Cây nhà lá vườn

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh
  • Kỷ niệm Ban Mê /1/2016

    • 0 Comments

        

  • Kỷ niệm chùa Suối Ngỗ / 1/2016

    • 0 Comments

    (Trị bệnh cho ông Tư, luyện công theo giáo án mới, cây đa ông Bảy Bụng, Hỏi đáp KCDS và tiếu lâm quanh bàn trà. . .)




  • Kỷ niệm Diên Lâm 11/1/2016

    • 0 Comments

        

  • Rong chơi

    • 0 Comments
    1/ Cuộc sống như dòng sông đục ngầu phư sa ngày đêm tuôn chảy. Dù phù sa có lợi cho đồng ruộng. Nhưng muốn uống nước thì nên lọc và sát trùng. 2/ Còn khi...
  • Thư giãn với Thu Minh, Thanh Bùi và Ba Gàn

    • 0 Comments
    Thư giãn với Thu Minh, Thanh Bùi và Ba Gàn
  • Tịnh Độ

    • 0 Comments

    Sau khi hiệp khí toàn thân, luồng năng lượng không vận hành đi đâu, nó biến thành hồ nước an tĩnh. Trong năng lượng đó bạn tan biến. Và đó là yếu chỉ tịnh công trong KCDS.

    Sự yên nghỉ hay an tịnh của Tịnh Độ không ở tư thế hay bộ vị mà là sự chuyển hóa toàn diện và triệt để qua năng lượng. Đó là khoảnh khắc yên nghỉ sâu hun hút và thăm thẳm. Không thân mà cũng không tâm, không Phật mà cũng không chúng sanh. Chỉ có buông xuôi nghỉ ngơi cùng cực, mong manh và mênh mông, dằng dặc và triền miên bất tận. 

  • Thư giãn

    • 0 Comments

    Hãy thường thư giãn để giải tỏa stress, quân bình tâm lý, hồi phục sức khỏe sau thời gian lao động. Nó rất cần thiết, nhất là trong đời sống công nghiệp hiện tại. Thư giãn chẳng những về cơ bắp và tinh thần, mà còn thư giãn năng lượng, thư giãn linh hồn và nên mời cả thượng đế của bạn thư giãn cùng. 
    Thư giãn về cơ bắp nghĩa là để cơ bắp nghỉ ngơi tự nhiên chứ đừng cố ý chùng cơ. 
    Thư giãn về tinh thần là thảnh thơi, là nhàn hạ và luôn tự tại. 

  • Chùa Bà/Tây Ninh/3/1/2016.

    • 0 Comments

    Đi lễ thì sao phải vội? Ông không biết thượng đế chỉ đến trong nhàn hạ, yên lặng và hoang vu sao?
    Đi lễ thì sao phải bực mình, phải cố? Ông không biết, mọi sự linh diệu đều xảy ra trong đồng cảm và tự tại sao?
    Tâm sự với người yêu tối thượng, thì mình nói và cái tồn tại nói lại với mình, chứ sao lại dành nói suốt ngày? 
    Này Cỏ May, bộ ông chẳng biết lời của ngài là âm nhạc cõi lặng yên hay sao mà làm ồn nhiều thế?

  • Người thầy tại tâm

    • 0 Comments

    Giới sinh Định, Định sinh Tuệ. Sau khi đã hiệp khí, thực hành tịnh tâm, chánh niệm và tỉnh giác một thời gian, cơ thể hành giả tự nhiên có linh giác. 
    Đầu tiên, thần kinh nhạy bén hơn, phản ảnh trung thực và trần trụi sự vật, khi hành giả tiếp xúc qua giác quan của mình. Lâu dần, có một số trường hợp không cần tiếp xúc bằng giác quan, nhưng có sự tương tác của năng lượng (khí), hành giả vẫn cảm nhận được một cách tương đối về sự vật. 






  • Thường thư giãn

    • 0 Comments

    Thường thư giãn. Vấn đề của bạn là gì? Không cần thiết thì không nói không làm không hao tâm nhọc trí. Làm như vậy gọi là “bế Tinh”. Người tập KCDS nếu biết bế Tinh thì năng lượng sung mãn nên khi gặp chuyện thì ngay tức khắc có thể tập trung toàn bộ sức mạnh thể chất và tinh thần để chiến thắng và vượt qua tình huống. Người lúc nào cũng biểu thị và chạy theo đuôi quần chúng sẽ hao hụt Tinh lực nên khi gặp chuyện sẽ thất bại vì không đủ sức mạnh thể chất và tinh thần.

