Bài tập KCDS ở đỉnh 2.200m Fansipan như là lời cảm ơn các bạn đã mời ta đi chơi núi. Có một số điểm quan trọng cần nhắc các bạn khi thực hành bài tập nầy.
1. Trước hết, bài tập mỗi lần chúng ta gặp nhau, đều thấy khác các bài tập trước. Đấy không phải tôi cố ý cải tiến để phù hợp với tình hình thực tiển nhằm nâng cao hiệu quả, hoặc chạy theo đuôi quần chúng. 
Hề hề. . .Tôi đi chơi hơi sức đâu mà làm thế. Nhưng các bạn biết đấy, pháp thì luôn biến dịch, nó không bao giờ giống lúc trước dù chỉ trước một giây một phút. Tôi chỉ đơn giản phản ảnh lại, thế thôi. Lẽ dĩ nhiên nó hiệu quả và thích hợp hơn vì nó thích ứng tình huống.
2. Phương pháp cũ là Kundalini, còn bây giờ là Bakti ngược lại hoàn toàn.
3. Khi tập nên ngồi ghế, không nên ngồi xếp bằng trên đất vì sẽ mất thư giãn. Ngồi thