Mục đích và phương tiện.

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Mục đích và phương tiện.

  • Comments 2
Con thuyền chánh niệm.
-         Chào cụ Tưởng vậy -Chào chú Ba Gàn.

-         Thưa cụ!. . .Mục đích của liệu trình A/Khí Công Dưỡng Sinh là gì?

-         Cảm nhận được hạnh phúc vì cơ thể khoẻ mạnh.

-         Mục đích của liệu trình B/Khí Công Dưỡng Sinh là gì?

-         Cảm nhận được hạnh phúc vì hoà hợp với môi trường sống.

-         Mục đích của liệu trình C/Khí Công Dưỡng sinh là gì?

-         Cảm nhận được hạnh phúc vì hội nhập được với cái thần linh diệu của vạn pháp.

-         Phương tiện sử dụng để thực hành liệu trình A/KCDS là gì?

-         Năng lượng, vận động, hơi thở và tâm lý.

-         Phương tiện sử dụng để thực hành liệu trình B/KCDS là gì?

-         Thiền năng lượng.

-         Phương tiện sử dụng để thực hành liệu trình C/KCDS là gì?

-         Thiền Mật.

-         Tại sao phải sử dụng năng lượng trong liệu trình A?

-         Sử dụng năng lượng nên gọi là khí công nhằm điều hoà âm dương cho cơ thể. Sử dụng vận động, hơi thở, tâm lý, nên gọi là Dưỡng Sinh.

-         Tại sao phải sử dụng năng lượng khi hành thiền ở liệu trình B?

-         Biết bệnh mới dùng thuốc phù hợp lành bệnh được. Biết tâm bệnh mới hành thiền và hướng dẫn hành thiền có hiệu quả. Sử dụng năng lượng khi hành thiền nhằm làm cho người hành công phải luôn chánh niệm và tỉnh giác. Nếu vô minh năng lượng sẽ khiến người hành thiền ngủ gật không cưỡng được. Còn nếu vọng tưởng, năng lượng sẽ khiến cơ thể người hành công tự chuyển động minh hoạ cho trạng thái tâm lý đang hiện hành. Nhờ vậy vọng niệm bên trong được hiển thị ra ngoài. Người giám thiền có thể căn cứ vào các biểu thị ấy mà hướng dẫn pháp đối trị. Tránh tình trạng người hành thiền cứ ngồi im đấy nghĩ bậy mà vị giám thiền không biết!. . . .

-         Thế nào là yếu tố mật khi hành thiền định ở liệu trình C?

-         Thực tướng của sự vật là "mật" vì bị che phủ bởi huyễn ảo và biến dịch. Nguyên nhân của huyễn ảo là tâm trí nhị nguyên. Nếu thoát khỏi nhà tù tâm trí này, người tu sẽ phá ngã thể nhập "tánh" , còn gọi là "Thần hoàn hư" . Khi ấy mối tương tác của người tu với vạn pháp sẽ thay đổi đi. Bởi vậy người giám thiền có thể căn cứ vào các biểu hiện tương tác này để có thể xác định được mức độ thăng tiến của từng người thực hành. Do vậy mà có sự hướng dẫn chính xác. Tránh tình trạng "lý" thông mà "sự" chẳng viên dung!. . . .

Như vậy thiền mật chủ yếu là hành thiền qua mọi sinh hoạt. Nó chẳng phải ngồi im một chỗ!. . . cũng chẳng phải chỉ là cố giữ chánh niệm và tỉnh giác trong cuộc sống. Vì chỉ như vậy lại càng bị lệ thuộc tâm trí không thể thoát ra được.

Mà là trạng thái tri hành hợp nhất thuận tự nhiên tự hiển thị tức thời tức khắc chẳng cố ý kìm giữ!. . . .

-         Mô Phật!. . .Xin cảm ơn cụ về những câu trả lời này.

-         Này chú Ba!. . .Tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Chú nên hỏi việc này với các vị thiên tri thức rồi bảo cho tôi biết với.

 

Xuân Mai/20/10/2005


  • Thưa Thầy "Xuân Mai", con đang bị kẹt câu hỏi này mà chưa có thiện tri thức giúp, kính mong thầy giải đáp giúp cho...

    Về mặt lý thì chúng sanh đều có Phật tánh (thể), về mặt sự thì các thầy phải quán căn cơ của chúng sanh rồi mới độ vì căn cơ mỗi người không đồng (tướng), như vậy làm sao cho lý sự viên dung ở mặt dụng khi dùng bình đẳng tánh trí? (Văn của con hơi lủng củng, mong Thầy hoan hỷ bỏ qua...) Cảm ơn Thầy!

  • Con đã có câu trả lời của Thầy như trên:

    ..."Thực tướng của sự vật là "mật" vì bị che phủ bởi huyễn ảo và biến dịch. Nguyên nhân của huyễn ảo là tâm trí nhị nguyên. Nếu thoát khỏi nhà tù tâm trí này, người tu sẽ phá ngã thể nhập "tánh" , còn gọi là "Thần hoàn hư" . Khi ấy mối tương tác của người tu với vạn pháp sẽ thay đổi đi. Bởi vậy người giám thiền có thể căn cứ vào các biểu hiện tương tác này để có thể xác định được mức độ thăng tiến của từng người thực hành. Do vậy mà có sự hướng dẫn chính xác. Tránh tình trạng "lý" thông mà "sự" chẳng viên dung!. . . ."

    Kính mong Thầy khai thị thêm về phương tiện liên quan đến bình đẳng tánh trí?