  • Mandala

    • 0 Comments

    Mandala có nghĩa là một trung tâm (la), được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi Mandala là một đồ hình vũ trụ thu nhỏ (cosmological diagram). Mandala chữ Hán dịch là “luân viên cụ túc”nghĩa là vòng tròn đầy đủ. 
    Theo ý nghĩa thực tiển thì Mandala có nghĩa là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện. . . .

  • Hoạt động và hành động

    • 0 Comments

    Muốn an nhiên tự tại thì đừng hoạt động mà hãy hành động chỉ để thích ứng tình huống. 
    Hành động bắt nguồn từ tâm vắng lặng, còn hoạt động thì bắt nguồn từ sự bồn chồn nóng nảy cho dù đó là việc đời hay việc đạo. 
    Hành động thì bạn an nhiên tự tại qua từng giây phút. Còn hoạt động là nô lệ cho gánh nặng quá khứ, nó không phải là sự đáp ứng của bạn đối với giây phút thực tại.

  • Người chứng kiến

    • 0 Comments
     (Hãy tự mở cửa và một mình bước vào thế giới của ánh sáng)

    Này Cỏ May, mọi cái hữu tướng dù là của thầy ông hay của thánh hiền để lại, đều không phải là “điều tối thượng”. Các ngài dù có cố gắng cũng chỉ là ẩn dụ mà thôi. Chỉ có kinh nghiệm tự thân của hành giả mới là thực sự. Bởi vậy, ta chẳng làm gì được cho ông ngoài việc truyền lửa từ con tim mình. Ông phải tự cháy và tự sáng lên, không có cách khác. 
    Lý thuyết thì như thế, nhưng thật ra trong thực tiễn hành công. Đại bộ phận kinh nghiệm của hành giả thường chỉ là ảo tưởng do bị thôi miên, do tự thôi miên, do tự kỷ ám thị, do tâm lý đám đông, do hoang tưởng vì lòng mộ đạo. . .v.v. . .

  • Chùa Hang Châu Đốc

    • 0 Comments

    Rồi sẽ đến môt lúc mà sự im lặng mênh mông thế. Sự rỗng không lớn lao thế. Mọi sự đều sẽ tự phản ảnh và tự hoạt dụng. Nếu nói là “lên đồng” thì bạn đang “lên đồng” một cách tự nhiên đến nỗi Thần linh và mọi người đều không hay biết. 
    Hề hề. . . Cứ để thiên hạ cân đo đong đếm qua tướng trạng của bạn, còn bạn thì vui với cuộc sống thật và tự do của mình. Nếu thiên hạ biết là bạn đang tu, có nghĩa là bạn đang lộ tướng. Còn nếu không lộ tướng mà mọi người vẫn thương yêu kính ái bạn, có nghĩa là tâm tu của bạn đã tác động đến mọi người chứ không phải là một thành quả của tâm lý đám đông.

  • Pháp phương tiện

    • 0 Comments

    Người ta thường bảo, pháp phương tiện như ngón tay chỉ trăng. Vì mọi khái niệm đều không thể diễn tả nên phải dùng một cái tương tự hoặc hơi giống để chỉ cái ấy. Cho nên thật sự trong thực tế, rất ít khi là:”ngón tay chỉ trăng” mà là “dùng hình ảnh trăng nơi nầy để chỉ một cái giống như trăng ở nơi khác”. Đó là phép ẩn dụ của người tâm linh.

    ...

  • THỨC và MƠ

    • 0 Comments


    (Ngẫu hứng sau khi đọc Hoa Nghiêm)
    ***
    Ta rất thích có cái hồ cá nhỏ để trên bàn chơi. Thích mà chưa mua được.
    Đêm qua ta ngủ mơ. Trong mơ ta bảo "bóng mình" làm một cái hồ cá cảnh.
    Sáng nay thức dậy thấy trên bàn có cái hồ cá giống hệt trong mơ.
    Cấu vào người ta vẫn thấy đau. Nhìn giường chiếu biết mình đích thực mới vừa ngủ dậy. Vô lý thật!
    Đột nhiên nghe tiếng đồng hồ báo thức. Ta lồm cồm ngồi dậy, mới biết trước đó mình vẫn đang trong giấc mơ. 

