Tóm tắt liệu trình sau A/Khí Công Dưỡng Sinh.

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Tóm tắt liệu trình sau A/Khí Công Dưỡng Sinh.

  • Comments 1
Lớp Khí Công Dưỡng Sinh do thầy Thành phát công để trị bệnh nan y tại Thủ Đô Hà Nội 6/2008.
A/ Đắc khí Định nghĩa: “Khí” là năng lượng có sẵn trong cơ thể. Khi thể năng lượng hiển thị đầy đủ và không rối loạn thì gọi là đắc khí.

Điều kiện để đắc khí:

 

1. Giữ tâm tịnh. Gạt bỏ mọi ý nghĩ và tình cảm kích động. Sau đó trụ tâm vào đề mục của buổi tập: “Tôi đang nhận khí đây”

 

2. Bế giác quan, nhưng quán tưởng về phía thầy, để dễ thông công đồng cảm và giao hòa năng lượng.

 

3. Thở điều hòa, nhỏ nhẹ, chậm dài và sâu, không được rối loạn hơi thở.

 

4. Thư giãn toàn thân, chọn tư thế tập phù hợp: Ngồi xếp bằng, ngồi ghế hay nằm.

 

5. Chấp tay trước ngực. Quán tưởng cơ thể nhận năng lượng ở mũi nhọn bàn tay. Khiến toàn thân đắc khí, làm chuyển động bằng khí xảy ra, chậm rãi điều hòa ổn định không rối loạn.

 

Điều kiện để buổi tập có kết quả:

 

1. Không tò mò hé mắt quan sát khiến mất tập trung

 

2. Tuyệt đối không hôn trầm, mê muội, vô thức bản năng. Luôn nhận biết thân tâm mình khi tập. Giữ cho động tác bằng khí luôn điều hòa chậm rãi ổn định không rối loạn. Giữ cho tâm mình luôn trụ vào đề mục buổi tập không để vọng niệm chen vào.

 

3. Không ra gân cưỡng lại sự chuyển động tự nhiên của khí. Tùy theo cơ địa và bệnh của mình. Khí sẽ tự vận hành phù hợp để quân bình âm dương cho cơ thể, xóa môi trường bệnh lý. Lỏng cơ nương theo sự chuyển động bên trong của khí. Đây không phải là tập thể dục bằng cơ bắp bình thường mà là tập bằng khí hay nội công bên trong. Bởi vậy không được chuyển động bằng chủ quan. Mọi sự chuyển động đều là thuận tự nhiên do dòng khí bên trong chuyển động kéo theo sự chuyển động của cơ thể.

 

4. Sau khi đã đắc khí. Bị bệnh gì thì niệm thầm liên tục trong đầu xin tự trị bệnh ấy. Quán tưởng năng lượng chảy dồn về vùng bị bệnh. Vùng bị bệnh sẽ có cảm giác tê, nóng, nặng, ngứa ấm. . .v.v. . . báo hiệu năng lượng đã đến được nơi đây. Do khí chảy về vùng bị bệnh nên làm cơ thể tự xuất hiện các động tác tự trị bệnh. Lỏng cơ nương theo để động tác tự xuất hiện, không ra gân cưỡng lại hay duy ý chí làm bằng thể dục cơ bắp và chủ quan.

 

5. Ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh. Khí còn tác dụng giải tỏa stress để quân bình tâm lý. Do vậy không kiềm chế mà hãy để sự giải tỏa xảy ra tự nhiên. Thí dụ tự nhiên muốn khóc thì cứ khóc, muốn cười thì cứ cười, muốn chuyển động thì cứ chuyển động, muốn ngủ thì cứ nằm ngủ. . .v.v. . . Tuy nhiên phải luôn giữ cho các biểu hiện này xảy ra chừng mực không quá trớn.

 

Ngừng tập:

 

Muốn ngừng tập thì phải thu khí về đan điền. Cách làm như sau:

 

1. Mở mắt ra

 

2. Niệm thầm liên tục. “Tôi xin ngừng chuyển động. Tôi xin thu khí về đan điền”

 

3. Quán tưởng năng lượng từ toàn thân chảy dồn về Đan Điền Tinh nằm dưới rốn khoảng 2 đốt ngón tay. Bấm và day huyệt này.

