Im lặng nhìn nhau suốt đêm không ngủ!
Thập bát giới quán chính là quán pháp trên pháp trong kinh Đại Tứ Niệm Xứ của Đức Phật. Nói nôm na cho dễ hiểu là tỉnh thức tự nhiên khi căn tiếp xúc với trần. Tỉnh thức tự nhiên tức là chánh niệm tỉnh giác.

Khi có chánh niệm tỉnh giác tức là tâm không tham, không sân, không si trên đối tượng năng quán và sở quán.

Hay nói một cách khác là "rõ ràng thường biết" mà không thủ, không xả, không yêu, không ghét.

 

Khi tánh giác hiện tiền thì tuệ giác phát sinh.

 

Đạt đến tuệ giác thứ 3 (tuệ tam tướng: Vô thường, khổ, vô ngã) là hành giả đã đi được 1/3 quãng đường dẫn đến Thánh Đạo.

Khi bắt đầu sát na Đạo tuệ chuyển sang Quả tuệ là đã thoáng chứng sát na Niết bàn.

 

Từ đây trở đi tâm lấy Niết bàn làm đối tượng để bắt đầu nhập vào con đường Thánh đạo từ Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A na Hàm đến Alahán....

Đôi lời chia sẻ mong cao minh chỉ giáo...

 

Thegioiao/

. . . . .

 

Cảm ứng từ bài viết trên:

 

Nói nôm na cho dễ hiểu là tỉnh thức tự nhiên khi căn tiếp xúc với trần.

 

-        Khi mới bắt đầu tu tập, tâm thức người tu bị phóng thể và là tâm lý bầy đoàn nên không thể có cái gọi là: "Tỉnh thức tự nhiên" được. Mà mọi cái gọi là chánh niệm tỉnh giác ấy đều chỉ là kết quả của sự cố gắng.

 

Tỉnh thức tự nhiên tức là chánh niệm tỉnh giác.

 

-        Chánh niệm tỉnh giác không thể là “Tỉnh thức tự nhiên” được. Vì đang cố gắng để giữ điều “chánh” và đang cố gắng để không mê muội!

-        Phải là “Vô niệm toàn giác” mới có thể “tỉnh thức tự nhiên” được!

 

Hay nói một cách khác là "rõ ràng thường biết" mà không thủ, không xả, không yêu, không ghét.

 

-        "rõ ràng thường biết" tức là đang “Chấp” đang “Thủ” vào “Rõ ràng thường biết”. Nếu thật sự là “Rõ ràng thường biết” thì chỉ là “Biết” hay “giác” chứ cần gì phải: Rõ Ràng và Thường!

 

Khi tánh giác hiện tiền thì tuệ giác phát sinh.

 

-        “Tánh giác” cũng tức là “Tuệ giác” và nó muôn đời vẫn như như không sinh ra mà cũng không mất đi bao giờ. Tánh là nói về “thể” và Tuệ là nói về “dụng”!

-        Như có người kia bị bệnh mù mắt từ nhỏ. Mọi người bảo có mặt trời đang chiếu sáng bèn không tin. May nhờ có thầy thuốc chửa khỏi bệnh mù. Khi thấy mặt trời hắn bèn nói: “Do ta sáng mắt mà mặt trời mới phát sinh ra”. Cũng vậy không phải khi tánh giác hiện tiền thì tuệ giác phát sinh!

 

Khi bắt đầu sát na Đạo tuệ chuyển sang Quả tuệ là đã thoáng chứng sát na Niết bàn.

 

-  Như người kia vào phòng tối. Đốt đèn lên, thì thấy hết mọi vật dụng trong phòng, chứ không phải chỉ thấy cái này mà không thấy cái kia. Cũng vậy, “Thoáng chứng” chỉ là phương tiện để khuyến tu! Chứ thật sự không có vấn đề ấy! Bởi vậy nên chư Tổ mới gọi là: “Đốn ngộ”!

 

Từ đây trở đi tâm lấy Niết bàn làm đối tượng để bắt đầu nhập vào con đường Thánh đạo từ Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A na Hàm đến Alahán....

-        Niết bàn phi đặc tính làm sao lấy làm đối tượng. Nếu nó có thể lấy để làm đối tượng thì nó có giới hạn vì vẫn còn đích để đạt!!!

 

Hềhề. . . như đang tiến mãi về vô cực, thế mà có điểm để dừng để đạt sao ?!

 

Ba Gàn ghi lại ở bàn trà/15/7/2008