Khi nỗi nhớ vượt đợi chờ
Sóng lặng yên

Biển cứ chờ

Ôi!

Giấu niềm đau thương nhớ

Bão ở lòng biển sâu

 

Từ rất lâu . . .

Biển vẫn khát như bây giờ

Biển quên lặng

Vì dạt dào sóng nhớ!

Sóng lặng yên

Nghe biển khát bến bờ!

 

Nhưng. . .

Khi nỗi nhớ

Vượt đợi chờ!

Biển trở thành bão giông!

Sóng bỗng thành mãnh liệt

Tha thiết và nguyên sơ

Sóng ôm bờ vô ngại!. . .

 

Hềhề!. . .

Em yêu

Có phải?

Em là biển

Anh là bờ

Còn tình chờ như sóng! . . .

 

 Trương Văn/6/4/2006

 

Ý kiến bạn đọc về bài viết này:

 

Glotus/7/4/2006:

Xin chào!
Là một độc giả trung thành với duongsinh.net, tôi vô cùng yêu thích những bài thơ được đăng trên Website, mỗi bài thơ đem lại cho tôi những cảm xúc tuyệt đẹp và rung động thiêng liêng.
Tôi cầu mong duongsinh.net sẽ càng ngày càng có nhiều bài thơ như vậy nữa.
Tôi xin mạn phép được viết đôi lời cảm nhận về bài thơ "Tình chờ" của Trương Văn,
Đọc bài thơ, tôi như gặp cảm xúc khao khát, mãnh liệt, thiết tha của một tình yêu thiêng liêng, một tình yêu tối thượng.
Nhưng, hình như hai từ "Hềhề" đã làm giảm đi rung cảm thiết tha đó, hai từ đó như là lỗi nhịp vậy. Nếu không có hai từ trên có lẽ bài thơ sẽ tuyệt vời hơn?
Đó là cảm nhận từ rung động khi tôi đọc bài thơ này, có thể do tôi không hiểu hết ý nghĩa của bài thơ, mong tác giả lượng thứ và chỉ giáo thêm,
Tôi xin cầu chúc cho tác giả luôn sáng tác những áng thơ mới, để đưa những rung cảm tuyệt vời và thiêng liêng đến với người đọc. 

 

TraCo/7/4/2006:

Khi thuyết giảng, viết văn, làm thơ, hoặc sử dụng các loại hình nghệ thuật khác như là một phương tiện để cùng tu học  thì chư huynh hay dùng tiếng cười để tạo không khí "hoà hợp" tránh sân hận, hí luận hoặc tranh biện hơn thua!. . .
Và còn một điều quan trọng hơn nữa là để người tu tập sử dụng "rung động" mà không rơi vào "cảm thọ". . . .Thưởng thức chứ không phan duyên theo các cảm xúc mà chư huynh đã dùng làm phương tiện. . . .Bởi văn dĩ tải đạo chứ không phải để lôi người đọc vào các dòng chảy cảm xúc khiến tâm họ ngày càng động hơn. . . .
Bởi thế, trong các bài văn thơ ở đây. Sau từ Hềhề!. . .thường là phần quan trọng nhất. . .là ý đạo ẩn tàng. . .để người đọc tỉnh giác đồng cảm được với :"Ý tại ngôn ngoại". . . .
Cái quan trọng là nương văn thơ nghệ thuật để thăng hoa chuyển hoá tâm thức về hướng giác ngộ!. . . .
Con tim là cửa ngõ để đến với Thượng Đế, nhưng cũng là nơi để gió cảm thọ làm lạnh lẽo tâm hồn!. . . .
Mô Phật!. . .Xin cẩn thận!. . . đừng chấp "ngữ" cũng đừng để gió cảm thọ lôi đi!. . .

 

Ý kiến tác giả: 

Như Thầy thường nói: ". . .Khi tập Khí Công hoặc thiền năng lượng, nếu thấy hai tay tự chấp lại làm động tác đảnh lễ thì ngừng tập vì đã vừa sức. . ."

Đệ cũng vậy, khi rung động hết thì tự nhiên nó cười. . .Hềhề!. . .

Vậy từ . . . hềhề. . . trở đi không phải là văn thơ nữa . . . .Vì đã hết rồi!. . .

Phần còn lại là đệ nói đùa với bạn gái của mình!. . . Tức là phần Đời!. . .Còn phần trên. . .đệ tạm coi là phần về Đạo!. . .

Thế là Đạo Đời song đôi. Nếu các bạn thích văn thơ thì chỉ đọc phần trên. . . còn thích đùa thì đọc phần dưới!. . .

Đệ chân thành cảm ơn quí huynh đã góp ý cho đệ.

Cầu chúc chư huynh thân tâm thường an lạc.. . .Hềhề!. . .