 

4. Khi cơ thể đã ngừng chuyển động thì xoa bóp day bấm huyệt toàn thân theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên.

 

Lời dặn quan trọng:

 

1. Không được tự tập Khí Công ở nhà khi chưa làm chủ khí và được sự cho phép của huấn luyện viên.

 

2. Khi mới đắc khí tình trạng chuyển bệnh sẽ xảy ra khiến cảm giác vùng bị bệnh đau hơn bình thường. Phân và nước tiểu sẽ đổi màu. Ăn và ngủ nhiều hơn bình thường. Cứ tiếp tục tập bình thường vài hôm sau hiện tượng này sẽ mất đi và bệnh lui dần.

 

Chú ý:

 

Các thắc mắc về phương pháp và bệnh của mình. Có thể hỏi trực tiếp hoặc viết ra giấy để hỏi và nộp cho huấn luyện viên để được giải đáp ngay đầu giờ trước buổi tập.

 

B/ Tự trị bệnh

 

Bằng cách thư giãn cơ thể, điều hòa hơi thở, quân bình tâm lý và tập trung tư tưởng. Chúng ta đã có thể kích hoạt năng lượng trong chính cơ thể mình, khiến nó vận hành điều hòa, gọi là Đắc khí.

Sau đó, chúng ta có thể “dụng ý điều khí” để tự trị bệnh cho mình, tập luyện tăng cường sức khỏe, khai mở trí huệ và các khả năng tiềm ẩn của con người.

 

Khí Công Dưỡng Sinh và các loại bệnh:

 

Khí Công Dưỡng Sinh có tác dụng rất tốt trong việc tự điều trị thông qua tập luyện các loại bệnh sau:

-         Các rối loạn chức năng

-         Các bệnh về cơ năng mãn tính

-         Phối hợp với thuốc trong các ca có tổn thương thực thể

-         Dùng trong hậu phẫu đối với các ca chỉ định phẫu thuật

-         Tăng cường khả năng hoạt hóa và lưu giữ thuốc trong cơ thể do vậy có thể giảm liều dùng kháng sinh và các thuốc kháng viêm giảm thống. Do vậy có thể dùng kháng sinh và các biệt dược lâu dài mà vẫn giảm được tác dụng phụ của thuốc.

-         Ngoài ra tập luyện Khí Công Dưỡng Sinh đều và đúng phương pháp là cũng cách phòng ngừa bệnh từ xa.

 

Cách điều khí trị bệnh:

 

1.     Trụ ý tại vùng bị bệnh. Đó là nơi nguyên nhân phát sinh bệnh hay nếu không xác định được thì đặt ý tại Thiên Ứng Huyệt là nơi đau đớn nhất trên cơ thể.

2.     Quán tưởng năng lượng từ toàn thân chảy về vùng bị bệnh. Bên trong tại vùng bị bệnh phải có cảm giác đắc khí. Đó là: Tê, nóng, nặng, ngứa, ấm, da thịt vùng bị bệnh rung động nhẹ.

3.     Sau khi đã đắc khí tại vùng bị bệnh đủ thời gian qui định. Thường từ 10 phút trở lên. Thì thực hiện các động tác tự trị bệnh bằng cách: Niệm thầm liên tục trong đầu, xin tự trị bệnh của mình. Bị bệnh gì thì niệm xin điều trị bệnh ấy.

4.     Nương theo sức tác động của khí để làm các động tác trị bệnh. Thường là các động tác xoa bóp day bấm huyệt, hay các động tác khác bằng bàn tay do khí tác động trực tiếp vào vùng bị bệnh.

5.     Sau thời gian dùng khí xoa bóp bấm huyệt khoảng từ 5 đến 10 phút. Thông qua sức tác động của năng lượng. Người tập phải thực hiện các động tác Yoga Trị Bệnh. Muốn vậy người tập niệm thầm liên tục : “Tôi xin thực hiện các động tác Yoga bằng năng luợng, để tự điều trị bệnh. . . .của tôi”. Bị bệnh gì thì niệm xin tự trị bệnh ấy. Tùy theo cơ địa, tình trạng bênh lý, năng lượng sẽ tác động để cơ thể tự xuất hiện các động tác Yoga phù hợp với việc tự điều trị bệnh của mình. Nhận biết tỉnh giác, lỏng cơ nương theo thì tự nhiên làm được. Phối hợp động tác và hơi thở đặc trị.

 

Hồi phục bồi dưỡng thân tâm bằng Phật Gia Quyền:

 

Ở tư thế đứng. Trong trạng thái thư giãn toàn thân. Người tập niệm thầm liên tục: “Tôi xin tập Phật Gia Quyền”

1.     Nương theo sức tác động của khí, vận động toàn thân mềm dẻo, điều hòa trang nghiêm như nước chảy mây bay, liên tục không kẽ hở, không rối loạn.

2.     Hơi thở phải đi liền với động tác. Phải luôn nhận biết tỉnh giác toàn bộ quá trình tập luyện của Thân và Tâm. Nếu thấy động tác mất điều hòa trang nghiêm thanh tịnh thì phải kịp thời lập tức tự điều chỉnh.

3.     Nếu là Phật tử có thể kết hợp niệm hồng danh A Di Đà với động tác và hơi thở. Để làm cho khí luôn điều hòa trang nghiêm thanh tịnh không rối loạn.

 

Chú ý:

 

Đây là “Thiền Động” nên không được loạn động. Bởi vậy bài tập phải có “Thiền vị”nghĩa là phải có đủ 5 yếu tố sau:

 

1.     Cơ thể vận động thư giản mà điều hòa trang nghiêm không rối loạn. Kết hợp động tác với hơi thở nhỏ, nhẹ, chậm, dài, sâu, điều hòa.

2.     Khí trường nhẹ, mát, thông suốt, không rối loạn, không bức xúc đè nén hay bộc phát.

3.     Hòa hợp đồng cảm với mọi người và môi trường chung quanh. Không để tham dục khởi lên làm rối loạn khí.

4.     Luôn nhận biết tỉnh giác, luôn chứng kiến toàn bộ thân tâm mình khi tập, để kịp thời điều chỉnh cho đúng yếu chỉ của phương pháp.

5.     Nụ cười an lạc luôn nở trên môi.

 

Kết thúc bài tập:

-         Thu khí về Đan Điền và xoa bóp day bấm huyệt toàn thân đúng phương pháp.

 

 

C/ Thiền năng Lượng:

 

Thiền: ở đây có nghĩa là“ nhận Biết Tỉnh Giác”

Năng lượng: vô hình vô tướng chỉ có thể nhận biết nó đang có đấy thông qua các biểu thị của nó.

Các biểu thị của năng lượng thông qua cơ thể dễ nhận thấy nhất là: Chuyển động, thấy ánh sáng, hương thơm, phát nhiệt, các biểu hiện giải tỏa stress . . .v.v. . .

Vậy Thiền Năng Lượng là nhận biết tỉnh giác các biểu thị của năng lượng đang vận hành trong cơ thể, giữ cho các biểu thị này luôn: Điều hòa, trang nghiêm, thanh tịnh, không rối loạn.

 

Nó còn gọi là “Nghỉ Ngơi Tích Cực” vì đặc tính phi nỗ lực và thuận tự nhiên của nó. Nghĩa là người tập vận động trong trạng thái thư giãn tối đa, giải phóng tâm lý và cơ bắp triệt để và luôn thuận tự nhiên, thuận theo chiều biến dịch của năng lượng để cơ thể tự hiển thị các động tác thư giãn một cách tự nhiên không cố gắng.

Sự chuyển động của cơ thể được xem như các biểu hiện giải tỏa sự đè nén, kiềm chế hay khiếm vận động. Bởi vậy nó điều hòa khí huyết, quân bình âm dương, an thần giảm căng thẳng não.

Do vậy thực hành Thiền Năng Lượng hay Khí Công Dưỡng Sinh sẽ tạo điều kiện cho cơ thể vươn lên chiến thắng bệnh tật.

 

Nó còn có tên khác là “Dịch cân Kinh” vì đặc tính luôn chuyển động gân cơ xương khớp và cơ thể theo chiều biến Dịch của trời đất. Nó có tên như vậy cũng là vì người hành Thiền Năng Lượng luôn có cơ chế tự thích ứng trong mọi tình huống. Muốn vậy phải luôn nhận biết tỉnh giác chiều biến dịch của năng lượng trời đất trong các tình huống. Thuận theo để có các chuyển động và tâm lý phù hợp với hoàn cảnh ấy.

