Cây nhà lá vườn

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh
  • Kỷ niệm Kailash 2

    • 0 Comments
  • Kỷ niệm Kailash 3

    • 0 Comments
    Kỷ niệm Kailash 3 *** Minarepa Kora là con đường kinh hành vòng tròn chung quanh núi thiêng Kailash. Con đường dài 59km qua đèo, qua dốc, độ cao trung bình 5.400m với điểm cao nhất là...
  • Kỷ niệm Kailash 4

    • 0 Comments
    Luyện công trên Tu Di Sơn
  • Hành hương về Tứ Động Tâm/Ấn Độ/11/2014

    • 0 Comments

    Anh linh người xưa như ẩn hiện đâu đây. Nổi niềm người xưa thì vẫn tràn đầy: “Chẳng phải khổ hạnh hay từ bỏ khổ hạnh, mà vấn đề là vì hạnh phúc của mình và mọi người có dám thay đổi cái nếp mòn tri kiến đã thành chân lý của cả một thời đại, của cả một xã hội hay không ? ”
    Tiếng quạ kêu buồn thảm trên đầu non. Gió chiều lành lạnh. Ánh nến chập chờn. Chúng tôi ra về xuyên qua khu rừng Khổ Hạnh, đi qua những xóm làng nghèo khổ. Dòng đời thì cứ đổi thay mà cuộc sống nơi đây như chưa từng thay đổi.
    Bên kia sông Ni Liên, ánh đèn từ Bồ Đề Đạo Tràng lung linh trong bóng tối mượt như nhung






  • Bài thư giãn 5: Chuyển động thư giãn ở tư thế nằm

    • 0 Comments
    Bài thư giãn 5: Chuyển động thư giãn ở tư thế nằm Đây là clip video nhạc thư giãn. Bạn có thể dùng xem chơi, dùng để tập thiền, tập Yoga hay tập Khí Công Dưỡng Sinh. . .Nếu...
  • Liệu trình A/Khí Công Dưỡng Sinh qua góc nhìn duy thức (Phần 2)

    • 0 Comments

    1. Trên bề mặt của đại dương tâm thức là “Tiền ngũ thức” nghĩa là 5 thức do não nhận thức các thông tin của giác quan mà thành.

    Sâu hơn một chút là thức...




  • Album: Một thoáng Hà Giang

    • 0 Comments

    Những đỉnh núi yên lặng; lười biếng; đắp chăn tơ bằng mây trời; ngủ quên trong sương mù. Dòng sông dưới thung sâu yên lặng; ngừng chảy; nằm im như một dải lụa trắng ai bỏ quên. Đá tai mèo nheo mắt nhìn hoa cúc dại. Chim kêu khe khẽ. Nước chảy rì rào. Tiếng cười nói nho nhỏ lúc thực lúc hư như từ một cõi xa xăm vong về bên núi vắng. Con đường uốn lượn trong mây và dưới kia chênh vênh bên bờ vực thẳm, vài nóc nhà trăng trắng lắc lư trong mây; như đá núi đang lăn xuống hố. Sương đọng long lanh trên những vạt ngô non và ánh mặt trời biến biển sương mù thành hào quang muôn ngàn màu sắc.

    Núi thơm mùi thơm của hoang dại. Gió mát cái mát từ lòng đất lạnh dâng lên nhè nhẹ xanh xanh tim tím.

    Cái máy hình của tớ tự nhiên nó chụp tanh tách, còn tớ thì kệ nó; cứ ngắm trời ngắm núi cho thỏa thích. . . . Hề hề. . .

  • Khai bút đầu xuân Nhâm Thìn

    • 0 Comments

    (Ngày xuân làm ruộng phước điền)

    Ngất ngưỡng xuân xanh tánh lộ hình

    Trà ngồng hoa ngổng rạng xuân minh

    Sấm rền sông núi rồng khai thế

    Rung chuyển càn khôn đế chuyển mình

    Hiệp lý đất trời thông bát ngát

    Tùy duyên vô tác, lạc, thường, minh

    Hòa nhi thánh chúng cùng viên giác

    Thơm ngát trà xuân thác với mình.

