Trong bài thơ "Hạt mầm" .

Từ vườn địa đàng, "hạt mầm" phát triển và biến dịch tượng trưng cho Phật tánh tuỳ duyên hiển tướng.

Tuy biến dịch nhưng vạn pháp đều quay về "Cái Một" tượng trưng bởi "rỗng không" và cát bụi!. . . nên tác giả Cỏ May đã kết thúc bằng hai câu:

 

Em thành rỗng không?
Ta bỗng thành cát bụi!

Hai câu thơ trên minh hoạ giai đoạn rốt ráo của người tu khi phá ngã thể nhập tánh.

Thế nhưng nếu thêm vào ở dưới hai câu:

 

Chỉ còn lại hạt mầm,
Vẫn đang tìm sự sống....

 

như tác giả Xanh9 đã làm trong bài thơ "Trái chín" thì thật buồn cười!. . .Nó giống như người leo núi sắp tới đỉnh lại vấp ngã rơi xuống vực!. . .

Bởi "hạt mầm" đã thể nhập "tánh" thì vô ngã chẳng còn chi nên không thể: . . "Chỉ còn lại hạt mầm" được!.

Từ "chỉ còn" chỉ ra, đây là trạng thái phan duyên và vọng tưởng điên đảo, chứ không phải quá trình tu tập thăng hoa tiến tới vô ngã thể nhập tánh của người tu thiền và tu khí công.

 

Người Thiên Chúa giáo thường bảo: "Cát bụi trở về với cát bụi". Người Phật giáo cũng thường bảo: "Rỗng không trở về với rỗng không".

Bởi thế "rỗng không" và "cát bụi" thường được dùng tượng trưng cho "Cái Một". Đây chính là nguồn sống đích thực. Còn đi tìm nguồn sống nào nữa vậy!. . .

Hay tác giả cho rằng thế giới hiện tượng và cảm giác mới là sự sống?!. . .

Hềhề!. . .Bởi thế nên Xanh mà chưa chín là vậy!. . .

 

NGƯỜI QUÉT NHÀ/29/7/2005