 

Cách tập Dịch Cân Kinh hay Nghỉ Ngơi Tích Cực:

Trong trạng thái đắc khí, nhận biết tỉnh giác không phán xét, môi trường và hoàn cảnh đang xảy ra với mình. Nhận biết tỉnh giác mình đang “biết” hết mọi sự và tâm vẫn luôn tịnh không mất tự chủ.

Thế rồi trong cái yên lặng và đồng cảm sâu sắc ấy, người thực hành Thiền Năng Lượng hay Khí Công Dưỡng Sinh lỏng cơ cảm nhận chiều chuyển động của “Khí”, để các động tác tự xuất hiện phi nỗ lực như là nước chảy mây bay, liên tục không rối loạn. Như là một sự nghỉ ngơi trong đồng cảm và nhận biết sâu sắc chứ không phải tập luyện.

 

Tổ sư gọi là: “. . .ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Nghĩa là không trụ tâm cố định tại một nơi nào trên cơ thể, không trụ chắc tâm vào đâu cả. Nhưng phải luôn tỉnh giác cái gì cũng tự nhiên biết, từ động tác của cơ thể đến trạng thái tâm lý của mình. Giữ cho mọi biểu hiện của năng lượng luôn điều hòa thanh tịnh không rối loạn và luôn an lạc.

Được như vậy chuyển động sẽ là toàn diện, phi nỗ lực, thuận tự nhiên, đầy nhận biết và không lạc vào vô thức bản năng.

 

Một số yếu chỉ khi thực hành Thiền Năng lượng:

 

-        Lưu thủy hành vân ( Như nước chảy mây bay)

-        Như bóng trúc quét trên thềm nhà, quét mà không lên mảy bụi

-        Như bóng trăng rơi xuống nước mà mặt nước chẳng cau mày

-        Như gió thổi nhà trống, như lửa cháy khoảng không.

-        Trong Tịnh ngoài Động, Động Tịnh kết hợp

-        Như lá cờ bay mà cán cờ đứng im không đổ. Cơ thể chuyển động mà tâm như như bất động.

-        Thượng Hư hạ Thực, Khí trầm đan điền

-        Hơi thở như vô ra qua hàng  nghìn hàng triệu lỗ chân lông.

 

An lạc thiền:

 

-        Khi tập đúng thì sẽ đạt trạng thái khinh an. Nghĩa là cơ thể nhẹ nhàng, động tác ung dung nhàn hạ, niềm vui không nguyên nhân hiển thị với nụ cười an lạc luôn nở trên môi.

 

Áp dụng vào cuộc sống:

 

-  Xem môi trường sống và làm việc của mình như là sân tập. Hãy áp dụng các yếu chỉ của Thiền Năng Lượng vào cuộc sống để luôn thích ứng với mọi tình huống mà vẫn thường an lạc. Do vậy mà cảm nhận được hạnh phúc ở mọi nơi mọi lúc, cảm nhận được hạnh phúc trong những hành động nhỏ nhặt bình thường và gần gũi nhất trong cuộc sống đời thường.

 

D/Một số điều cần lưu ý khi thực hành Thiền Năng Lượng

 

Các cách thở áp dụng khi luyện công

 

1.     Khi tập để Đắc Khí: Thở bằng mũi, điều hoà.

2.     Khi tập để Trị bệnh: Thở đặc trị bằng cách giải phóng mũi và miệng, niệm thầm liên tục mã khoá: “Tôi xin thở đặc trị”. Tuỳ theo cơ địa và bệnh lý. Năng lượng giác ngộ sẽ tác động để kỹ thuật thở đặc biệt có âm thanh tự xuất hiện. Nhận biết tỉnh giác, đừng cố ý kìm giữ thì tự nhiên hơi thở đặc trị sẽ tự xuất hiện. Kết hợp động tác hai tay và hơi thở đặc trị bệnh.

3.     Khi  tập Yoga bằng năng lượng: Niệm mã khoá để thở Đặc Trị. Kết hợp động tác và hơi thở.

4.     Khi tập Xà Quyền:  Niệm mã khoá xin thở xà quyền. Kết hợp hơi thở theo kiểu Xà với chuyển động cột sống mềm dẻo trên nền đất cứng.

