Lớp Thiền Năng Lượng do thầy Thành trực tiếp phát công ở Ba Đình/Hà Nội/6/2008
Cụ Già hỏi: Làm thì sinh nghiệp, không làm thì khác gì gỗ đá. Vậy phải thế nào? . . . .

Phan Tân trả lời:

Có những vọng sinh ra trong tâm.

Chưa làm đã sinh nghiệp

Nói chi làm và không làm

Nói chi thành gỗ đá.

. . . . .

Cụ Già cười:

-  Hềhề. . .! “Biết” có vọng trong tâm cũng là “làm” !

. . . . .

Disa trả lời :

Tớ ra vườn Quán Trà chơi, đọc được 2 câu đối trên tường:

-  Vô ngã như đồng

-  Vô tác như không

Không có ai để hỏi. Tớ bèn nghĩ. Phải chăng:

Chỉ có khổ, nhưng chẳng có người chịu khổ

Có nghiệp, nhưng chẳngcó ngườichịu nghiệp

Có giải thoát, nhưng không có người đạt giải thoát

Đường đi thì có, nhưng chẳng thấy người đi

Không tìm được người tạo nghiệp

Chẳng có chúng sinh chịu nghiệp quả

Chỉ có những vật trống không

Ai nhận thức được như vậy là người có trí

Cái trí ở đây chính là cái thấy lý vô ngã

Đừng để cho thể xác làm mà luôn làm cùng với cái người nhận biết!

. . . .

Cụ Già cười:

- Có hành động biết nên "còn làm"!

. . . . .


ChiMai.etc trả lời:

Con đã tưởng tượng ra một buổi thiền năng lượng.

Vị thầy có công án thiền và gọi đó là câu thoại đầu như sau:

- Làm thì sinh nghiệp, không làm thì gỗ đá. Vậy thế nào?

Câu cuối nhấn mạnh dồn dập, dồn dập:

- Vậy thế nào? thế nào? thế nào?..

Con thì như nghe “tướng cười” của cụ qua vẻ mặt an nhiên, tự tại giống đang mỉmcười… Con xin được gọi  là “cụ già vitiếu”.

Vẻ mặt trang nghiêm mỉm cười trong yên lặng của chư huynh. Con xin được gọi là “ chư huynh vi tiếu”…

 Khi cái “tướng nói” của cụ vừa dứt. Khế ấn trên tay cụ chính là bông hoa sen trong kinh Phật. Con gọi là “cụ già niêm hoa”. Khế ấn trên tay chư huynh con cũng gọi là “chư huynh niêm hoa”…

Còn tâm của con lúc đó ư:

- Nếu lúc đó con khóc: tâm của conđang đặt ở “chỗ” khóc.

- Nếu lúc đó con cười thành tiếng:tâm của con đang đặt ở “chỗ” cười

- Nếu con niệm Phật bằng lời: tâm con đang nằm “chỗ” con niệm.

- Nếu con chuyển động loạn động: tâm của con đang nằm ở chỗ “tâm đang vọng động”…

Con thưa cụ!

Cái gì mà tưởng tượng, nó cũng chỉgiống như giấc mơ mà thôi.

Nhưng nếu cụ đồng ý mọi vấn đề chỉ giống như “ý tại ngôn ngoại”, thì con vẫn xin phép cụ như đang được trình kiến giải!

Nếu không, con cũng mạo muội xin cụ ban cho cái “đấm thiền” và hét lên:

- Đấy!.. Đấy!..Đấy!..

- Thấy!..Thấy!..Thấy!..

- Tâm!.. Tâm!..Tâm!..

- Phật!..Phật!.. Phật!..

- ……

- Là Ngộ hay là mê?

. . . . .

Cụ Già nói mà lưỡi không động đậy:

Giữa hoa sen búp

Cây hương núp và cháy một mình

Thình lình có tiếng sấm rền H. ..U. . .M. . .!

. . . . .

Sông Hồng trảlời:

Như gió thổi nhà trống, như lửacháy khoảng không, như hư không hợp nhất với hư không

Như bóng trúc quét trên thềm nhà, quét mà không lên mảy bụi

Như bóng trăng rơi xuống nước, mặt nước chẳng cau mày

Như đêm rằm trăng sáng, ánh trăng rơi trên ngàn cây ngọn cỏ. Gió xuân thổi qua, rừng trúc nhảy múa và hát ca cùnggió. Trăng trên cao yên lặng soi sáng núi đồi mà không hề cản trở vũ điệu của rừng thiêng.

Như cột cờ và lá cờ

Đó chính là yếu chỉ, là mã khoá của người hành công.

Là giai đoạn hoạt Phật!

Hay bên trong thì như như bất động, bên ngoài thì tuỳ duyên hiển tướng

Là tánh tùy duyên hiển tướng

Đây  là giai đoạn“thường lạc ngã tịnh”: nghĩa là : Thường trụ khí, thân tâm an lạc, thị hiện một khuôn mẫu tâm thức phù hợp với duyên gọi là ngã, không có vọng niệm, tạp niệm thì là tịnh

Đây là trạng thái tâm thức của hoạt Phật

Vậy trước khi hoạt Phật phải quán đủ trạng thái tâm thức này

Có cái biết không cố gắng cộng với đắc khí, thân tâm thường an lạc, thanh tịnh và đối tượng là duyên cảnh thị hiện một cái tướng phù hợp, khế hợp với cảnh đó.

Về lý thì là như vậy.

Còn về sự:

Đầu tiên là kiết ấn tam muội

Dụng tâm quán tâm, nhận biết tâm mình lúc có niệm và không có niệm,

Nhận biết đối tượng của thiền quán

Đến giai đoạn này, đối tượng của thiền quán là nhiều sự việc hiện tượng, nhiều người, nhiều mối quan hệ đan xen nhau. Vậy nhận biết để thấyđược tánh chất của sự kiện, xác định được tánh của sự kiện, khi nhận biết được thực tánh, hay đã gạt bỏ được phóng thể rồi thì đến bước tiếp theo.

Tánh sẽ tuỳ duyên mà hiển tướng, đó chính là hiển thị một ngã thích ứng hay là một trạng thái tâm thức thích hợp với hoàn cảnh đó.

Đến đây, thì hiệp khí viên dung, không có ta và người mà chỉ là trạng thái hợp nhất của năng lượng, hay gọi là thể nhập tánh, là một sự tổng hoà của pháp giới. Như nước chảy như mây bay,

Vậy, cái gì sẽ tạo nghiệp?

Đó chính là sự lưu ảnh của tâm thức, sau khi hành công, tâm thức bao giờ cũng tự động ghi lại hình ảnh, hình ảnh đó huân tập vào tàng thức để làm nhân sanh quả báo kiếp sau.

Vậy nên, sau khi hành công, hành giả phải dùng thiền quán để tiêu dung các linh ảnh.

Vậy nên, gọi là phùng Phật sát Phật, phùng động sát động

Vậy nên, gió thổi nhà trống, lửa cháy khoảng không, như hư không hợp nhất với hư không là đây!

Làm như vậy cho đến khi từng sát na sanh diệt, không lưu ảnh thì không sinh nghiệp

Vậy nên từ trống không hiển thị thành vạn pháp rồi vạn pháp lại trở về rỗng không

Cái tâm không mà diệu hữu của nhà Phật là vậy

Chính là cái hồ lớn chứa đựng năng lượng giác ngộ ở thế năng gặp một duyên thị hiện thành một tướng thích hợp rồil ại trở về cái hồ ấy.

Đó chính là vô thuỷ vô chung, là vòng tròn của pháp giới này

Đạo đời hoát nhiên thông.

. . . . .

Cụ Già lấy ngón tay viết vào hư không:

Giữa cái trống không

Một nắm đấm thò ra

đấm vào hư không

Hư không kêu. . . U. ..M. . .!

. . . . .