . . .

Lớp KCDS Thành Phố HCM/18/1/2010:

Ngủ Khí Công là giấc ngủ tỉnh giác, có công năng ổn định các rối loạn chức năng, góp phần điều trị các loại bệnh: huyết áp, tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não, tâm thần các thể, Thần kinh và nội tiết. . .v.v. . .





Đắc khí/Lớp KCFS Thành phố HCM/18/1/2010




. . . . .

Dã ngoại ở bờ sông Sài Gòn 1/2010

Chủ nhật lớp được nghỉ tập một hôm để bà con thư dãn và sum họp ngày cuối tuần với gia đình. Còn Thầy và chư huynh thì đến chơi ở nhà một đạo hửu. Nơi đó yên tỉnh và rất đẹp bên bờ sông sài Gòn lộng gió. Bải cỏ rộng thênh thang. Không khí trong lành. Chim én bay lượn từng đàn trên bầu trời đầy mây trắng. Hoa nở khắp nơi và thác chảy ào ào trên khu giả sơn với cổ thụ xòe tán buông rễ phụ xuống ao, dưới ấy rung rinh hoa súng tím và trắng.

Thầy và chư huynh ngồi chơi uống Trà đàm đạo trên bãi cỏ xanh. Trẻ con nô đùa, tiếng cười, tiếng nói theo gió bay đi muôn phương.

Mọi người hỏi về đạo, thầy cười hề hề. . .trả lời ngẫu hứng.

Gần tối khi bóng hoàng hôn lảng vảng chung quanh, khi chân trời hồng lên màu cánh sen, khi mặt nước lấp lánh như tấm gương, khi côn trùng bắt đầu ca hát, khi đàn dơi bay lượn trên trời. . . .thì Thầy bắt đầu phát công dạy Huyền công cho chư huynh.

Sau buổi tập mọi người ăn cơm chay, uống trà rồi ra về.

Lúc đi ra, thấy một vị huynh bị đau chân đã lâu đi khập khiễng. Thầy đã phát công trị bệnh giúp người ấy.

Vì buổi luyện huyền công lúc trời tối quá nên không ghi hình được. Tôi chỉ ghi lại đây mấy câu mật chú để chư huynh có thể dùng Đại Thủ Ấn hành công :

 

1.    Minh chú Phật:

    Om muni muni maha muni ye svaha

    [ôm mu-ni mu-ni ma-ha mu-ni-dê sô-ha]

    (Thọ nhận năng lực gia trì của Phật Tổ).


2. Minh chú ngài Quan Âm Tứ Thủ:

    Om mani padme hum

    [ôm ma-ni pê-mê hung]

    (Phát triển tâm từ bi).


3. Minh chú  ngài Văn Thù Sư Lợi:

    Om wagi shvari mum

    [ôm wa-ghi sô-ri mâm]

    (Tăng trưởng trí tuệ).


4. Minh chú  ngài Kim Cang Thủ:

    Om vajra pani hum

    (ôm vai-za pa-ni hum)(...)


5. Minh chú ngài Quan Âm Độ Mẫu Tara:

    Om tare tuttare ture svaha

    [ôm ta-ra tút-ta-rê tu-rê sô-ha]

    (Vượt qua các khổ nạn, tăng cường sức khỏe và tuổi   thọ).


6. Minh chú ngài Liên Hoa Sanh:

    Om ah hum vajra guru padma siddhi hum

    [ôm a hung vai-za gu-ru pê-ma si-đi hung]

    (Tăng phước, tịnh hóa nghiệp chướng và nhận được sự gia trì).

. . . . . .





















Thầy phát công trị bệnh trực tiếp/Dã ngoại bờ sông Sài Gòn/1/2010



. . . . . .


. . . . . .

Bên trái là hệ thống 7 luân xa(chakaras), ở giữa là vị trí tương ứng của chúng trên tủy sống và đại não, bên phải là vòng điều khí châu thiên theo nhâm và đốc mạch:

Yoga thì điều khí(Kundalini) theo cột sống từ dưới lên để khai mở hệ thống 7 luân xa trên cơ thể người. Từ dưới đốt sống cùng ở huyệt Hội Âm  năng lượng sẽ tiến lên đỉnh đầu (huyệt Bách Hội) để giao với thiêng liêng. Đây là kỹ thuật chấp tác của người phát đại nguyện.

