C - CHỦ ĐỀ: NGHỈ NGƠI TÍCH CỰC


I/ PHẦN DƯỠNG SINH

Nội dung phim: 
Nhu Quyền




(Tập thành thục bài tập Dưỡng Sinh này, thì khi vận khí tập Dịch Cân Kinh, Nội Gia Thái Cực Dưỡng Sinh và  Lắc Khớp sẽ hiệu quả hơn)


II/ PHẦN LUYỆN KHÍ

1/ BÀI LUYỆN KHÍ SỐ 1 :    Dịch Cân Kinh

Ở tư thế đứng. Trong trạng thái thư giãn toàn thân. Người tập niệm thầm liên tục: "Tôi xin tập Dịch Cân Kinh"

1.     Nương theo sức tác động của khí, vận động toàn thân mềm dẻo, điều hòa trang nghiêm như nước chảy mây bay, liên tục không kẽ hở, không rối loạn.

2.     Hơi thở phải đi liền với động tác. Phải luôn nhận biết tỉnh giác toàn bộ quá trình tập luyện của Thân và Tâm. Nếu thấy động tác mất điều hòa trang nghiêm thanh tịnh thì phải kịp thời lập tức tự điều chỉnh.

3.     Nếu là Phật tử có thể kết hợp niệm hồng danh A Di Đà với động tác và hơi thở. Để làm cho khí luôn điều hòa trang nghiêm thanh tịnh không rối loạn. 

Đây là "Thiền Động" nên không được loạn động. Bởi vậy bài tập phải có "Thiền vị"nghĩa là phải có đủ 5 yếu tố sau:

1. Cơ thể vận động thư giản mà điều hòa trang nghiêm không rối loạn. Kết hợp động tác với hơi thở nhỏ, nhẹ, chậm, dài, sâu, điều hòa.

2. Khí trường nhẹ, mát, thông suốt, không rối loạn, không bức xúc đè nén hay bộc phát.

3. Hòa hợp đồng cảm với mọi người và môi trường chung quanh. Không để tham dục khởi lên làm rối loạn khí.

4. Luôn nhận biết tỉnh giác, luôn chứng kiến toàn bộ thân tâm mình khi tập, để kịp thời điều chỉnh cho đúng yếu chỉ của phương pháp.

5.  Nụ cười an lạc luôn nở trên môi.

Trong trạng thái đắc khí, nhận biết tỉnh giác không phán xét, môi trường và hoàn cảnh đang xảy ra với mình. Nhận biết tỉnh giác mình đang "biết" hết mọi sự và tâm vẫn luôn tịnh không mất tự chủ. Thế rồi trong cái yên lặng và đồng cảm sâu sắc ấy, người thực hành Thiền Năng Lượng hay Khí Công Dưỡng Sinh lỏng cơ cảm nhận chiều chuyển động của "Khí", để các động tác tự xuất hiện phi nỗ lực như là nước chảy mây bay, liên tục không rối loạn. Như là một sự nghỉ ngơi trong đồng cảm và nhận biết sâu sắc chứ không phải tập luyện. Cổ đức gọi là: ". . .ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm". Nghĩa là không trụ tâm cố định tại một nơi nào trên cơ thể, không trụ chắc tâm vào đâu cả. Nhưng phải luôn tỉnh giác cái gì cũng tự nhiên biết, từ động tác của cơ thể đến trạng thái tâm lý của mình. Giữ cho mọi biểu hiện của năng lượng luôn điều hòa, thanh tịnh, không trọng lượng và an lạc.Được như vậy chuyển động sẽ là toàn diện, phi nỗ lực, thuận tự nhiên, đầy nhận biết và không lạc vào vô thức bản năng.

Như nước chảy mây bay. Như bóng trúc quét trên thềm nhà, quét mà không lên mảy bụi. Như bóng trăng rơi xuống nước mà mặt nước chẳng cau mày. Như gió thổi nhà trống. Như lửa cháy khoảng không. Trong Tịnh ngoài Động. Động Tịnh kết hợp. Như lá cờ bay mà cán cờ đứng im không đổ. Cơ thể chuyển động mà tâm như như bất động. Thượng Hư hạ Thực, Khí trầm đan điền. Hơi thở như vô ra qua hàng  nghìn hàng triệu lỗ chân lông.

Khi tập đúng sẽ đạt trạng thái khinh an. Nghĩa là cơ thể nhẹ nhàng, động tác ung dung nhàn hạ, niềm vui không nguyên nhân hiển thị với nụ cười an lạc luôn nở trên môi.

Áp dụng vào cuộc sống: Xem môi trường sống và làm việc của mình như là sân tập. Hãy áp dụng các yếu chỉ của Khí Công Dưỡng Sinh vào cuộc sống để luôn thích ứng với mọi tình huống mà vẫn thường Tịnh và an lạc. Do vậy mà cảm nhận được hạnh phúc ở mọi nơi mọi lúc, cảm nhận được hạnh phúc qua từng hành động nhỏ nhặt bình thường và gần gũi nhất trong cuộc sống đời thường.

