Kinh nghiệm luyện công

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Kinh nghiệm luyện công

  • Comments 1

1. Cửa ngõ để năng lượng đi vào người tại đỉnh đầu. Nếu bạn muốn thụ khí thì trong trạng thái thư giãn và thở điều hòa. Bạn hãy quán tưởng năng lượng đi vào cửa ngõ ở đỉnh đầu rồi lan ra toàn thân. Khi nhận năng lượng, nếu cơ thể rung lắc co giật là do chưa thư giãn tốt.

2. Khi đã đắc khí, cơ thể chuyển động là do tâm đang trụ vào một ý nghĩ (thường gọi là nhất niệm). Nếu tâm yên lặng không có bất kỳ một ý nghĩ hay cảm xúc nào thì năng lượng sẽ hợp nhất với cơ thể mà không có bất kỳ chuyển động nào.

3. Nếu thân chưa thư giãn, tâm chưa yên lặng còn bị kích đông bởi ý nghĩ hay các cảm xúc thì không nên thụ khí (nhận năng lượng).

4. Vậy trước khi nhận năng lượng, nên thư giãn và nhận biết hơi thở điều hòa của mình. Hơi thở điều hòa sẽ làm tâm lý người tập đi dần vào trạng thái tịnh. (Thiền định)

5. Người tập nhận biết Thân và Tâm của mình đang Tịnh thì mới thụ khí (nhận năng lượng). Khi nhận năng lượng mà cơ thể có biểu thi rung lắc, co giật hay chuyển động và nét mặt biểu thị các trạng thái cảm xúc. Thì người tập phải ngừng thụ khí, quay về quán Tâm và Thân tái lập trạng thái định và tĩnh.

6. Chỉ khi nào người tập thụ khí mà cơ thể không rung lắc, không chuyển động và nét mặt không biểu thị các cảm xúc kích động thì mới gọi là thụ khí đúng phương pháp.

7. Chỉ sau lúc ấy, người tập mới có quyền chuyển động cơ thể theo một lệnh ban ra cho não (chánh niệm). Chỉ một niệm duy nhất không được có 2 ý niệm khi thực hành động công. Sử dụng động công là vì nhu cầu tập luyện tăng cường sức khỏe, giải tỏa stress và quân bình tâm lý. Còn để tu học cầu giác ngộ thì không cần.

8. Người tập phải luôn nhận biết để sẵn sàng điều chỉnh thân và tâm cho đúng với qui định. Nếu mất nhận biết người tập sẽ ngủ gật hoặc biểu thị của năng lượng sẽ rối loạn. Khi ấy HLV của lớp học sẽ đến nhắc nhở để tái lập nhận biết.

9. Muốn điều trị bệnh bằng năng lượng. Trong trạng thái tịnh của thân và tâm. Bạn quán tưởng năng lượng tập trung về nơi bị bệnh. Cơ thể tuy đắc khí mà không chyển động. Năng lượng chỉ chuyển động ngầm bên trong về nơi bị bệnh. Vùng bị bệnh sẽ từ từ nóng dần lên. Duy trì như thế đến khi kết thúc.

10. Muốn ngừng tập. Bạn quán tưởng thân mình rỗng, nhận biết tâm mình không có bất kỳ ý nghĩ hay cảm xúc nào. Chuyển động của cơ thể nếu có sẽ giảm dần đi và cuối cùng ngừng bặt. Bạn hãy nhận biết rõ ràng rằng cơ thể mình không còn bất kỳ chuyển động nào, tâm lý mình đang chính xác không mơ màng, không có bất kỳ biểu thị hay cảm xúc nào còn đọng lại trong tâm. Sau đấy bạn chủ động xoa bóp toàn thân trước khi nghỉ tập.

11. Tập đúng thì sau buổi tập, hơi thở thông suốt, nhịp tim êm dịu, tâm lý an vui. Người tập sẽ ăn tốt, ngủ tốt, cơ thể hết đau nhức, phục hồi chức năng có hiệu quả và thấy toàn thân khoan khoái dễ chịu. Nếu sau buổi tập mà thấy mệt, ra mồ hôi, hơi thở và nhịp tim không êm dịu là sai.

12. Trong giai đoạn đầu tiên. Người tập thiền năng lượng hoàn toàn không cần khế ấn(Mudra), thần chú(Dalani) và linh phù(Mantra). Nếu tập quá sớm các pháp ấy trong khi người tập chưa thật sự làm chủ thể xác và tâm lý mình là điều không nên. Bởi chủ nhà không bao giờ nên nhường quyền làm chủ nhà mình cho người khác. Cho dù người khách ấy là thượng đế, bạn là chủ nhân ông chứ không phải khách.

>>>

Click here to play this video

{nhấn vào đây để tải về}

  • Cảm tạ lời thầy chỉ dạy, cứ như bài viết này dành cho riêng con!

    Nam mô bổn sư Thích ca Mâu ni Phật

    Nam mô A Di Đà Phật