1/ Một người không biết cúi đầu sao có thể biết mùi vị của chiến thắng?
Đó không phải là nhẫn nhục. Đó là trò chơi.

2/ Chỉ cần "bình thường tâm" thì ở chỗ nào mà chẳng vậy. Tình huống nào mà chẳng thế. Có quan trọng gì chứ?

3/ 
- Thứ lỗi cho tôi. Cụ là người tự do sao lại tu?
- Ta không tìm giác ngộ. Ta tìm niềm vui.

4/Leo càng cao thì té càng đau. Trừ phi lên càng cao thì càng nhỏ, càng nhẹ dần đi. Cho đến khi như cái lông hồng. Thì nếu có rơi, sẽ bay lượn, rồi đáp nhẹ nhàng xuống đất.

5/Nổi tiếng thì thường phải đắc tội với kẻ khác. Do vậy dễ sơ xuất mang họa vào thân. Còn biết giả ngu thì sẽ rộng đường ngao du và luôn bình an vô sự.

6/ Lúc nào cũng ưỡn ngực và ngẩng cao đầu. Thì không thể thấy cái lỗ chân trâu trên đường đi.

7/ Bất cứ chỗ nào có con người với con người thì có đấu tranh. Chẳng những cảnh đời mà cảnh đạo cũng vậy. Nói khác đi chỉ là che mắt người dễ tin.
Nếu gặp người tốt thì sự đấu tranh ấy là điều bình thường của cuộc đời nầy. Còn nếu gặp kẻ xấu đó là cuộc đấu tranh để sinh tồn.
Cho nên người đạo đức, nếu không muốn làm nô lệ cho kẻ khác thì phải có sức mạnh nội tại.

8/Chim hoang mới bắt về có thể can đảm tuyệt thực đến chết. Còn hoàng yến thuần phục trong lồng đã nhiều năm thì không khi nào dám tự nhịn ăn. Chứ đừng nói tuyệt thực đến chết. Đó không phải hoàng yến hèn. Mà vì nó đã thành thứ khác.

9/Không có cuộc tranh luận nào vì chân lý cả. Tranh biện hùng hổ chỉ là vì muốn thắng kẻ khác. Nó xảy ra do chấp vào "cái tôi" của mình.

10/
Năng lượng(vidya) với các biểu thị vô thức chỉ là dạng khác của cơ thể và tâm trí. 
Chỉ khi một người có năng lượng mà biết "buông xuôi" thì vidya mới làm hiển thị khả năng tâm linh (bala). 
Thế nhưng bạn phải tuần tự nhi tiến.
- Vì có năng lượng mà trụ vào năng lượng sẽ bám chấp vào các biểu hiện vô thức mà cứ ngỡ là thần thông. Thực tiển không đem lại hiệu quả gì trong cuộc sống.
- Vì có năng lượng mà chưa chứng thiền thì tâm còn rối loạn. Lúc ấy "buông xuôi" sẽ lạc vào tà đạo gây hại cho mình và cho người khác.