Kết thúc bài tập: Thu khí về Đan Điền và xoa bóp day bấm huyệt toàn thân theo bài xoa bóp số 1.

. . . . .

Băng phát công của Thầy để tập Dịch Cân Kinh

. . . . . .

Nội dung phim:   Dịch Cân Kinh

Phần 1:

 

Phần 2:




. . . . . . .

                                                                              MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý:

CÁC CÁCH THỞ:

Khi tập để Đắc Khí: Thở bằng mũi, điều hoà.

Khi tập để Trị bệnh: Thở đặc trị bằng cách giải phóng mũi và miệng, niệm thầm liên tục mã khoá: "Tôi xin thở đặc trị". Tuỳ theo cơ địa và bệnh lý. Năng lượng giác ngộ sẽ tác động để kỹ thuật thở đặc biệt có âm thanh tự xuất hiện. Nhận biết tỉnh giác, đừng cố ý kìm giữ thì tự nhiên hơi thở đặc trị sẽ tự xuất hiện. Kết hợp động tác hai tay và hơi thở đặc trị bệnh.

Khi tập Động Tác Đặc Trị: Niệm mã khoá để thở Đặc Trị. Kết hợp động tác và hơi thở.

Khi tập Xà Quyền:  Niệm mã khoá xin thở xà quyền. Kết hợp hơi thở theo kiểu Xà với chuyển động cột sống mềm dẻo trên nền đất cứng.

Khi tập Dịch Cân Kinh hay Phật Gia Quyền: Niệm mã khoá để hơi thở xuất hiện, nhỏ, nhẹ, chậm, dài, sâu và điều hoà. Nếu là Phật tử thì nên kết hợp hơi thở này với tiếng niệm hồng danh A Di Đà và động tác chậm rãi, điều hoà, trang nghiêm, thanh tịnh.

Khi uống Thiên Hương Khí: Thở đặc trị.

 

CÁC KIỂU ĐỘNG TÁC:

Khi Trị Bệnh: Chỉ sử dụng động tác hai tay để thực hiện các thủ pháp: Xoa bóp day bấm huyệt, vỗ lỏng cổ tay, gõ Mai Hoa bằng 10 đầu ngón tay, rà miết các đường kinh và lạc.

 Khi tập Động Tác Đặc Trị Bệnh : Động tác toàn thân. Hình thức là động tác Yoga liên hoàn, cân đối, giữ thăng bằng, mềm dẻo.

Khi tập Xà Quyền: Động tác chuyển động cột sống mềm dẻo như rắn trườn trên cỏ. Không đứng lên để bước đi mà vẫn di chuyển dễ dàng bằng xà tấn.

Khi tập Phật Gia Quyền hay Dịch Cân Kinh:

Động tác phải "Khinh an" nghĩa là quán tưởng cơ thể nhẹ dần đi, buông xuôi, lỏng cơ thư giãn tối đa. Đó là chuyển động trong thư giãn hay là nghỉ ngơi tích cực.

Ngoài ra trạng thái động tác phải luôn là an lạc, với nụ cười yên lặng luôn nở trên môi. Nhận biết tỉnh giác để giữ cho động tác không biểu lộ tham dục.

Bài tập không có những chiêu thức tách bạch, mà như nước chảy mây bay luôn liên tục điều hoà, vô thuỷ vô chung, không lúc nào gián đoạn.

Khi tập Uống Thiên Hương Khí: Động tác có hình thức trị bệnh và thường rất mãnh liệt. Bởi vậy phải luôn nhận biết tỉnh giác để luôn tập vừa với sức của mình. Tuyệt đối không được tập quá sức.

Khi xoa bóp bấm huyệt cuối buổi tập: Động tác là Thể Dục ý Thức.

 

CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ:

1.     Nói chung phải luôn nhận biết tỉnh giác toàn bộ quá trình tập từ sự chuyển động của cơ thể tới trạng thái tâm lý của mình.

2.     Luôn biết mình đang có chuyển động điều hoà trang nghiêm thanh tịnh không trọng lượng.

3.     Luôn biết tâm mình đang trụ chắc vào đề mục của buổi tập, không suy nghĩ vẩn vơ hay khởi tình cảm kích động. Tâm luôn Tịnh và An Lạc.

4.     Khi phát hiện chuyển động và tâm lý không đúng qui định, phải lập tức tự ra lệnh cho não điều chỉnh ngay. Nếu điều chỉnh không được thì phải thu khí về đan điền chứ không được để các biểu hiện xảy ra trong vô thức bản năng mất tự chủ.