5.     Khi tập Dịch Cân Kinh hay Phật Gia Quyền: Niệm mã khoá để hơi thở xuất hiện, nhỏ, nhẹ, chậm, dài, sâu và điều hoà. Nếu là Phật tử thì nên kết hợp hơi thở này với tiếng niệm hồng danh A Di Đà và động tác chậm rãi, điều hoà, trang nghiêm, thanh tịnh.

6.     Khi uống Thiên Hương Khí: Thở đặc trị.

 

Các kiểu động tác:

 

1.     Khi Trị Bệnh: Chỉ sử dụng động tác hai tay để thực hiện các thủ pháp: Xoa bóp day bấm huyệt, vỗ lỏng cổ tay, gõ Mai Hoa bằng 10 đầu ngón tay, rà miết các đường kinh và lạc.

2.     Khi tập Yoga: Động tác toàn thân. Hình thức là động tác Yoga liên hoàn, cân đối, giữ thăng bằng, mềm dẻo.

3.     Khi tập Xà Quyền: Động tác chuyển động cột sống mềm dẻo như rắn trườn trên cỏ. Không đứng lên để bước đi mà vẫn di chuyển dễ dàng bằng xà tấn.

 

4.     Khi tập Phật Gia Quyền hay Dịch Cân Kinh:

 

·        Động tác phải “Khinh an” nghĩa là quán tưởng cơ thể nhẹ dần đi, buông xuôi, lỏng cơ thư giãn tối đa. Đó là chuyển động trong thư giãn hay là nghỉ ngơi tích cực.

·        Ngoài ra trạng thái động tác phải luôn là an lạc, với nụ cười yên lặng luôn nở trên môi. Nhận biết tỉnh giác để giữ cho động tác không biểu lộ tham dục.

·        Bài tập không có những chiêu thức tách bạch, mà như nước chảy mây bay luôn liên tục điều hoà, vô thuỷ vô chung, không lúc nào gián đoạn.

 

5.     Khi tập Uống Thiên Hương Khí: Động tác có hình thức trị bệnh và thường rất mãnh liệt. Bởi vậy phải luôn nhận biết tỉnh giác để luôn tập vừa với sức của mình. Tuyệt đối không được tập quá sức.

6.     Khi xoa bóp bấm huyệt cuối buổi tập: Động tác là Thể Dục ý Thức.

 

Các trạng thái tâm lý:

 

1.     Nói chung phải luôn nhận biết tỉnh giác toàn bộ quá trình tập từ sự chuyển động của cơ thể tới trạng thái tâm lý của mình.

2.     Luôn biết mình đang có chuyển động điều hoà trang nghiêm thanh tịnh không rối loạn.

3.     Luôn biết tâm mình đang trụ chắc vào đề mục của buổi tập, không suy nghĩ vẩn vơ hay khởi tình cảm kích động.

4.     Khi phát hiện chuyển động và tâm lý không đúng qui định, phải lập tức tự ra lệnh cho não điều chỉnh ngay. Nếu điều chỉnh không được thì phải thu khí về đan điền chứ không được để các biểu hiện xảy ra trong vô thức bản năng mất tự chủ.

5.     Đây là Thiền Năng Lượng cho nên các biểu hiện phải có thiền vị. Nghĩa là luôn ung dung, nhàn hạ, an lạc, tự tại, không rối loạn và kích động.

 

Chú ý:

 

1.     Khi mới đắc khí, trong vài ngày đầu tình trạng chuyển bệnh sẽ xảy ra. Nên sẽ buồn ngủ nhiều hơn. Phân và nước tiểu sẽ đổi màu. Mồ hôi sẽ ra nhiều hơn bình thường và có mùi hôi. Tại vùng bị bệnh sẽ có cảm giác hơi đau hơn bình thường một chút. Sau vài hôm trạng thái này sẽ qua đi và bệnh sẽ giảm dần đi. Do vậy khi có các biểu hiện này thì đừng lo lắng.

2.     Sau giai đoạn chuyển bệnh này. Sẽ ngủ được, ăn được, cơ thể sẽ dễ chịu hơn trước là tập đúng. Còn nếu thấy cơ bắp đau nhức, khó ngủ là đã tập quá sức, cần phải nghỉ ngơi hay giảm liều lượng tập.

 

( Còn tiếp)

 

Ba Gàn ghi lại ở sân tập/3/7/2008

 

 

Comments