Khi cụ già thành người nổi tiếng. Một người đã theo đám đông đến xin học . . . Bẵng đi hơn 10 năm. . . .

 

 

Vì hiếu kỳ và tò mò muốn biết vì sao qua bao nhiêu thăng trầm mà cụ già vẫn còn đấy!. . .

Người ấy tự mình lái xe, dắt theo một người bạn thời thượng, rất đúng điệu tâm linh, cố tìm gặp cụ già. . . .

Người ấy nói với mọi người, rất đúng đạo lý:

-         Dù gì đi nữa, tôi vẫn xem thầy là thầy. . . .Phải không chị.. . .Đạo lý là ở chỗ đó, một chữ cũng là thầy!. . . .

Vừa nói người ấy vừa quay mặt đưa mắt nhìn người bạn thời thượng của mình để tìm sự ủng hộ!. . .

Người kia làm ra vẻ hiểu biết:

-         Đúng rồi. . . một chữ cũng là thầy!. . . .

Thấy cụ già lơ đễnh. . .đang yên lặng uống trà không nói năng chi!. . .Người khách đúng điệu tâm linh, nhìn cụ già với vẻ khó chịu. . . .

Cụ già từ tốn đặt chén trà xuống, cười hềhề:

-         Các cô khéo ăn nói quá! . . .Đúng là tôi không đủ tài đức để làm thầy quí vị đâu. . . .

-         Chúng tôi chẳng đã nói rồi sao. . . .Một chữ cũng là thầy. . . .Mà tôi thì đã có thời gian theo học cụ. . . .

-         Mô Phật!. . . .Một chữ cũng là thầy. . . .Thì cho tới bây giờ quí vị đã học biết bao nhiêu là chữ rồi!. . . .vậy cũng có rất nhiều thầy!. . . .

-         Đúng vậy!. . . .

-         Thầy như vậy chẳng phải thật là thầy!

-         Tại sao lại thế?

-         Mỗi người chỉ có một người mẹ thật, là người mang nặng đẻ đau. . . Nhưng cũng đã gọi biết bao người khác là mẹ. . . .Thí dụ: Mẹ đỡ đầu. . .mẹ nuôi. . . .mẹ bề trên. . . . mẹ văn chương. . . .mẹ tinh thần. . v. v. . .Đấy là mẹ chẳng phải mẹ!. . . .Cũng vậy mỗi người chỉ có thể có một vị thầy. . .còn những người khác gọi là thầy chứ bản chất không phải thầy!. . . .Thế cho nên ta đã là thầy không phải thầy của quí vị!. . . .

-         Thế ai mới là thầy thật?

-         Thầy thật của mình,  quí vị khắc tự biết sao lại hỏi ta?

-         Làm sao tự biết?

-         Như đứa bé kia tự biết mẹ mình. . . .Dù người mẹ có bị tàn phế hay dung mạo khác trước thì nó cũng tự nhận ra!. . . .Mô Phật!. . .Cũng vậy, người tu dù mới gặp lần đầu nếu là thầy thật của mình thì khắc tự biết!. . . .

-         Thế ông có tự biết thầy thật của ông là ai không?

-         Có chứ, từ khi chưa gặp!. . . .

-         Là ai?

-         Phật!. . . .

-         Làm sao ông biết như vậy?

-         Như người thân của mình xa cách lâu ngày, khi gặp lại khắc phải xúc động mừng vui khôn tả. . . .

-         Đúng vậy!

-         Khi ta gặp giáo pháp của Như lai ta cũng xúc động mừng vui khôn tả như vậy. Nên ta biết Như Lai là người thân quen cũ. . . là vị Thầy tâm linh từ vô lượng kiếp của ta!. . . .

-         Người thân thích ruột thịt thì có nhiều như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, ông bà. . .v . .v. . .Làm sao biết đó là thầy mà không phải những người kia?

-         Ta tự biết

-         Làm thế nào để có cái tự biết này?

-         Cô có phân biệt được cha mẹ vợ chồng anh chị em của mình với người khác không?

-         Dĩ nhiên là được, ai cũng tự biết được, nếu không phải là người mất trí hay điên loạn!. . . .

-         Cũng vậy, nếu không mất thanh tịnh và tỉnh giác thì linh hồn cũng tự nhận biết vị thầy tâm linh duy nhất Một của nó!. . . .

Người học trò cũ, đưa tay chỉ người bạn tâm linh thời thượng của mình rồi hỏi cụ già:

-         Tôi đưa cô ấy đến đây để xin học môn xoa bóp day bấm huyệt của cụ. Cụ có đồng ý chăng?

-         Ta chẳng có gì để truyền thụ cả?

Người khách tâm linh như tìm được dịp để chứng tỏ mình. Vừa hỏi cô ta vừa đưa tay chỉ vào mấy vị huynh đang ngồi yên lặng chung quanh:

-         Ông là thầy của họ. . . Như vậy thì ông đã làm gì để lợi cho những người đến đây học ông?

-         Mô Phật!. . . Ta chẳng làm gì để lợi cho họ cả. Trái lại còn làm cho họ thiệt hại rất nhiều?

-         Ông nói sao?

-         Hềhề!. . . .Ta chẳng dám nhồi nhét vào họ những điều mà ta tưởng là đúng là chân lý!. . . .Trái lại nhiệm vụ của ta là lấy đi tất cả những khái niệm và chấp trước đang có trong đầu của họ. . . . Hềhề!. . .Ta như cái thùng rác để họ vứt bỏ mọi sở tri kiến. . . .Mô Phật!. . .Cho tới ngày không còn gì để vứt bỏ nữa. . . . Họ sẽ học đạo với vị thầy thực sự của mình!. . . .

Ly họ đang đầy rượu không thể xin nước sạch của thầy mình được!. . . .Họ phải đổ ra thôi!. . . . Nếu sợ bẩn nền nhà thì phải đổ vào cái thùng rác!. . . .Ta chỉ là cái thùng rác!. . . .

Hềhề!. . .Còn nếu chẳng sợ bẩn nền nhà của mình thì cũng chẳng cần cái thùng rác nào nữa cả!. . . .

. . . .

Hai người khách đã ra về mà không đổ rượu vào thùng rác!. . . .

 

Bảy Xị/22/4/2006