5.     Đây là Thiền Năng Lượng cho nên các biểu hiện phải có thiền vị. Nghĩa là luôn ung dung, nhàn hạ, an lạc, tự tại, không rối loạn và không kích động.

Chú ý:

Khi mới đắc khí, trong vài ngày đầu tình trạng chuyển bệnh sẽ xảy ra. Nên sẽ buồn ngủ nhiều hơn. Phân và nước tiểu sẽ đổi màu. Mồ hôi sẽ ra nhiều hơn bình thường và có mùi hôi. Tại vùng bị bệnh sẽ có cảm giác hơi đau hơn bình thường một chút. Sau vài hôm trạng thái này sẽ qua đi và bệnh sẽ giảm dần đi. Do vậy khi có các biểu hiện này thì đừng lo lắng. Sau giai đoạn chuyển bệnh này. Sẽ ngủ được, ăn được, cơ thể sẽ dễ chịu hơn trước là tập đúng. Còn nếu thấy cơ bắp đau nhức, khó ngủ là đã tập quá sức, cần phải nghỉ ngơi hay giảm liều lượng tập.

 

                                                                  D/ CHỦ ĐỀ:  RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH GIÁC

1/ Bài tập Cân Bằng Nước: 

Ở tư thế đứng, trang nghiêm, thanh tịnh, lỏng cơ, an thần, tâm lý tịnh và an lạc, thở điều hòa. Thụ khí. Đặt một ly nước trên đỉnh đầu tại đại huyệt Bách Hội.

Niệm thầm liên tục trong tâm: " Tôi xin tập Dịch Cân Kinh toàn thân với Cân bằng Nước ".

Nương theo chiều tác động của năng lượng, chuyển động toàn thân, mềm dẽo, điều hòa, chậm rải, không trọng lượng.

Luôn nhận biết tỉnh giác. Biết Thân mình đang chuyển động trang nghiêm thanh tịnh, khinh an. Biết Tâm mình đang tịnh và an lạc không kích động, không có các chướng ngại phiền não, sân si, lo âu, đau khổ và bức xúc. Nếu không được vậy thì nhất thiết phải điều chỉnh. Được như vậy thì tập Dịch Cân Kinh ở mọi tư thế, đứng, rùn gối, quì, ngồi và sát đất mà ly nước vẫn không đổ.

Nếu là Phật tử thì có thể kết hợp chuyển động không trọng lượng của Dịch Cân Kinh, hơi thở an lạc điều hòa và hồng danh A Di Đà Phật khi hành công để gia tăng hiệu quả.

Nếu mất nhận biết, ly nước trên đỉnh đầu sẽ rơi xuống đất

Nếu chuyển động nhanh, mạnh, rối loạn, ly nước cũng sẽ rơi xuống đất

Nếu hơi thở không điều hòa sẽ đẫn đến rối loạn khí, do vây động tác sẽ loạn động và ly nước cũng sẽ rơi xuống đất.

Vậy ly nước trên đỉnh đầu như người Giám Thiền giúp cho người tập KCDS chỉ có thể tập đúng không thể tập sai.

Đây là bài tập kiểm tra của liệu trình A/KCDS. Chỉ khi nào hành giả tập Dịch Cân Kinh ở mọi tư thế với ly nước trên đỉnh đầu mà không bao giờ bị rơi ly nước thì mới được phép tự tập KCDS một mình. Còn trước đó nhất thiết phải tập với sự giám thiền chặt chẻ của Huấn Luyện Viên.

Bài tập có công năng tăng cường sức khỏe, tự điều trị bệnh, chống lão hóa kéo dài tuổi thọ, điều trị lành Thân và Tâm bệnh, giúp cho người tập kỹ năng sống chánh niệm và tỉnh giác, luôn làm chủ lời nói, hành vi và ý nghĩ của mình để luôn thăng hoa chúng về hướng Chân Thiện Mỹ.

. . . . . . .

Băng phát công của Thầy để tập Dịch Cân Kinh Cân Bằng Nước

. . . . . .

Nội dung phim:   Bài tập Cân Bằng Nước để rèn luyện khả năng chánh niệm và tỉnh giác

 

Phần 1:


Phần 1:

. . . . . .

Nội dung phim:    Các bài tập  Cân Bằng khác:

- Múa Bi Sắt Cân Bằng Nước

- Múa Tạ Đơn Cân bằng Nước

- Nội Gia Thái Cực Cân Bằng Gậy


. . . . .

 

                                                                                          D/ CHỦ ĐỀ: CÔN KHÍ

1/ Phần Dưỡng Sinh

Nội dung phim:   Trung Bình Tiên

 Tập thành thục bài Dưỡng Sinh với gậy này thì khi Vận Khí tập "Côn Khí" sẽ hiệu quả hơn.

. . . . . .

