Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.
Một bạn đọc có hảo ý gửi cho Diễn đàn Dưỡng Sinh, trích đoạn từ tác phẩm "Lời Phật dạy" của Walpola Rahula, nhà xuất bản Mũi Cà mau.

Nay nhân lúc uống trà. Mời chư huynh đọc cho vui với lời bình của Tư Rượu Đế:

. . .

Trích đoạn:

 

Phật là ai?

Phật với tên riêng là Siddhatttha và họ là Gotama, sống ở phía bắc Ấn Độ ở thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Cha ông cai quản vương quốc Sakya (ở Nepal hiện nay). Mẹ là hoàng hậu Maya. Theo phong thục thời đó, ông lấy vợ rất sớm. Vị hoàng tử trẻ tuổi sống trong cung điện với tất cả sự xa hoa. Nhưng bỗng nhiên đụng phải cuộc đời và nỗi đau khổ của nhân loại. Ông quyết định tìm giải pháp thoát khỏi nỗi đau khổ chung ấy. Lúc 29 tuổi, sau khi đẻ đứa con trai duy nhất của mình là Rahula ít lâu, ông từ bỏ vương quốc và trở thành nhà tu khổ hạnh để tìm giải pháp đó.

Trong 6 năm trời, vị tu khổ hạnh Gotâm lang thang khắp miền lưu vực sông Hằng, gặp gỡ những giáo sỹ nổi tiếng và làm theo những hệ thống và phương pháp của họ. Tuân thủ nhưng nghi thức khổ hạnh khắc nghiệt. Nhưng những điều đó không làm ông hài lòng. Vì vây ông từ bỏ tất cả tôn giáo và  những phương pháp của họ và đi thẳng theo con đường riêng của  mình. Thế rồi một chiều khi ông ngồi dưới gốc cây bồ đề trên bờ sông Neranjara, ở Gaya (thuộc Bihar hiện nay). Gotama đã đạt tới Ngộ, sau đó ông được biết tới như Phật( người đã tỉnh ngộ).

Đến 80 tuổi Phật mất ở Kusimara ( ở Uttar Pradesh hiện nay)

Ngày nay Phật giáo được truyền bá ở Ceylan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ Triều Tiên, Đài Loan, một vài vùng ở Ấn Độ, ở Pakistan, Nepal và cả ở Liên Xô nữa. Số dân theo Phật giáo giáo trên thế giới vượt quá 500 triệu người.

Thái độ tinh thần Phật giáo

Trong những vị sáng lập ra các tôn giáo. Phât là người duy nhất không theo đuổi cái gì khác ngoài việc trở thành một con người tinh khiết giản dị. Những vị thầy khác là những hiện thân có tính chất thần thánh, hay tự cho là noi theo Thượng Đế. Phật thì không những chỉ là một con người, mà còn tự không coi mình được một thượng đế hay một sức mạnh nào soi sáng cả. Một con người mà chỉ cần là một con người, có thể thành Phật. Mỗi người có trong bản thân mình khả năng thành Phật, nếu mình muốn và cố gắng. Chúng ta có thể gọi Phật là người đích thực. Ngài hoàn hảo về "tính người" đến mức sau này người ta coi ngài gần như siêu nhân trong tôn giáo dân gian.

Thân phận con người theo Phật giáo là tối thượng. Con người là chủ của chính mình và không cần phải đưa lên cao hơn, cũng không cần có sức mạnh nào đứng trên nó phán xét về số phận nó.

" Người ta là nơi ẩn của chính mình, có ai khác có thể là nơi ẩn đâu" Phật nói như vậy. Ngài khuyến khích các môn đồ của mình trở thành 'Một nơi ẩn cho chính mình"và đừng bao giờ tìm kiếm nơi ẩn hay sự giúp đỡ của người khác. Ngài giảng dạy, khuyến khích và thúc đẩy mỗi người tự phát triển và làm việc để tự giải phóng mình. Vì con người bằng khả năng và trí tuệ của mình có khả năng giải thoát mọi khổ nhục. Phật nói: "Các ngươi phải tự làm lấy" Phật được gọi là người cứu tinh, thì chỉ là theo ý nghĩa ngài phát hiện và chỉ ra con đường đi tới giải thoát, tới Nirvana( niết bàn).

Chính theo nguyên lý trách nhiệm cá nhân đó mà Phật trao tất cả sự tự do cho môn đồ của Ngài. Phật nói rằng ngài không bao giờ nghĩ tới việc điều khiển và cũng không muốn cho Sanpha (tăng đoàn) phụ thuộc vào mình. Ngài nói rằng không có học thuyết bí truyền trong sự giảng dạy, chẳng có gì bị che dấu" trong nắm tay của thầy học cả", nói cách khác ngài chẳng có gì giữ lại cả.

Sự giải thoát của một con người phụ thuộc chính vào việc người đó hiểu chân lý  mà không phải là một ân huệ được thượng đế hay một sức mạnh bên ngoài nào ban cho vì hảo ý, để tưởng thưởng cho một hành vi đức hạnh và vâng theo.

 

Trích trong "Lời Phật dạy" Walpola Rahula

Nhà xuất bản Mũi Cà Mau.

. . . .

 

Lời bình của Tư Rượu Đế:

 

Nhưng bỗng nhiên đụng phải cuộc đời và nổi đau khổ nhân loại. Ông quyết định tìm giải pháp thoát khỏi nỗi đau khổ chung ấy.

Thái tử Tất Đạt Đa sống cách biệt trong cung cấm, chỉ đi dạo qua bốn cửa thành, vô tình gặp người già, người nghèo khổ bệnh hoạn, người chết và một tu sĩ. Cái thoáng gặp ấy không đủ để cảm nhận hết nổi đau khổ của nhân loại được và như vậy nó chẳng phải là nguyên nhân để khiến ngài quyết định tìm giải pháp thoát nổi khổ chung ấy.

Nếu vì một nguyên nhân thực tế thì Ngài ắt hẳn phải bị đàn áp bóc lột, bản thân mình phải chịu đói khổ, lao động cực nhọc để kiếm sống. Mồ hôi, máu và nước mắt của Ngài đã phải đổ ra thì nhiên hậu Ngài mới đi đến cái chung cuộc là bôn ba tìm phương giải thoát nối đau khổ chung ấy.

Mô Phật! . . Lúc ấy chúng sanh và quần chúng lao động nghèo mới khổ chứ Ngài sống trong cung cấm sao gọi là nỗi khổ chung được!? . . . Còn nếu hiểu chữ  "khổ" như giáo lý nhà Phật thì lúc ấy ngài chưa tu mà!. . .

Bởi vậy phải chăng ngài là Phật đã thành, nhưng thị hiện như vậy để khuyến tu cho chúng sanh. Cái thoáng gặp qua 4 cửa thành chỉ là tác nhân để "cái có sẵn" trong ngài tuôn trào ra!

 

Thế rồi một chiều khi ông ngồi dưới gốc cây bồ đề trên bờ sông Neranjara, ở Gaya (thuộc Bihar hiện nay).Gotama đã đạt tới Ngộ.

Thành Phật thì gọi là "giác ngộ" chứ không phải là "ngộ". Ngộ chỉ mới là gặp đạo và "giác" là hiểu biết toàn diện rốt ráo mới là trạng thái Phật!. . .

 

Đến 80 tuổi Phật mất ở Kusimura ( ở Uttar Pradesh hiện nay)

Phật là một trạng thái chứ không hữu nhân cách. Do vậy không nên lầm Phật là cái tướng của đức Thích Ca. Cái tướng của đức Thích Ca chỉ là biểu hiện của trạng thái Phật tại một thời điểm nhất định qua cơ thể người. Còn Phật tánh thì ẩn tàng và biểu thị toàn diện trong vạn pháp. không cái gì là không phải Phật. Đó là cái "chân  như" luôn biểu thị thành "diệu hữu" trong thế giới hiện tượng. Và đức Thích Ca cũng là một biểu hiện ở dạng người qua thế giới hiện tượng như thế.

Do vậy cái tướng Phật chết chứ Phật không chết. Cái tướng Thích Ca có sinh có sống chết chứ Phật không có sinh không có sống chết!. . . .

Trong những vị sáng lập ra các tôn giáo. Phật là người duy nhất không theo đuổi cái gì khác ngoài việc trở thành một con người tinh khiết giản dị. . . . . . . . . . Phật thì không những chỉ là một con người, mà còn không tự coi mình được một thượng đế hay sức mạnh nào bên ngoài soi sáng cả. . . .

Từ chối Thượng đế nhưng đề cao con người như một thực thể có tự tánh không phải là giáo lý nhà Phật!. . . .Con người và thượng đế chỉ là hai mặt của nhị nguyên luận và như vậy thuộc phạm trù của tâm trí. Dù là con người tinh khiết giản dị đi nữa cũng không phải là cái đích phải truy tìm của Phật giáo.

Mô Phật! . .Không phải là Thượng đế cũng không phải là con người mà chính là trạng thái "Vô ngã"!. . . .

Than ôi!. . .Giống như lấy thúng úp voi!. . .Phải chăng tác giả ( người dịch ?) đã áp đặt quan điểm riêng của mình lên vấn đề!. . .

Thân phận con người theo Phật giáo là tối thượng. Con người là chủ của chính mình và không cần phải đưa lên cao hơn, cũng không cần có sức mạnh nào đó đứng trên nó phán xét về số phận nó.

Trên vòng tròn thì đâu là điểm cao nhất. Thượng đế chẳng phải điểm cao nhất thì "thân phận con người"cũng chẳng phải điểm tối thượng. Phật giáo chẳng hề nói như vậy!. . . Than ôi!. . .Phải chăng đây chỉ là cái biết của tác giả ( người dịch) về Phật giáo nói!. . .

Mô Phật!. . Mọi sự là "như thị"

Sách viết ". . .Con người là chủ của chính mình và không cần phải đưa lên cao hơn, cũng không cần phải có sức mạnh nào đó đứng trên nó phán xét về số phận nó. . ." Nhưng nó là ai? Nó chẳng hề có tự tánh vậy sao lại cố gắng xác lập "cái con người" như là một tự tánh. Đây là điều trái với Phật giáo.

"Người ta là nơi ẩn của chính mình, có ai khác có thể là nơi ẩn đâu"Phật đã nói như vậy. . . .

"Người ta" được dùng ở đây như là "Phật tánh" chứ không phải có cái "người ta" như là một tự tánh tồn tại độc lập!. . .Càng không được lầm với cái cơ thể và tâm trí này!. . . .Vậy cả câu ấy phải được hiểu là:

" Phật tánh hay cái biết là nơi ẩn của chính mình, không có ai khác, không có cái gì khác có thể là nơi ẩn đâu"

 

". . . chẳng có gì bị che dấu" trong nắm tay của thầy học cả", nói cách khác ngài chẳng có gì giữ lại cả. . ."

Chẳng có gì bị che dấu trong nắm tay của thầy học cả. Nhưng cái mà ngài giảng dạy : ". . .như nắm lá trong tay, còn cái mà ngài giác ngộ như lá trong rừng" Bởi vậy tuy ngài chẳng cố ý giữ lại điều gì. Nhưng "ý tại ngôn ngoại" nên ngày nay chỉ chấp theo văn tự kinh điển rồi cho rằng điều Như lai giác ngộ chỉ có vậy thì thật là lầm to!. . .

 

Sách đã viết: ". . . Sự giải thoát của một con người phụ thuộc vào việc người đó hiểu chân lý, mà không phải là một ân huệ được Thượng Đế hay một sức mạnh bên ngoài ban cho vì hảo ý để thưởng cho một hành vi đức hạnh và vâng theo.

Có nên chăng thêm vào một câu như sau để khỏi sai chệch tinh thần và giáo lý nhà Phật:

Nhưng muốn hiểu chân lý, điều quan trọng là phải ra khỏi phạm trù nhị nguyên. Không nên công kích Thượng đế rồi đề cao "con người" là cực bên kia của nhị nguyên như một dạng thượng đế khác!. . . .

Than ôi!. . .cả Thượng đế lẩn con người đều chẳng có tự tánh!. . . .

. . . .

 

Hềhề!. . .Con voi thì quá to. Chúng tớ thì lại đang chơi trò bịt mắt sờ voi!. . . Tác giả đã sờ vào một chỗ khác!. . . Tớ cũng đang sờ vào một chổ khác!. . .Tán dóc nhau cho vui để lấy hứng uống trà!. . . .Vị nào có hứng mà lại đang thất nghiệp thì hãy tham gia trò chơi bịt mắt sờ voi này!. . . Hềhề!. . . Vui đáo để!. . .Có khi bạn sờ trúng cùng chỗ với tớ thì thành đồng đạo!. . Còn nếu sờ khác chỗ thì lại thành ngoại đạo đấy!. . . .Hềhề!. . .

 

-         Chủ quán đâu, cho tớ ký nợ tiền trà!. . . Cuối tháng vợ phát lương, tớ sẽ thanh toán tất!. . . hềhề!. . .

 

Hai Lúa/16/8/2005