     

  • Vài điều về tâm lý Khí Công 8

    • 0 Comments

    Được làm điều bạn thích chưa chắc đã là tự do, khi bạn chưa trả lời được câu hỏi “ Tôi là ai?” Thích điều bạn làm chưa chắc đã là hạnh phúc, khi bạn chưa biết điều ấy do mình thích hay xã hội thích qua bạn?

    Trên con đường cao tốc của cuộc đời, chúng ta nhận ra chính mình từ gương chiếu hậu. Và niết bàn chính là con đường cao tốc.

    Lang thang trên cõi đời nầy, bạn để lại gì sau lưng mình? Lâu đài hay những vết chân trần trụi? Than ôi! Dù bạn để lại gì cũng sẽ mai một theo thời gian. Trừ phi bạn để lai những người thay bạn bước tiếp.

    Yên lặng đồng cảm với những điều nhỏ bé nhất, đơn giản nhất, bình thường nhất, cũng sẽ khiến bạn rung động sâu xa trong tiềm thức. Điều ấy nó khiến bạn cảm nhận cuộc đời nầy dễ chịu hơn, đáng yêu hơn.

  • Bài tập giữa giờ ở văn phòng

    • 0 Comments

    Đang làm việc ở văn phòng. Mệt mỏi hay căng thẳng quá. Bạn có thể thụ khí và tập vài động tác trên ghế để hồi phục. Bạn sẽ thấy chỉ sau ít phút vận động trong thư giãn. Chẳng những bạn hồi phục mà còn cảm thấy thoải mái và rất sung sức nữa. Bạn hãy chú ý cách phối hợp bộ bông của tay và di chuyển chân để vận động đầu lưng. ...

  • Mặt trời mặt trăng và khu vườn của Gàn 8/2011

    • 0 Comments

    Còn trời còn đất còn non nước

    Cầm máy nhặt chơi được mấy hình

    Đem về ninh tất trong nồi cháo

    Khi  chín thành ra đạo với thiền

    Hềhề. . . .

  • Kinh nghiệm tâm linh: Vài điều về pháp môn đốn ngộ Đại Thủ Ấn (Mahamudra)

    • 0 Comments

    Đại Thủ Ấn thường gọi là Mahamudra, còn gọi là Phyag-gGya Chhen-Po do vị đạo sư Ấn Độ Maitripa soạn thảo, và được truyền dạy trực tiếp cho Marpa, và từ Marpa truyền dạy cho Milarepa. 
    Thánh Sư Marpa, 1012-1097, là một đạo sư nổi tiếng miền Nam Tây Tạng. Marpa là thầy của Milarepa. Marpa còn được nhìn như là điển hình lý tưởng của trường hợp người tu có vợ con, vừa thành tựu Thánh Pháp vừa lo những trách nhiệm trần gian. 
    Lần đầu tới Ấn Độ, Marpa gặp Thánh Sư Naropa và theo học suốt 16 năm. Theo lịch sử, Marpa theo học tất cả là 108 vị Thầy, nhưng hai vị Thầy chính yếu là Naropa và Maitripa. Trở về Tây Tạng, Marpa dịch các bản văn mang về ra tiếng Tây Tạng, sống đời của một nông dân và có nhiều con với vợ ...


  • Phao bát nhã

    • 2 Comments

                             (Hum)

    Bởi vậy, thuyền bát nhã phải không có đáy mà vẫn nổi. Như vậy nó không phải là “Thuyền” nữa, mà phải là “cái phao” “Phao Bát Nhã” thì mới được. Này Cỏ May, đừng dùng thuyền mà hãy dùng phao. Vì trước sau gì sông mê cũng nổi sóng. Vì trước sau gì cuồng phong bão tố cũng sẽ nổi lên, khi mà cơn gió độc tham sân si vẫn ngày đêm thổi qua pháp giới ngày càng mạnh hơn và chưa phút giây nào ngừng nghỉ.

     

     

    .