2/ Phần Luyện Khí:

Muốn tập Côn Khí thì sau khi đắc khí. Xuống Trung Bình Tấn, chấp hai tay, cây côn để nằm ngang trên hai cánh tay. Niệm mã khóa: " Tôi xin tập Côn Khí". Năng lượng giác ngộ sẽ điều khiển cơ thể xuất hiện các chiêu thức của Côn Khí. Nhớ luôn tỉnh giác, giữ cho động tác luôn trang nghiêm thanh tịnh, điều hòa. Phối hợp hơi thở an lạc và động tác của Côn Khí không cho rối loạn.Tập Vô Thủ Phi Thiên Côn và Múa Tạ nặng thì cũng vậy, chỉ cần thay nội dung câu mã khóa là "Tôi xin tập Vô Thủ Phi Thiên Côn" hay là "Tôi xin tập Múa Tạ nặng". Nếu đã học Đại Thủ Ấn thì 2 bài tập sau, sử dụng Mudra, Dalani và ManTra đúng phương pháp hiệu quả sẽ gia tăng hơn rất nhiều.

Nội dung phim:

- Côn Khí

- Vô Thủ Phi Thiên Côn

- Múa Tạ Đơn

 

                                                                                  e/  CHỦ ĐỀ:         MÚA QUẠT

 

1/Phần Dưỡng Sinh

Khi tập bài tập này, phải luôn kết hợp động tác khinh an với hơi thở điều hòa. Động tác phải theo đúng giai điệu của bản nhạc. Nó có tác dụng điều hòa khí huyết toàn thân rèn luyện gân cơ xương khớp nhất là người cao tuổi, an thần tạo tâm lý lạc quan tin yêu vào cuộc sống. Tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Là bài thể dục đồng diễn có tính nghệ thuật, có hiệu quả cao trong việc rèn luyện sức khỏe thể chất lẩn sức khỏe tâm thần, phù hợp với mọi người mọi lứa tuổi. Ngoài ra nó là bài tập nền để khi đắc khí tập Múa Quạt, khí sẽ phối hợp các động tác nền này thành muôn vàn tư thế khác nhau đẹp mắt, hiệu quả mà không tự phát loạn động.

Nội dung phim:  Múa Quạt

 

2/ Phần Luyện Khí

Trang nghiêm cơ thể và thanh tịnh tâm. Thế rồi trong trạng thái đắc khí, yên lặng cùng cực, tràn đầy nhận biết, tịnh và an lạc. Cầm quạt ở tay (một quạt hoặc 2 quạt), thông công hợp nhất với khí bản nhiên, cùng trôi theo sự vận hành của dòng năng lượng vũ trụ đang ngày đêm luân chuyển theo Dịch lý. Niệm thầm liên tục mã khóa: "Tôi xin tập Múa Quạt". Nhận biết tỉnh giác chiều tác động của Khí để tùy thuận cùng trôi, cùng vận hành với nó, thế thì vô vàn động tác và chiêu thức của Thiết Phiến Công hay Công Phu Múa Quạt sẽ tự nhiên hiển thị. Gọi là "Có động tác làm" mà "chẳng có người làm". Nghĩa là khi nội khí hợp nhất với khí trường của Trời Đất trong thể Thiện Địa Nhân Đồng Nhất thì, mọi sự Cái Tự Nhiên sẽ làm tự hiển thị còn mình thì luôn yên lặng chứng kiến tràn đầy nhận biết về mọi biểu thị ấy từ Thân cho đến Tâm lý của mình. Sẳn sàng điều chỉnh khi thấy nó không phù hợp với giáo án và yếu chỉ của phương pháp.

Động tác phải không có tính tham dục, mà luôn biểu thị tính giải thoát nghĩa là tịnh, an lạc và tràn đầy tự do.

Tâm lý không được kích động hoặc sa vào thất tình lục dục mà phải luôn yên lặng cùng cực và tràn đầy phúc lạc. Nu cười yên lặng luôn nở trên môi, lan ra toàn thân, theo từng động tác lan tỏa ra môi trường chung quanh, khiến mọi người chung quanh, mọi chúng sanh chung quanh và môi trường chung quanh cũng thọ hưởng được cái tịnh và an lạc này.

Như hoa sen đặt ở đâu thì ở đó có hương thơm ngát tỏa ra chung quanh, người tập Thiết Phiến Công tập ở đâu thì Tịnh và An Lạc cũng lan tỏa ra môi trường chung quanh như vậy.

Nội dung phim:

- Vận khí Múa 1 Quạt

-  Vận Khí Múa 2 Quạt

 

Nội dung phim:    Học viên tập Múa Quạt

. . . .. . .

