Các trạng thái tâm thức
Thư cái Na gởi Già Năm . . . . Thưa nội tập san Khí Công Dưỡng Sinh kỳ này có đăng một bài viết mà cháu đọc không hiểu được. . . Cháu xin nội giải thích giùm cho cháu. . . Chủ nhật tới cháu về thăm sẽ mua biếu nội một gói trà thật ngon, thứ nội hay uống đấy!. . . .Được không nội?! Chúc nội luôn vui khoẻ trường thọ. . . . Cháu của nội . . . . .

Đối thoại

 

-        Thưa Thầy thời đức Di Lạc đến

-        Thế a

-        Đức Di Lạc hiển tướng

-        Haha!. . .

-        Gương tròn đầy nhếch miệng

-        Hihi. . .

-        Khuôn gồ ghề môi trề

-        Hềhề. . .

-        Tròng trong xanh quay tròn

-        Hihí. . .

-        Hộ thân hiện pháp tướng

-        Thế a

-        Di Lạc ba gương hợp một. . . Duy hy vọng con ghi. . .

-        Hão huyền

-        Thầy bảo con ghi thế

-        Láo!. . .Ta cho ngươi cây bút không ngòi, viết làm sao được!. . . Láo!. . .Cực láo!. . . .

-        Rồi tất cả trôi vào khoảng không lặng ngắt. Tôi chìm dần vào giấc tỉnh và. . .bặt!. . . .

 

Mạc Tuấn

. . . . .

Cảm ứng từ bài thơ trên:

 

 

Bá láp

 

Haha, híhí, hềhề

Hihi, thế hả, thế à, thế a

Tổ cha thằng bé ranh ma

Nếu đã không ngòi sao đọi loi choi

Này!

Nói thì ta cắt lưỡi

Cười thì ta đục thông

Lông bông lồng bồng thì ta tông cho một đạp

Ba la bá láp thì hạp với ta!. . . .

Haha!. . .ha!. . . .

 

Ông Già Liễu Nha

. . . . .

 

Thư gửi cho Cái Na

 

Hềhề!. . . Nội sẽ giải thích hai bài thơ ấy. . .

Chủ nhật về nhớ mua trà  . .Không được xù đâu đấy. . . .

 

Bài: Đối thoại

 

-        Thưa thầy: “ Thời đức Di Lạc đến”

Khi nghe học trò mình nói vậy người thầy không biết người trò đã thực sự thực chứng vấn đề đã nói, hay chỉ dùng tâm trí trụ vào các giả tướng để có nhận xét ấy. Nên hỏi lại:

-        Thế a?

Tỏ vẻ nghi ngờ. . . . .

Người học trò nói tiếp: “Di Lạc hiển tướng”.

Có nghĩa là người học trò căn cứ vào các hiện tượng để cho là ngài Di Lạc đã hiển tướng!. . . .Như vậy là đúng với dự đoán của người Thầy. . . .Người nầy chưa thực chứng vấn đề mà đang chấp tướng!. . . .Bởi vậy nên ngài cười:

-        Ha ha. . . .

Người học trò tiếp tục đưa ra các căn cứ cho vấn đề mình đã hỏi thầy:

-        Gương tròn đầy nhếch miệng

Nghĩa là người học trò chấp vào tướng viên dung an lạc!. . . Bởi vậy nên người thầy cất tiếng cười ngụ ý là không phải thế:

-        Hihi!. . .  

Thấy vậy người học trò tiếp tục đưa ra luận cứ khác:

-        Khuôn gồ ghề môi trề

Nghĩa là người học trò chấp vào tướng thô trọc!. . .

Bởi vậy nên người thầy lại cười ngụ ý không phải thế:

-        Hềhề!. . .

Thấy vậy người học trò lại tiếp tục đưa ra bằng chứng khác:

-        Tròng trong xanh quay tròn

Lần này người học trò lại chấp vào thân tướng!. . .Nên người thầy lại tiếp tục cười, ngầm ngụ ý bảo không phải thế:

-        Híhí!. . .

Thấy thế người học trò lại tiếp tục đưa ra bằng chứng khác cho luận cứ của mình:

-        Hộ thân hiện pháp tướng

Lần này người trò lại đưa ra một lý do khác thuộc phạm trù bất tư nghì, nghĩa là sự huyền diệu của đạo pháp. . .