  • Kinh nghiêm tâm linh (Chỉ dành riêng cho người tu mật hoặc tu thiền năng lượng đã nhận được gia trì lực)

    • 2 Comments

    1. Hành động khi đắc khí hay khi nhận gia trì lực của hành giả, biểu thị trạng thái của người bên trong. Nếu nó tự nhiên trang nghiêm thanh tịnh và điều hòa chừng mực. Thì pháp hiển thị hiệu quả rất cao. Và hành giả không vướng mắc vào việc làm thiện của mình.

    2. Nếu biểu thị khi đắc khí hay khi nhận gia trì lực của hành giả là dũng mãnh, với chuyển động cơ mặt và khế ấn uy lực ở tay. Người bên trong là các Hộ Pháp Thần hay Kim Cang Thần. Hành giả cần thanh tịnh thân tâm, lỏng cơ và ...

  • Tâm lý khí công 53

    • 1 Comments

    1. Ít nói thì lời nói chất lượng hơn. Không cần thiết không làm, ít làm thì hành động chất lượng hơn. Không biểu thị mình, thì mọi người dễ chấp nhận mình hơn.

    2. Đừng cho vấn đề của mình là lớn lao. Mọi vấn đề đều có tính trẻ con. Bởi nếu bạn trưởng thành về tâm linh mọi vấn đề sẽ biến mất. Đó là bản chất của tự do. Dù là việc đời hay việc đạo, do bạn còn bị cột chặt vào vấn đề của mình, nên bạn mới cần pháp giải thoát. Nếu không, có ai trói buộc gì bạn đâu...

  • Kinh nghiệm tâm linh 4: Phân biệt giữa đắc khí và nhận gia trì lực.

    • 0 Comments
    Hòa đồng với cái yên lặng của người khác thì hợp nhất năng lượng với họ. Phát công cho người khác thì hao tổn nguyên khí ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng hợp nhất với gia trì...
  • Kinh nghiệm luyện Khí

    • 0 Comments

    1/ Khách quan, đừng trói tâm thức mình vào một niềm tin, một hình tướng, một đối tượng bên ngoài cơ thể mình. Nếu không, năng lượng mà bạn cảm nhận được sẽ biểu thị theo những cung cách méo mó không phù hợp với nhu cầu thực tiễn của bạn.

    2/ Đối tượng mà bạn trụ tâm phải nằm ngay trên chính cơ thể bạn. Thí dụ như: hơi thở, động tác, vị trí bạn bị bệnh. . .v.v. . .Tuyệt đối không nên trụ tâm vào các khái niệm trừu tượng không có thật. . .Vì nếu không, khi đắc khí bạn có thể lạc vào hoang tưởng. . .

    3/ Người mới tập thiền năng lượng, ban đầu nên trụ tâm vào hơi thở. Vì hơi thở (praijna) là cơ quan duy nhất trên cơ thể có thể vận hành bằng 2 cơ chế: ý thức và vô thức. Bởi vậy ban đầu qua phương tiện hơi thở, bằng ý thức bạn đi vào định qua việc trụ tâm vào nó. Và khi bạn đi vào trạng thái thiền(siêu thức) không trụ vào ý thức nữa, bạn vẫn giữ được định nên khí không rối loạn.

    4/ Thiền không phải là ý thức cũng không phải là vô thức vì ra khỏi tâm trí nhị nguyên. Trạng thái nhận biết phi nguyên nhân của thiền do vậy gọi là siêu thức.

  • Kinh nghiệm tâm linh /21/4/2017 (Dành cho người hữu duyên)

    • 0 Comments

    1.Nhận gia trì lực, ý đặt tại đỉnh đầu (huyệt Bách Hội). Năng lượng sẽ đi theo chiều từ trên xuống dưới. Từ không trung vào luân xa 7, qua cơ thể, qua hệ thống luân xa đến luân xa 1 nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục (huyệt Hội Âm). Sau đó năng lượng tiếp tục đi xuống và chui xuống đất. Đó là quá trình hành giả tu mật nhận ân điển thiêng liêng, chiều đi của năng lượng ngược chiều với Kundalini.