                                                                          g/ CHỦ ĐỀ:        UỐNG THIÊN HƯƠNG KHÍ

Sau khi tập Dịch Cân Kinh toàn thân với Cân Bằng Nước. Bạn ngồi xuống, lấy ly nước trên đỉnh đầu xuống Uống Thiên Hương Khí để tự điều trị Thân và Tâm bệnh của mình. Cách làm như sau:

Cầm ly nước vào tay thuận. Tay kia đặt trước ngực. Mũi nhọn bàn tay hướng lên trời. Quán tưởng năng lượng vũ trụ phóng vào ly nước, làm ly nước tự chuyển động trong không trung theo các đường Mantra huyền diệu. Niệm thầm liên tục trong đầu: "Tôi xin uống ly Thiên Hương Khí này để tự điều trị lành bệnh. . . .của tôi". Bi bệnh gì thì niệm xin điều trị bệnh ấy.Tùy theo bệnh khác nhau, năng lượng sẽ điều khiển ly nước chuyển động theo các đường Mantra khác nhau. Khi nào đã đầy đủ sức mạnh, ly nước sẽ tự đưa vào miệng. Khi ấy thì uống đi. Uống bao nhiêu vừa đủ ly nước sẽ tự chạy trở ra và đặt xuống sàn.

Nếu uống đúng phương pháp, Tâm luôn Tịnh và An Lạc, thì Thiên Hương Khí sẽ gia tăng công lực của người tập khiến đắc khí mạnh hơn, sau đấy các biểu hiện an thần, giải tỏa stresss, thải độc và tự điều trị bệnh sẽ tự xuất hiện. Người tập phải luôn tỉnh giác để giữ cho các biểu hiện này luôn chậm, nhẹ, điều hòa, không trọng lượng.

Đăc biệt, nếu là bệnh nhân Hen Suyển, viêm phế quản, viêm họng hạt. . . .v.v. . .có đờm đặc quánh đóng ở cổ họng, thì sau khi uống Thiên Hương Khí, điều khí về huyệt Thiên Đột chổ thoi thóp trước cổ họng. Toàn bộ đờm ở cổ họng sẽ bị đẩy ra ngoài cải thiện chức năng hô hấp, cắt cơn hen cấp tính.

Nếu là bệnh nhân bị bệnh ở tuyến tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn dịch vị . . .v.v. . .thì sau khi uống Thiên Hương khí, điều khí về huyệt Cưu Vĩ, toàn bộ dịch thừa ở bao tử sẽ bị nội lực đẩy ra ngoài khiến bớt đau rát và tạo điều kiện chửa lành bệnh. 

Các bệnh nhân khác thì quán tưởng trọc khí theo tuyến mồ hôi hay bài tiết thải ra ngoài. Về nhà, phân và nước tiểu sẽ đổi màu đi, chảy mồ hôi nhiều và có mùi hôi. An thần nghĩa là khí sẽ gây ngủ tại lớp hay ở nhà để tự điều trị bệnh.
Ngoài ra,Thiên hương khí sẽ làm động tác trị bệnh đa dạng hơn, mạnh hơn và hiệu quả hơn. Người tập cần tỉnh giác để làm chủ mọi biểu hiện này.

. . . . .

Băng phát công của Thầy để Uống Thiên Hương Khí



. . . . . .

Nội dung phim:

- Cách uống Thiên Hương khí để tự trị thân và Tâm bệnh

- Thiên Hương khí thải độc

-Thiên Hương khí an thần

. . . . . .

 

                                                                                          h/ CHỦ ĐỀ:     NỘI GIA THÁI CỰC DƯỠNG SINH

 

Nội dung phim:   Thân Pháp và Bộ Pháp trong Khi Công Dưỡng Sinh

 

                                                                                            BÀI THAM KHẢO số 1

                                                              (Bài giảng của Già Năm/Ba gàn ghi lại được ở sân tập KCDS)

- Con xin kính chào Già Năm

- A Di Đà Phật, chào chú Ba Gàn

- Thưa cụ, tập như vậy làm sao biết khi nào là đã lành hết mọi bệnh?

- Nên đến để thầy thuốc khám cho.

- Tự mình có thể xác định được hay không?

- Được

- Làm thế nào ?

- Khi không cần theo dõi tự điều chỉnh, mà động tác của khí luôn trang nghiêm thì biết Thân Bệnh đã lành.

- Thưa cụ, vậy mình nhận biết tỉnh giác, điều chỉnh động tác khi hành công là điều chỉnh lúc nào và điều chỉnh như thế nào?

- Lúc mới đắc khí, do còn Thân bệnh nên khí sẽ chảy về vùng ổ bệnh để quân bình lại âm dương cho cơ thể. Sự luân chuyển của nội khí bên trong sẽ kéo theo chuyển động của cơ bắp bên ngoài tạo thành chuyển động và rất nhiều tư thế khác nhau. Khi ấy người hành công luôn nhận biết tỉnh giác giữ cho động tác của Khí luôn chậm thật chậm, nhẹ thật nhẹ, điều hòa không trọng lượng, còn hình thức của động tác là thuận tự nhiên lỏng cơ để khí tự làm xuất hiện.

