1.      Này Thiên Di, khi giám Thiền cái cần đầu tiên là khả năng phát hiện người tập sai ngay từ rất sớm để kịp thời nhắc nhở điều chỉnh cho họ tập đúng.

Thí Dụ: Động tác của người tập thỉnh thoảng co giật, thiếu mềm dẽo. Đó là một trường hợp tập sai vì học viên ra gân, không thư giản tốt, nên khí huyết lưu thông kém điều hòa.

Vậy phát hiện sớm có nghĩa là phát hiện ngay từ lúc học viên bắt đầu ra gân, cứng khớp, chứ không chờ đến khi có hiện tượng co giật mới phát hiện.

2.      Khi thấy họ tập sai thì nên đến gần nói vừa đủ nghe để họ tự điều chỉnh lại. Nếu họ quá ham tập, không chú ý lời nhắc nhở thì cương quyết bắt họ phải thu khí ngừng tập. Người ấy phải xoa bóp day bấm huyệt tòan thân. Sau đấy mới hướng dẩn lại thật rõ ràng cụ thể để họ tập đúng.

3.      Khi giám thiền thì không cần bắt chước giọng nói của Thầy và không cần phải hiển thị khế ấn. Mà phải nói rõ ràng vừa đủ nghe để học viên tự điều chỉnh. Không nên có ý định điều chỉnh thay cho người tập.

4.      Tất cả các trường hợp tập mạnh, tập nhanh, rối loạn động tác, động tác co giật thiếu mềm dẽo hay người tập ra mồ hôi nhiều. . .v.v. . .Đều là do người giám thiền không phát hiện từ sớm ngay lúc đầu tiên người tập không thư giản, không chậm nhẹ và không khinh an.

5.      Nhất thiết người Giám Thiền phải luôn ở vị trí đối diện với người tập. Nếu người giám thiền nào đứng sau lưng học viên là chưa biết giám thiền. Bởi vì có nhìn được vào mặt người tập thì mới phát hiện họ có đang tịnh, đang an lạc và đang tràn đầy nhận biết hay không.

Nếu nét mặt họ biểu thị các trạng thái sau, thì cần phải nhắc nhở để họ kịp thời tái lập chánh định tỉnh giác và an lạc:

  • Nét mặt họ đang căng thẳng (nhăn mày, nhíu trán, tập trung quá độ. . .)
  • Nét mặt họ đang lạc vào vô thức (mặt nghệch ra thần trí mất linh hoạt, mất anh minh)
  • Nét mặt mất tập trung (mở mắt nhìn chung quanh, nói chuyện, làm các động tác tự phát . . . .)

6.      Trong tất cả trường hợp. Nét mặt người tập, tràn đầy nhận biết, tịnh và hơi mỉm cười là nét mặt của người đang tập đúng.

7.      Đối với người tập liệu trình A, nếu thấy họ bắt ấn và có các động tác tâm linh là sai. Cương quyết bắt họ phải tập bình thường như mọi người nếu họ không đồng ý thì đình chỉ không cho tập.

8.      Nhạc thiền và băng phát công của thầy phải mở nhỏ, êm dịu. Nhỏ hơn mức bình thường một chút là được .Người tập phải yên lặng thì mới nghe được. Tuyệt đối không gây nhiều tiếng động hoặc mở âm lượng quá lớn, sẽ làm mất thanh tịnh lớp tập.

9.      Trong tất cả trường hợp người tập không đúng, thì đều phải đặt một ly nước trên đỉnh đầu học viên để giám thiền, rồi mới cho họ thụ khí tập lại. Nếu trong một buổi tập, họ làm rơi ly nước đến 3 lần thì cương quyết cắt khí không cho họ tập tiếp hôm ấy.

10.    Phải tùy tình hình sức khỏe của người tập để gia giảm liều lượng tập cho phù hợp. Thời hạn một buổi tập trong băng chỉ là thời gian tương đối. Tùy tình hình cụ thể có thể cho tập ít hơn. Nhưng tuyệt đối không bao giờ cho tập quá thời lượng qui định trong băng tập của thầy.

