Pháp Hoa sanh
Bác Tư Diệu Đế kính quí! Đã lâu cháu không về thăm bác được, cháu nhớ bác và họ hàng nhà ta ở quê lắm.

Nay tiện có cô Mai về, cháu tranh thủ gửi thư về thăm bác và họ hàng nội ngoại. Cháu vẫn khoẻ bác ạ, từ hồi cháu tập khí công dưỡng sinh đến nay cháu hết bệnh đau đầu và hết nhăn da mặt.

Bác về quê nên ít có dịp cháu được bác chỉ bảo nữa nên bây giờ cháu mập lắm bác ạ. Cháu viết thư này hỏi bác xem có cách chi tập cho gọn người lại để cháu còn đi thi hoa hậu năm 2007. Bác Tư ơi bác giúp cháu với nhé.
Kính thưa bác Hôm chị Mai về, cháu có nhận được mấy lạng Trà bác cho, cháu pha và mời bà con đến uống ngon lắm bác ạ. Hôm sau có người vô bác lại gửi cho cháu ít nữa nhé. Hôm ngồi uống trà cái Cam nhà cháu nó nói:
- Khi sinh ra, con người đã mang theo đầy rẫy nghiệp chướng, nên bây giờ chớ có tạo thêm nghiệp mới để chết rồi lại mang đi, chẳng lợi chút nào.
Rồi chị Ba Đề cũng đọc luôn mấy câu thơ:


Vừa Thiền vừa tịnh độ
Mười người tu mười người thành
Có Thiền không có tịnh độ
Mười người tu chín kẻ lạc đường!


Bữa uống trà hôm đó cái Cam nhà cháu nó rủ cháu :
- Chị Hai! Chủ nhật này mình lên chùa tụng kinh Pháp Hoa đi, em nghe nói muốn không lạc đường phải đi chùa tụng kinh, chị đi không chị Hai.
Bác Tư ơi, cháu còn đang không biết thế nào là lạc đường, là nghiệp chướng phải mang theo rồi phải đi tụng kinh thì mới an toàn. Cháu không biết hỏi ai cháu đành hỏi bác, bác có biết không chỉ cho cháu với nhé.
Thôi thư đã dài mà cháu làm phiền bác quá mong bác thứ lỗi cho cháu, cuối thư cháu kính chúc bác sống lâu muôn tuổi để còn gửi trà về cho chúng cháu nữa chứ.

Qua thư bác cho cháu gửi lời hỏi thăm sức khoẻ cô Diệu Hoa và các anh các chị ở quê.
Kính thư !
Cháu Hai Xồ.

 

Tô Hằng Thanh/4/9/2006

 

Hồi âm từ bài viết trên:

 

Chào bạn

 

Bác Tư Rượu Đế đang bận xỉn không hồi âm bạn được. Nên già phải mạn phép hầu chuyện với bạn:

 

Có cách chi tập cho gọn?

 

Khi đã lành bệnh sẽ ăn được ngủ được tâm lý thoải mái, nên nếu không luyện xác, cơ thể sẽ có khuynh hướng béo ra!. . .

Để cho gọn thì tập như sau:

1.     Thay đổi chế độ ăn uống: Nên thay đạm động vật bằng đạm thực vật. Không nên ăn quá no, khi gần no thì ngừng. Không ăn vặt!. . . .Nếu được thì ăn chay. . . .

2.     Cân đối giữa các bài tập: Thiền tịnh, Thiền động và Thiền Mật. . .Để giảm cân thì thời lượng của thiền động tăng hơn. . . Để thoải mái về tâm lý thì tăng cường thời lượng thiền tịnh. . . .Để tăng cường khả năng độ sanh thì tăng cường thời lượng Thiền Mật. . . .

3.     Khi tập thiền động phải có đối trọng: như tạ dây mang ở tay chân và cơ thể. . . tạ đơn hoặc đôi, côn sắt, thiết phiến. . .v. v. . .

4.     Phối hợp dùng kỹ thuật xoa bóp day bấm huyệt và an ma chân pháp bằng nội lực với mã khóa xin giảm cân. . . .Quan trọng là phải biết dùng Đại thủ ấn vẽ mantra vào các yếu huyệt để thái nước và mỡ thừa ra khỏi cơ thể!. . .

 

Vừa Thiền vừa tịnh độ
Mười người tu mười người thành
Có Thiền không có tịnh độ
Mười người tu chín kẻ lạc đường!

 

Như Lai đã dạy: " Pháp nhà Phật như nước trong các đại dương. . .Tuy khác nhau nhưng đều có cùng một vị mặn!. . .

Bởi vậy: Thiền hay Tịnh độ hoặc Mật đều là pháp Phật và đều có chung một vị là vị giải thoát giác ngộ!. . . . Quan trọng là có minh sư chỉ dạy để biết nương theo kinh điển và giới luật của Như Lai mà không chấp chặt vào kinh điển và các pháp phương tiện khác!. . . .

Điều cốt lõi phải biết:

-         Ai là người đang tu? Đang giữ giới?

Nếu là trạng thái nhận biết tỉnh giác của mình là được.

Cái biết này không phải chỉ ráng tụng kinh ngoài cửa miệng mà được. Mà trong mọi trường hợp đối với thân và tâm đều giữ định để sinh Tịnh. Do Tịnh mà Huệ tự hiển thị!. . . .

 

Bác Tư ơi, cháu còn đang không biết thế nào là lạc đường, là nghiệp chướng phải mang theo rồi phải đi tụng kinh thì mới an toàn.

 

-         Còn trụ ngã thì đang lạc, dù tu hay không.

-         Dù hoạt động đó là gì đi nữa, mọi hoạt động của thân và tâm nếu còn trụ ngã đều đang gây nghiệp (thiện nghiệp và ác nghiệp) và đều phải luân hồi! . . .

-         Người thực tu không cầu an toàn và sợ mất an toàn mà là luôn nhận biết tỉnh giác để cùng trôi với vạn pháp!. . . .

 

Mô Phật, ta Tưởng Vậy chứ chưa chắc đã vậy. Xin bạn hãy tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy rồi nói lại để ta học với!. . .

 

Tưởng Vậy/4/9/2006