Tập một thời gian, nếu đã lành bệnh, động tác của Khí bây giờ không cần kiềm chế cũng luôn chậm, nhẹ, tự trang nghiêm, điều hòa không rối loạn. Nhưng lúc bấy giờ do còn Tâm Bệnh nên động tác của Khí lại có biểu hiện của Tham Dục và Sân Si.

Khi ấy, người hành công phải luôn nhận biết tỉnh giác trạng thái của động tác, điều chỉnh để động tác của Khí luôn có thiền vị: nghĩa là luôn ung dung, nhàn hạ, tự tại, phi nổ lực, thuận tự nhiên và không gợn một chút Tham Dục nào.

Khi ấy cũng phải nhận biết tỉnh giác trạng thái vẻ mặt của mình khi hành công, giữ cho nét mặt mình luôn yên lặng như nước hồ thu với nụ cười yên lặng luôn nở trên môi.

Người hành công cũng phải nhận biết tỉnh giác hơi thở của mình. Nếu đã lành Thân Bệnh thì hơi thở sẽ thông suốt và không còn âm thanh của Lục Âm Liệu Pháp khi thở Đặc Trị nữa, nhưng hơi thở vẫn chưa tự điều hòa.

Người ấy phải nhận biết tỉnh giác, đều chỉnh, để hơi thở thô nặng có âm thanh của kỹ thuật thở Đặc Trị trở thành hơi thở điều hòa. . . . nhỏ thật nhỏ, nhẹ thật nhẹ, chậm thật chậm, dài thật dài, sâu thật sâu. . .

Gọi là đã thật sự lành Thân và Tâm Bệnh, khi:

  • Có Cái Biết Tự Nhiên, thường biết mà không cần cố gắng để biết.
  • Tuy mình không điều chỉnh nhưng động tác của Khí vẫn luôn tự điều hòa trang nghiêm thanh tịnh không rối loạn và có Thiền vị.
  • Tuy mình không điều chỉnh nhưng nét mặt khi hành công luôn yên lặng và hơi mỉm cười.
  • Tuy mình không điều chỉnh nhưng động tác không nhiểm tham dục mà luôn ung dung nhàn hạ, tự tại và đầy an lạc.

-  Này chú Ba. Gọi người ấy đã lành Thân và Tâm bệnh, khi người ấy hành công mà  có Tướng Giải Thoát hiển thị ra bên ngoài.

Khi một người đã lành Tâm bệnh rồi, nếu người ấy nghiêm trì giới luật của Như Lai thì Tâm sẽ không nhiểm bệnh nữa.

Khi một người đã lành Thân bệnh rồi, nếu người ấy ăn uống đúng phép vệ sinh, sinh hoạt hợp lý và hàng ngày luyện công đều thì người ấy sẽ không bị nhiễm Thân bệnh nữa.

Được như vậy rồi, nếu người ấy có duyên được kề cận bậc Thiện Tri Thức, sống yên lặng an lạc, làm Phật sự độ sanh mà không loạn tâm, vào đời mà không nhiễm bụi trần, vân du khắp nơi mà không để lại dấu chân. . . Đến một ngày nào đấy người ấy sẽ hoát nhiên Kiến Tánh.

Khi ấy người đó sẽ tự nhiên biết rằng thật ra "Con Người Thật" của mình chưa từng bị bệnh, pháp trị bệnh của Thầy mình cũng chỉ là pháp phương tiện, mà Giải Thoát mới chính là Chân Thật Pháp Môn.

 

                                                                                         BÀI THAM KHẢO SỐ 2:

                                                        (Bài giảng của Già Năm/ Ba Gàn ghi lại được ở sân tập KCDS)

-       Xin chào chú Ba Gàn

-       Xin chào cụ. Thưa cụ tôi đã có băng tập có tiếng phát công của cụ rồi. Tôi cũng đã tập qua liệu trình A/KCDS rồi. Tôi đã làm chủ khí và tập Dịch Cân Kinh với Cân Bằng Nước ở mọi tư thế mà không bao giờ làm rơi ly nước. Vậy xin hỏi cụ bây giờ tôi có thể tự tập KCDS ở nhà qua băng của cụ được không?

-       Được

-       Tôi có thể hướng dẫn người nhà của tôi cùng tập để tăng cường sức khỏe và tự điều trị thân bệnh cùng tâm bệnh hay không?

-       Này Chú Ba, khi ấy chú phải Giám Thiền cho người mới tập để họ không tập sai.

-       Thưa cụ, tôi phải làm thế nào?