11.    Không được tự ý thay đổi hay xáo trộn trình tự bài tập trong băng tập của thầy.

12.    Băng tập giải tỏa stress chỉ nên dùng hạn chế. Cụ thể là dùng 1 lần trong liệu trình A. Không được lạm dụng. Căn dặn học viên là khi tác dụng giải tỏa stress của băng bắt đầu có hiệu lực. Bệnh nhân muốn khóc hay muốn cười chẳng hạn. Thì nhất thiết không để các cảm thọ ấy xuất hiện ra bên ngoài mà nên tiêu dung bằng cách:

Thở ra, thì quán tưởng những cảm họ ấy theo hơi thở thải sạch ra ngoài.

Hít vào thì quán tưởng niềm vui, sự yên lặng theo hơi thở vào tràn ngập cả tâm hồn mình.

Người giải tỏa đúng và có hiệu quả là sau lúc tập với băng giải tỏa stress, thì hết bức xúc. Tâm trở nên tịnh, an lạc, nụ cười yên lặng luôn nở trên môi. Trong người hết bực dọc buồn phiền hay kích động tâm lý mà luôn thấy thoải mái hạnh phúc và luôn tin yêu vào cuộc sống.

13.       Liệu pháp nôn đờm và đẩy dịch thừa ra, thì tùy từng lúc thích hợp mà cho học viên thực tập. Nếu là tập nơi chánh điện hay nơi có ban thờ tam bảo thì không nên thực hành liệu pháp này để giữ thanh tịnh nơi tôn nghiêm. Tùy tình hình sức khỏe của học viên mà dùng liệu pháp này thích hợp. Tuyệt đối không lạm dụng vì có thể gây mệt cho những người già yếu hay bệnh nặng.

14.        Phải thường xuyên kiểm tra xem học viên ngủ có tốt hơn không. Nếu tập đúng thì sau thời gian chuyển bệnh ban đầu độ 3 hay 5 hôm. Học viên phải ngủ tốt hơn, ăn tốt hơn, cơ thể học viên phải thấy thoải mái dễ chịu hơn, bệnh bắt đầu bớt. Biểu hiện của việc tập quá sức là học viên về nhà bắt đầu thấy khó ngủ. Khi ấy phải tùy theo tình hình cụ thể để gia giảm liều lượng tập hoặc cho học viên nghỉ ngơi ít hôm để hồi phục, trước khi cho tập lại thật chính xác.

15.            Trong đợt tập. Người chủ trì chính của lớp, phải trường trai, ly dục, giữ lục căn luôn tịnh an lạc. Phải luyện công trước khi ra lớp. Khi về phải tắm, thay quần áo sạch, đảnh lễ tam bảo và hồi phục công năng. Nếu thấy sau khi ở lớp về mà mặt nóng bừng lên, mắt đỏ, ăn ít, ngủ ít đi, thì có nghĩa là đã hao công năng quá độ cần phải nghỉ ngơi để hồi phục. Khi cơ thể hồi phục thì luôn thấy như có làn gió mát thổi nhẹ vào cơ thể. Môi luôn mỉm cười, thần thái ung dung nhàn hạ và thoải mái.

Mô Phật

Để chư huynh giúp đở đồng bào có hiệu quả hơn, già có một ít kinh nghiệm như vậy xin chia xẻ cùng chư huynh.

Chúc chư huynh Thân Tâm thường an lạc, tu học có tiến bộ và việc hành thiện ngày càng hiệu quả hơn.

Ông Già/ 30/4/2009

. . . . .

 

Mời các bạn xem phim

.

Ngủ Khí Công để an thần và tự điều trị bệnh

. . . . . . .

Một manh chiếu, một chai nước, một cái ly nhựa. . . .thế là đủ rồi. . .hề hề. . ./Lớp Khí công Dưỡng Sinh Thái Bình/30/4/2009

 

Ngủ Khí Công để an thần, ổn định các rối loạn chức năng và tự điều trị một số loại bệnh/Lớp Khí Công Dưỡng Sinh Thái Bình/30/4/2009

 

Tập luyện cột sống để tự điều trị bệnh/Lớp Khí Công Dưỡng Sinh Thái Bình/30/4/2009

 

Uống Thiên Hương Khí để tự điều trị bệnh/Lớp Khí Công Dưỡng Sinh Thái Bình/30/4/2009

 

Thj phạm xà quyền/Lớp Khí Công Dưỡng Sinh Thái Bình/30/4/2009

 

Ra về/Lớp khí Công Dưỡng Sinh Thái Bình/30/4/2009