Nói nhỏ cho nhau nghe.

Hai Lúa tui nhờ quét dọn bưng trà rót nước cho chư huynh đệ tại quán trà Dưỡng Sinh. Nên thường nghe lóm được những lời đàm đạo của họ. Nay Hai Lúa tui ghi lại để ai có thích thì đọc cho vui.

Mô Phật!. . .Có điều học thức của tui còn hạn chế, cái tai của tui thì nghễnh ngãng, lại phải chạy lui chạy tới bưng trà nên nghe câu được câu mất!. . .

Hềhề!. . .Mà có nghe cũng chưa chắc y như vậy! . . .

Mong chư huynh khi đọc bỏ quá cho!. . .

. . . .

Hỏi:

Tôi vẫn thường tập và áp dụng phương pháp thiền của thầy dạy vào cuộc sống hàng ngày. Trong các thế đi, đứng, nằm, ngồi . . . Tâm được vô niệm, thân tâm thường an lạc.

Không cần đọc các câu thần chú, nghĩ gì trong đầu khí liền hiển lộ. Có phải đây là giai đoạn "ứng thân" không?

Như Lục Tổ nghe được kinh Kim Cang liền nhận biết: Tâm thường hằng biết, tâm vốn tròn đầy, tâm sanh vạn pháp . . .

Như vậy bước kế tiếp làm sao thoát khỏi sanh tử luân hồi?

 

Đáp:

Tôi vẫn thường tập và áp dụng phương pháp thiền của thầy dạy vào cuộc sống hàng ngày. Trong các thế đi. đứng, nằm, ngồi . . . Tâm được vô niệm, thân tâm thường an lạc.

Không cần đọc các câu thần chú, nghĩ gì trong đầu khí liền hiển lộ. Có phải đây là giai đoạn "ứng thân" không?

 

-        "Vô niệm" không phải là không có ý nghĩ gì trong đầu. Không có ý nghĩ chỉ là "không niệm" đối lập với "có niệm".

-        "Vô niệm" nghĩa là có ý nghĩ hay không, không thành vấn đề, mà là không bị phan duyên bởi "niệm" . Như gió thổi nhà trống, như lửa cháy khoảng không.

-        Vậy "tri vọng vọng liền tan" khi ấy sẽ trụ bám vào "không vọng". "Vọng" không thành vấn đề. Vấn đề là có phan duyên theo vọng hay không? Não luôn luôn phải có ý nghĩ hoặc không ý nghĩ. Tìm cách để diệt ý nghĩ thì lại lạc vào "không ý nghĩ". Như Lai gọi trạng thái này là "ngoan không"!. . .

-        An lạc thiền là cái niềm vui không nguyên nhân. Cho dù nguyên nhân ấy là chánh niệm và tỉnh giác trong cuộc sống thì cũng là tâm trí vì còn dụng công tỉnh giác!. . .Khi nào sự nhận biết tràn đầy thoát ra khỏi phạm trù của "ngã" thì có cái "Tự nhiên biết" tự nhiên tỉnh giác không cố gắng, có cái niềm vui không nguyên nhân. Cái đó mới chính là an lạc thiền!. . .

-        Nghĩ gì trong đầu để khí hiển lộ thì chẳng khác gì niệm thần chú để khí hiển thị!. . .Bởi đều qua trung gian của tâm trí nhị nguyên!. . . Người vô ngã thì "tri hành hợp nhất", do vậy khi đối trước sự việc thì lập tức đựợc phản ảnh chứ không qua trung gian của suy luận phán xét.       Mô Phât!. . .Nó là tức khắc không có trung gian và kẽ hở!. . .Như sự vật đặt trước gương, gương liền tự phản ảnh tức khắc không qua trung gian của một dạng nào, cho  dù đó là ý nghĩ!. . .

-        Đây đúng là giai đoạn "ứng thân".

Như Lục Tổ nghe đuợc kinh Kim Cang liền nhận biết: Tâm thường hằng biết, tâm vốn tròn đầy, tâm sanh vạn pháp . . .

-        Lục Tổ khi ấy chưa được học kinh điển, chưa tu tập với một thầy nào. . .nhưng khi nghe kinh Kim Cang liền tự biết. Nên cái biết ấy là bát nhã, là phi tâm trí, là vô sư trí, là vô ngã. Nay mọi cái biết của chư huynh đều vẫn còn trong tâm trí nên không giống với Tổ được!. . . .

Như vậy bước kế tiếp làm sao thoát khỏi sanh tử luân hồi?

-        Vô ngã thì thoát khỏi luân hồi. Muốn "vô ngã" thì thực hành nhận biết trong tu tập và trong cuộc sống. Khi nhận biết đã tràn đầy thì tràn ra khỏi phạm trù nhỏ hẹp và phiến diện của cái tôi để thể nhập "tánh". Khi ấy thì có cái tự nhiên biết chẳng cần một nguyên nhân gì cũng tự biết, chẳng qua một duyên nào cũng biết, cái biết là có sắn và có trước các sự việc hay các duyên. . . .

 

Mô Phật!. . .Giống như dân gian ta thường nói:

"Chưa nói đã biết"vậy.!. . .

 

Hai Lúa ghi lại tại Quán Trà Dưỡng Sinh/29/11/2005