-       Để hoàn thành tốt việc giám Thiền. Ông nên lưu ý mấy điểm sau:

1.    Phải đứng ở phía đối diện, để có thể nhìn vào mặt và toàn thân người tập. Tuyệt đối không được đứng sau lưng, sẽ không quan sát được trạng thái vẻ mặt của người tập. Phải đứng ở vị trí có thể nhìn bao quát toàn bộ phạm vi khu vực mình phải theo dõi giám sát.

2.    Không cần đi lại nhiều trong khu vực học viên đang hành Thiền để tránh làm học viên mất tập trung.

3.    Nhất thiết luôn mở âm thanh băng tập hoặc nhạc Thiền nhỏ. . .thật nhỏ. . .chậm rãi thanh thoát. Tuyệt đối không mở âm thanh quá lớn, quá nhanh làm kích phát tâm lý và làm học viên mất Tịnh.

4.    Tuy là sử dụng băng tập của Thầy và nhạc Thiền, nhưng lớp tập phải có tính Tịnh, điều hòa, nhàn hạ ung dung thì hiệu quả sẽ lớn. Còn nếu mở âm thanh quá lớn, học viên tập quá mạnh, gây tiếng động nhiều thì hiệu quả sẽ kém đi.

5.    Băng tập giải tỏa stress của Thầy là băng chuyên biệt, chỉ sử dụng một lần duy nhất trong suốt liệu trình A. Còn về sau thì thỉnh thoảng mới dùng, không nên lạm dụng băng tập này. 

6.    Chỉ theo dõi giám Thiền, giúp đỡ học viên duy trì trạng thái chánh niệm tỉnh giác, hành công đúng phương pháp mà thôi, chứ không cần trợ công cho ai cả. Băng phát công của Thầy có Phật lực, tự nó sẽ làm người kia đắc khí. Vì khi trợ công thì sẽ gây tiếng động làm những người chung quanh mất tập trung và sẽ không bao quát hết toàn bộ khu vực mình phụ trách, khiến sai sót có thể xảy ra. Không nên biến sân tập thành nơi phô diễn công năng của mình.

7.    Khi phát hiện học viên tập sai, thì nhẹ nhàng đến gần nói nhỏ vào tai họ cách điều chỉnh. Không nên bắt ấn, vẽ phù, giả giọng Thầy để can thiệp.

8.    Trước khi tiến đến học viên tập sai để điều chỉnh họ, vị huynh giám Thiền cần phải giữ Tịnh, thư giãn, an lạc, tát bà ha và dùng ái ngữ. Tuyệt đối không quát nạt, lớn tiếng hay hiển thị các động tác tâm linh khiến có thể kích phát học viên đang có điển.

9.    Trước khi can thiệp để điều chỉnh trạng thái hành vi và điển quang của người tập, vị huynh giám Thiền cần phải chấp tay đảnh lễ học viên. Sau khi can thiệp xong và học viên đã tái lập chánh niệm tỉnh giác, đã tập đúng phương pháp, trước khi đi chỗ khác, vị giám Thiền cũng phải chấp tay đảnh lễ học viên ấy. Các trường hợp học viên tập sai gồm có:

-       Tập quá mạnh, quá nhanh

-       Rối loạn động tác

-       Động tác không trang nghiêm thanh tịnh

-       Động tác nhiễm tham dục.

-       Nét mặt nghệch ra, lạc vào vô thức.

-       Động tác không thư giãn (khinh) và điều hòa (an) mà ra gân và hấp tấp.

-       Ra mồ hôi nhiều, nét mặt căng thẳng đầy cố gắng, không ung dung nhàn hạ.

-       Các biểu thị giải tỏa stress (khóc, cười. . .) biểu thị ra bên ngoài, không tự tiêu dung được bằng cách thở an lạc.

-       Có hành động bất thường không đúng qui định và trình tự của buổi tập.

-       Khi tập Dịch Cân Kinh động tác thiếu đồng bộ, thiếu toàn diện. . .v.v. .

Khi nói vào tai học viên, vị giám Thiền chỉ bảo niệm Pháp đối trị mà không được nói điều gì khác để học viên sinh loạn tâm. Thí dụ học viên tập quá mạnh quá nhanh. Thì Giám Thiền chỉ bảo vào tai họ là niệm liên tục: "Tôi xin tập chậm lại. . .tôi xin tập chậm lại. . "

Nếu đã can thiệp nhắc nhở nhiều lần mà học viên vẫn tập quá mạnh quá nhanh hay rối loạn động tác, thì vị Giám Thiền nhất thiết phải cho học viên ấy ngủ khí công và sau đó ngừng tập. Hôm sau khi tập phải đặt ly nước trên đỉnh đầu người này. Nếu người ấy làm rơi đổ ly nước thì phải lạy sám hối. Nếu làm rớt ly nước ba lần thì học viên ấy không được tập tiếp. Các ngày về sau cũng vậy, cho đến khi nào học viên ấy luôn duy trì chánh niệm và tỉnh giác suốt buổi tập qua biểu thị không làm rơi ly nước.