Ngược với trên, kỹ thuật Bakti nhận ân điển thiêng liêng gia trì thì điều khí từ đỉnh đầu huyệt Bách Hội (luân xa 7) đi dần xuống đốt sống cùng ở huyệt Hội Âm (Luân xa 1) để hoạt dụng độ sanh. Đây là kỹ thuật vô tác của người thiện thệ độ sanh.

Còn điều khi theo vòng tròn gọi là vòng châu thiên là để điều hòa khí lực toàn thân, chứ không có công dụng giao tiếp với thiêng liêng. Đây là pháp thế gian.





. . . . . .

Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Thiền Sư/ KHÔNG LỘ

 

Dịch nghĩa

Chọn được kiểu đất long xà, có thể ở được

Tình quê vui suốt ngày không dứt

Có lúc lên thẳng đỉnh núi trơ vơ

Hú một tiếng dài lạnh cả bầu trời.

. . . . .

Ngẫu hứng từ bài thơ trên:

Ta nay cũng vậy

Chẳng chọn gì tùy hứng mà đi

Rong chơi suốt cuộc đời mà cái vui này không hề dứt

Haha. . .ha. . .

Thích thì vào giữa chốn nhân gian

Nói cười hoạt dụng

Tiếng hải triều âm giữa Sài Gòn, dài và sâu vô thủy vô chung

. . . . . . . .

Thị phạm xà quyền/Lớp KCDS/Thành Phố HCM/21/1/2010

 

Thầy giảng về xà Quyền

 

Thầy thị phạm Xà Quyền

. . . . .

Lớp KCDS Thành Phố HCM/22/1/2010

Tập Dịch Cân Kinh Cân Bằng Nước để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh, chống lão hóa kéo dài tuổi thọ và rèn luyện khả năng chánh định tỉnh giác.



. . . . . .

Mời các bạn xem phim:

. . . . . .

Ca Tâm thần Phân Liệt xin thầy độ cho nó được vảng sanh / Lớp KCDS Thành phố HCM/24/1/2010:

Hôm nay 24/1/2010, cuối buổi tập, trong khi mọi người đang Ngủ Khí Công, thì Ca Tâm Thần Phân Liệt, tự nhiên tiến đến chỗ Thầy. Nó đảnh lễ và xin dâng cúng dường Thầy gói quà để cảm ơn Thầy đã cứu nó và chửa bệnh cho thể xác nó đang tựa. Đồng thời nó xin Thầy độ để được vảng sanh khỏi luân hồi. Một điều lạ là hôm nay tổng kết lớp sớm hơn dự kiến một ngày, chỉ mấy người trong Ban Tổ Chức lớp biết, còn chưa ai được biết. Thế mà không hiểu sao, ca tâm thần phân liệt lại tự nhiên biết và chuẩn bị quà để dâng tặng Thầy rất đàng hoàng. Lúc về nhà hỏi chư huynh đi theo Thầy mới biết, nó tặng cho Thầy mấy mét vải đà để may quần áo.

Thầy niệm hồng danh A Di Đà, vẽ phù vào đỉnh đầu xác của nó và khuyên nó từ nay trở đi, phải tinh tấn tu học, làm thiện không được làm ác hại người nữa. Nó chấp tay lạy Thầy khóc và thưa, từ trước nó làm ác gây hại cho nhiều người. Nay ăn năn sám hối và xin Thầy sau khi nó rời khỏi thể xác người này, thì thầy chửa cho người ấy lành bệnh. Vì nó bảo nó là quỉ làm hại người thì được chứ cứu người thì không có khả năng.Thầy cười gật đầu và dùng tam mật tương ưng độ nó ra khỏi thể xác người bệnh để vảng sanh tiếp tục tu học.

Vì bất ngờ, đứng quá xa, nên tui chỉ ghi hình được còn tiếng thì bị tạp âm nhiều nghe không rõ. Phải hỏi mấy vị huynh đứng gần và đang chụp hình nó thì mới biết được.

Mừng cho nó và cho người bệnh.

Nam Mô A Di Đà Phật. Thật là huyền diệu và kỳ lạ không cách nào tả được!

 

. . . . . .