  • Nói nhỏ nhau nghe

    • 0 Comments

    Ẩn dụ là phương pháp truyền đạt thực tại của người tâm linh. Bởi vậy chư huynh không cần phải chứng minh vấn đề. Chúng ta không có nhu cầu cố gắng phổ cập vấn đề mình đã thực chứng. Thông qua hiệu quả thực tiển, chúng ta biến thành nhu cầu của xã hội. Và đám đông muốn hưởng lợi ích của phương pháp họ phải thâm nhập vấn đề theo cách của chúng ta và chứng minh bằng khoa học là việc họ phải tự làm để có niềm tin mà chấp nhận một vấn đề mới. Nó không phải là vấn đề của người tâm linh.
    Đừng năn nỉ để được làm từ thiện. Hãy dùng bí pháp của bản môn để đi chơi nhàn hạ trong thế gian nầy. Vì dù sao trước cái chết và cái sống, trước sự đau khổ của bệnh tật, chúng ta vẫn là nhu cầu của thực tiển. Đừng tranh cải, đừng va chạm, đừng cố gắng thuyết phục. . . .mà hãy cố gắng rèn luyện biến mình thành nhu cầu của xã hội và đi chơi. . . .thế thôi. . . .hề hề. . .

  • Chứng nhân

    • 0 Comments
     (Kỷ niệm đợt dã ngoại Hòn Bà/Nha Trang)

    Chỉ có người đang mơ, không tồn tại giấc mơ. Khi bạn “thức” giấc mơ biến mất. Khi bạn mơ thế giới tỉnh thức biến mất. Nhưng dù mơ hay đang “thức” bạn vẫn luôn tồn tại. Chỉ có “chứng nhân” mới luôn tồn tại. 
    Bởi vậy người hiểu biết, không làm diễn viên, mà làm khán giả của sân khấu cuộc đời. 
    Hãy còn là một chứng nhân, Dù là đạo hay đời, mọi tạo tác khác chỉ là những giấc mơ đang trôi qua. Chỉ có người mơ mới là chân lý.

  • Thư giãn với âm nhạc Tạng và những tấm hình kỷ niệm ở Vĩnh Hy

    • 0 Comments
    Thư giãn với âm nhạc Tạng và những tấm hình kỷ niệm ở Vĩnh Hy
  • Bóng tối là sự vắng mặt của ánh sáng

    • 0 Comments
    Bóng tối là sự vắng mặt của ánh sáng. Không thể tạo ra bóng tối. Do vậy khi ánh sáng xuất hiện bóng tối liền biến mất. Cũng vậy vô minh là sự vắng mặt của tỉnh thức. Tham sân...
  • Nứt ra. . .

    • 0 Comments

    Cái nhìn nứt ra thành 2 mắt
    Cái nghe nứt ra thành 2 tai
    Cái làm nứt ra thành 2 tay
    Cái đi nứt ra thành 2 cẳng
    Hề hề. . .
    Cái bắng nhắng nứt ra thành đạo và đời

  • Hãy duy trì chánh niệm trong bất cứ hoạt động nào

    • 0 Comments
     (Điều khí tập đốt sống cổ C7 để điều trị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, thiểu năng tuần hoàn não, phục hồi chức năng vận động của 2 chi trên. . .v.v. . ./Hòn Bà / Nha Trang)

    Hãy duy trì chánh niệm trong bất cứ hoạt động nào. Và việc này là tối cần thiết khi tập KCDS. Làm việc gì hãy chánh niệm là đang làm việc ấy, nghĩa là ý thức rõ ràng bạn đang làm việc ấy. 
    Như vậy, việc mà bạn quen gọi là “Điều khí”, không cần nói ra bằng lời hay tự nhủ về việc khí sẽ đến nơi nào, mà bạn chỉ cần ý thức rõ ràng về việc ấy. Niệm mã khóa khi tập KCDS đơn thuần chỉ là sự ý thức về việc bạn đang làm. Và việc đọc hay tụng về việc ấy thậm chí có thể xem như là sự quấy nhiểu khiến bạn khó chánh niệm.

  • Thư giãn với âm nhạc và những tấm hình kỷ niệm

    • 0 Comments
    Thư giãn với âm nhạc và những tấm hình kỷ niệm
  • Chánh niệm

    • 0 Comments
    Chánh niệm có nghĩa là tự nhìn lại mình và ý thức được tính chất toàn vẹn qua từng giây phút khi tiếp xúc với thực tại và những gì đang xảy ra chung quanh...
  • Điều khí về xương thực hành Dịch Cân Kinh

    • 0 Comments
    Điều khí về xương thực hành Dịch Cân Kinh *** Khi điều khí về khung xương. Người tập bắt đầu tập động công. Toàn bộ các khớp của cơ thể sẽ bắt đầu tự chuyển động bằng năng lượng. Chuyển động nầy là...