Các chỉ tiêu mà vị Giám Thiền cần phải  theo dõi để giúp học viên tập đúng là:

  • Nét mặt của học viên phải luôn phẳng lặng như mặt nước hồ thu, nụ cười an lạc luôn nở trên môi.
  • Tay chân học viên phải luôn chuyển động chậm. . .thật chậm, nhẹ. . .thật nhẹ. . .điều hòa, không trọng lượng và không co giật.
  • Lưng của học viên phải luôn thẳng mà thư giãn.
  • Học viên mới học liệu trình A, tay không được hiển thị khế ấn.
  • Hơi thở phải luôn nhỏ, nhẹ, chậm, dài, sâu, không có tiếng động và không rối loạn.
  • Khi học viên bắt đầu đắc khí, thì phải đặt một ly nước trên đỉnh đầu để giám Thiền họ. Nếu họ rối loạn động tác hay lạc vào vô thức bản năng, thì ly nước sẽ rơi xuống đất.
  • Khi ly nước rơi xuống đất, thì vị huynh Giám Thiền đề nghị người tập phải lạy sám hối ba lạy. Sau đấy đặt ly nước khác trên đỉnh đầu để tập tiếp. Nếu trong buổi tập học viên nào làm rớt ly nước ba lần thì phải ngừng tập, cắt khí, và lạy sám hối với câu niệm: "Đệ tử xin thành tâm sám hối về lỗi mất trang nghiêm thanh tịnh và lỗi đã lạc vào vô thức bản năng"
  • Sau này học viên nào tập toàn thân mà không bao giờ làm rơi ly nước thì mới được tự thụ khí hành công một mình. Còn trước đấy nhất thiết phải hành công dưới sự giám sát của vị Giám Thiền.
  • Khi học viên nào có biểu thị giải tỏa stress thì vị Giám Thiền phải đến nói vào tai họ : "Niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật và trụ tâm vào danh hiệu Phật cho đến khi các biểu thị giải tỏa stress chấm dứt". Nếu học viên không phải là Phật tử thì bảo họ áp dụng cách thở an lạc để tiêu dung các cảm thọ ấy đi không để hiển thị ra ngoài.
  • Chỉ hướng dẫn học viên tập KCDS để tăng cường sức khỏe và tự điều trị bệnh. Còn việc dạy đạo và hướng dẫn tu giác ngộ là của chư Tăng, Ni, không phải của mình.

Chú ý: Trong giai đoạn làm công tác giám Thiền, các vị huynh nhất thiết phải ăn chay trường, ly dục, ít nói, giữ định và giữ giới, sống chánh niệm và tỉnh giác.

. . . . .

Nội dung phim:       Điều khí trị bệnh- Thế nào là đúng? Thế nào là sai?

Đoạn 1: Thầy kiểm tra cuối khóa

 

Đoạn 2: Thầy kiểm tra cuối khóa (tiếp theo)

. . . . . .

Bài tham khảo:

Nội dung phim:    Ăn chay bằng KHÍ để tự trị bệnh


. . . . . .

Băng phát công của Thầy không có lời nói

Khi chưa biết tập hoặc tập chưa thành thục thì những lời Thầy hướng dẫn trong băng là cần thiết để khỏi tập sai. Tuy nhiên sau này khi chư huynh đã biết cách tập rồi, thì những lời hướng dẫn ấy sẽ là không cần thiết. Chư huynh nên tập KCDS với tiếng Hải Triều Âm của Thầy và âm thanh thiên nhiên như tiếng chim ca, tiếng suối chảy, tiếng mưa rơi, tiếng sóng vỗ vào gành đá, tiếng sóng biển rì rào, tiếng hải âu giữa trời lộng gió, hay tiếng thông reo trên đồi cao. . .v.v. . . .Hoặc là nếu tập KCDS với tiếng phát công Hải Triều Âm của thầy với tiếng nhạc mình yêu thích mở với âm lượng vừa phải thì kết quả sẽ lớn hơn và mình cũng thấy thú vị hơn.

Sau đây tặng cho chư huynh một số băng phát công của Thầy với nội dung như vậy:

1/ Chư huynh hãy cùng Thầy luyện công trong rừng vắng với  tiếng chim ca trong những vòm lá xanh tươi:

 

1/ Chư huynh hãy luyện công cùng với Thầy trong rừng vắng, bên bờ suối,  có tiếng chim ca và có tiếng đàn Độc Huyền cầm của một vị huynh đang chơi ngẩu hứng:


 

 

 

 

 

Các bài liên quan: Hướng dẫn tập Khí Công Dưỡng Sinh / Liệu trình A
A - Chủ đề: ĐIỀU KHÍ TỰ TRỊ BỆNH
B - Chủ đề: ĐỘNG TÁC ĐẶC TRỊ BỆNH