Ngay sau buổi lễ tổng kết ngắn ngọn, thầy lại phát công để bà con tập. Thầy đã thị phạm để bà con biết cách khắc phục những tồn tại khi tập Dịch Cân Kinh nhằm giúp bà con  gia tăng hiệu quả điều trị bệnh.

. . . . . . .

Lễ bế mạc lớp KCDS Thành Phố HCM/24/1/2010:

Vừa qua trong buổi lễ bế mạc lớp KCDS Thành Phố HCM/24/1/2010. Hội Đông Y Thành Phố đã tặng giấy khen cho thầy Thành vì đã có nhiều đóng góp vào việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

 

Lương Y Phạm Văn Cận thay mặt Hội Đông Y Thành Phố HCM tặng hoa và giấy khen cho Thầy Cô và cháu bé mang quà của bà con tặng Thầy Cô, nhân lễ bế mạc lớp KCDS Thành Phố HCM/24/1/2010







Lương Y Phạm Văn Cận, Phó Chủ Tịch Hội Đông Y Quận Phú Nhuận, Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ KCDS Quận phú Nhuận đọc diễn văn bế mạc lớp KCDS /24/1/2010





Ban Tổ Chức đọc báo cáo sơ kết lớp KCDS Thành Phố HCM/24/1/2010





Bà con phấn khởi vì lớp học đạt kết quả tốt trong việc tăng cường sức khỏe và tự điều trị bệnh/Bế mạc lớp KCDS Thành Phố/HCM/24/1/2010





Thầy phát biểu trong lễ bế mạc lớp KCDS Thành Phố HCM/24/1/2010





Bệnh nhân lành bệnh cảm ơn Thầy và KCDS/Lễ bế mạc lớp KCDS thành phố HCM/24/1/2010







Người nước ngoài tập KCDS có kết quả, phát biểu trong lễ bế mạc lớp KCDS /TP.HCM/24/1/2010



. . . . .

Đài Truyền Hình Thành Phố HCM  đưa tin về KCDS / 25/1/2010

Liên tục mấy ngày qua Đài Truyền Hình TP.HCM đã đưa tin về lớp KCDS của Thành Phố trên rất nhiều kênh. Mời các bạn và chư huynh xem đọan băng ghi hình mà Đài Truyền Hình TP.HCM đã phát.
Đoan băng ghi hình này do Đài Truyền Hình TP.HCM vừa gửi tặng Câu Lạc Bộ KCDS quận Phú Nhuận/TP.HCM:



. . . . . .

Hôm nay là buổi bế mạc lớp. Ca Tâm Thần Phân liệt đã gần như đã bình phục hoàn toàn. Nó dâng quà cho Thầy và xin thầy độ cho được vảng sanh/Bế mạc lớp KCDS Thành Phố HCM/24/12010





Con Quỷ bên trong Ca Tâm Thần Phân Liệt đảnh lễ Thầy, nó ăn năn sám hối đã hại nhiều người, nay nó xin tu với Thầy để thoát luân hồi /Lễ bế mạc lớp KCDS Thành Phố HCM/ 24/1/2010.


 


Thầy nhận điển quang gia trì, dùng tam mật tương ưng độ thoát cho Ca Tâm Thần Phân Liệt/ Bế mạc lớp KCDS Thành phố HCM/24/1/2010





Một cụ bà tập KCDS đã giảm được bệnh, cảm ơn thầy/Bế mạc lớp KCDS Thành Phố HCM/24/1/2010




Huấn Luyện Viên hướng dẫn người nước ngoài tập KCDS/Buổi học sau lễ bế mạc/24/1/201

0

 

Thầy phân biệt đúng sai khi tập Dich Cân Kinh / Buổi tập sau lễ bế mạc lớp/24/1/2010





Thầy phát công sau lễ bế mạc lớp/TP.HCM/24/1/2010





Đài Truyền Hình TP. HCM phỏng vấn thầy/24/1/2010






. . . . .

Mời các bạn xem phim:

 Bế mạc lớp KCDS Thành Phố HCM / 24/1/2010




Bệnh nhân tập KCDS có kết quả phát biểu trong lễ bế mạc lớp KCDS Thành Phố HCM/24/1/2010



. . . . . .

Những vấn đề cần chú ý khi tập Dịch cân Kinh