Một lần nửa người thầy tỏ ý nghi ngờ việc ấy, chỉ là hoang tưởng nên tỏ thái độ:

-        Thế a

Người học trò tiếp tục đưa ra bằng chứng về sự huyền diệu bất tư nghì của đạo:

-        Thằng bé trong con hiện quên cả khóc

Ý người học trò muốn nói. . .Do được đức Di Lạc gia trì nên đã thực chứng “hạnh anh nhi” hết buồn khổ!. . . .

Người thầy tiếp tục hoài nghi việc ấy:

-        Thế hả

Người học trò thấy vậy tiếp tục đưa ra bằng chứng cho luận cứ mình:

-        Di Lạc ba gương hợp một. . . .Duy hy vọng con ghi. . .

Nghĩa là người trò cho là mình đã dược đức Di Lạc gia trì nên đã thực chứng “Thiên địa nhân đồng nhất”. Nên bây giờ mới ghi lại (nói lại) việc này cho người khác nghe!. . . .

Đến đây người thầy biết học trò mình quả thực là còn chấp tướng chưa thực chứng vấn đề. Nên ngài đã quở:

-        Hảo huyền!. . . .

Người học trò thấy thầy quở trách thì chống chế:

-        Thầy bảo con ghi thế. . .

Nghĩa là thầy đã từng bảo với con như vậy. . . .

Đây là người học trò còn tâm trí nên đã hiểu nhầm lời thầy mình giảng dạy. Nên mới nói vậy!. . . .

Người Thầy thấy vậy liền quở trách:

-        Láo!. . . .Ta cho người cây viết không ngòi,. . .viết làm sao được!. . . .Láo!. . .Cực láo!. . .

Nghĩa là ý người thầy bảo người trò còn chấp ngữ, chấp tướng, còn tâm trí nên đã hiểu sai lời thầy!. . . .Cây viết không ngòi là bảo đừng chấp ngữ!. . .

. . . .

“Rồi tất cả chìm vào khoảng không lặng ngắt”

Là ý nói, nếu không chấp tướng thì sẽ đạt trạng thái tâm không . . . .

“Tôi chìm vào giấc tỉnh và. . .bặt!”

Là ý nói, nhập đại định mà vẫn tỉnh giác!. . . .

. . . . .

 

Bài: Bá láp

 

-  “ Haha, híhí, hềhề

Hihi, thế hả, thế à, thế a”

Hai câu này tả thái độ của người thầy. Thấy việc chấp tướng của người trò thật nực cười!. . . .

 

-  “Tổ cha thằng bé ranh ma

Nếu đã không ngòi sao đọi loi choi”

Hai câu này ngụ ý người thầy cho rằng việc người trò chứng “hạnh anh nhi” là nói dối, là việc ranh ma!. . . .

Bởi vì nếu đã không chấp ngữ chấp tướng sao còn hí luận như thế!. . . .

 

-        “Nói thì ta cắt lưỡi”

Câu này ngụ ý người thầy bảo học trò mình nên tu tập để “nói vô ngã”. . .Nó giống như câu đức Thích Ca đã từng nói:

“Ta thuyết pháp bao năm qua mà lưỡi ta không hề động đậy”!. . .

 

-        “Cười thì ta đục thông”

Câu này ý nói. Người thầy bảo cái an lạc thực sự là do “thông” mà tự nhiên có. . . Nó là “niềm vui không nguyên nhân” chứ không phải cái vui đối lập với đau khổ như người trò đã lầm nói!. . . .

 

-        “Lông bông lông bồng thì ta tông cho một đạp”

Câu này ý nói người mới tu tập chưa thực chứng bát nhã thì phải giới hạnh nghiêm mật. Nếu bắt chước các vị đã tu chứng “lông bông lồng bồng”thì sẽ bị phạt (Tông cho một đạp).

 

-        Bá la bá láp thì hạp với ta

“ Bá la bá láp” là thiền ngữ ám chỉ việc ấy, sự ấy là không giống với quan niệm chung của mọi người. . .

Mô Phật!. . .đây là điều quan trọng ám chỉ người trò phải đạt trạng thái “Phi khái niệm”. . .Nghĩa là có thể sử dụng các phạm trù khái niệm hoặc là không, tuỳ thích chứ không nô lệ cho tâm lý đám đông. . . .

Chỉ như vậy “mới hợp với ta”. . . .Nghĩa là chỉ tới lúc ấy người trò mới được thầy “ấn chứng” cho!. . . .

 

Già Năm/ Núi Vân