1/Khác với Kundalini năng lượng gia trì của đại thừa từ trên đi xuống dưới.

2/ Nếu Kundalini phát xuất ở huyệt Hội Âm nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn và điểm đến của Kundalini là đỉnh đầu ở huyệt Bách Hội (luân xa 7). Thì đường đi của gia trì lực đại thừa là ngược lại.

3/ Biên độ dao động của Kundalini là từ khá lớn rồi nhỏ dần rồi cuối cùng là rung động gần như yên lặng. Còn với gia trì lực thì ngược lại. 

4/ Bởi vậy nếu tập Kudalini cơ thể hành giả phải chuyển động bằng năng lượng với biên độ lớn rồi một thời gian sau chuyển động mới tự nhiên ít dần đi, chậm và nhẹ. Nếu hành giả cố ý làm chậm lại, cơ thể sẽ phát nhiệt và sẽ bị phản ứng phụ. Còn nếu hành giả nhận gia trì lực của đại thừa ban đầu là yên lặng, sau đó rung động nhẹ và dần dần là chuyển động lớn và mạnh nhưng là chuyển động đời thường không có tính tâm linh.

5/ Đấy là vì người tập Kundalini thăng hoa chuyển hóa tâm thức từ nhị nguyên dần dần thành nhất nguyên. Từ tâm trí dần dần thành đại định. Còn người nhận được gia trì lực của đại thừa thì tâm thức từ siêu nhiên dần dần trở thành bình thường qua quá trình thiện thệ nên gọi "bình thường tâm thị đạo".

6/ Bởi vậy người tập Kundalini càng lên cao các biểu hiện càng có tính tâm linh. Còn người đại thừa càng tu lên cao lại càng giản dị bình dân và tự nhiên như đời thường.

7/ Bởi vậy tuy cũng là kiết ấn bằng năng lượng (mudra). Nhưng người tu Kudalini thì phải trì chú và ở trong trạng thái tâm linh. Còn người tu gia trì lực của đại thừa thì khế ấn hiển thị một cách tự nhiên khi hành giả tương tác với sự vật.

8/ Bởi vậy, thay vì tụng mật chú của tâm linh để sử dụng năng lượng vũ trụ trong cuộc sống như người tu Kudalini. Hành giả của đại thừa chỉ cần sử dụng lời nói bình thường.

9/ Bởi vậy thay vì vẽ phù (mantra) để sử dụng sức mạnh tâm linh trong cuộc sống. Hành giả đại thừa chỉ viết văn, làm thơ, vẽ tranh, viết thư pháp hay sử dụng âm nhạc. . . 

10/ Bởi vậy thay vì dùng các nghi thức long trọng rườm rà rắc rối để thiết lập các đàn tràng mật tông. Hành giả đại thừa chỉ yên lặng mỉm cười hay vui đùa tự tại mà vẫn diệu dụng vì đạo đời hợp nhất, Phật và chúng sanh đồng hòa tan trong Tánh.

(Mồng một tết Kỷ Hợi, viết tại Quán Gió/Gò Vấp/Sài Gòn)