    2.Luyện công lát sau thì cơ mặt sẽ tự chuyển động. Đó là dấu hiệu của Bồ Đề Tát Đỏa (Bodhisattva) bắt đầu hiển thị.

    ...

  • Cái thòng lọng của thói quen

    • 0 Comments

    Bạn bị cầm tù trong các thói quen mà không hề hay biết. Thế giới nầy rộng lớn biết bao, nhưng thói quen đã làm cuộc sống bạn bị giới hạn và nhàm chán. 

    Hãy tự do khỏi các thói quen và lối mòn trong sinh hoạt thường nhật. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn, sinh động hơn, với biết bao bất ngờ thú vị. 

     

     

     

     

  • Lung kê hữu thực, thang oa cận. Dã hạc vô lương thiên địa khoan.

    • 0 Comments

    Lung kê hữu thực, thang oa cận. Dã hạc vô lương thiên địa khoan.

  • Tiếu lâm quanh bàn trà: Dâng áo mưa cho Phật

    • 4 Comments
                Độ sanh 

    Đang đi lễ thì trời bổng dưng đổ mưa. Mọi người đang đi lễ phía sau thầy, đều chạy vội vào hàng hiên để trú. Còn cụ già cứ tiếp tục đi lễ các nơi bình thường. Dáng điệu cụ vẫn ung dung. Động tác vẫn trang nghiêm thành kính. Nước mưa chảy ròng ròng trên đầu tóc. Quần áo ướt nhẹp. Gió thổi lạnh hun hút. Cụ già vẫn từ tốn ung dung như chẳng có việc gì xảy ra.

    Thầy thế một số người lại chạy ra ngoài trời, đội mưa theo cụ già tiếp tục đi lễ.

  • Tâm lý khí công 85

    • 0 Comments

    1. Thái độ sống đo lường mức độ trưởng thành của một con người. Cách xử lý các tình huống đo lường mức độ trí tuệ, tính nghệ thuật trong nói và làm đo lường mức độ tự do của một tâm hồn.

    2. Đủ nắng thì hoa mới nở. Cũng vậy, lửa con tim phải cháy đủ mạnh thì năng lượng của tình yêu mới có thể lan tỏa ra chung quanh. Chỉ khi ấy, lời nói và hành động của bạn mới tự nhiên có hào quang và có cánh.

    3. Phần thể xác của cuộc sống là tất cả những gì bạn tự tạo nên và phần hồn của nó là cái cách mà bạn suy nghĩ và cảm nhận về cuộc đời nầy. Nếu bạn muốn có hạnh phúc, phần xác và phần hồn của cuộc sống đều phải khỏe mạnh.

  • Kỷ niệm Ban Mê /3/2015

    • 0 Comments

    Tắm Thác Dray Nur

  • Tẩu hoả nhập người

    • 4 Comments

         (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm)

    . . . . . . .

    Trong nghĩa địa một con Ma Mẹ đang giảng giải cho con Ma Con:

    -        Này con, con nhớ đấy, nhập vào cái gì cũng được, chứ nhất thiết đừng nhập vào “Con người”

    -        Thưa mẹ, tại sao vậy?

    -        Mình tuy là Ma nhưng mình thành thật nhận mình là Ma chứ đâu có chối cải. Còn chúng thì còn Ma hơn mình, nhưng bên ngoài cứ giả vờ đạo đức. Do vậy suy ra trong đường tu chúng còn thấp hơn mình. Con mà nhập vào chúng thì muôn kiếp bị đoạ địa ngục của địa ngục đời đời kiếp kiếp không có thể trở lại làm ma huống chi là thoát luân hồi.

  • Quán Tự Tại

    • 0 Comments

    Này con, Tự Tại chính đối tượng và là thái độ của hành giả khi hành thiền.

    -        Thưa cụ, con biết rồi

    -        Nếu biết rồi thì ngươi hãy  quán về một đề mục  “ngay chính trên cơ thể ngươi” mà “không có trên thể xác và tâm lý ngươi” ?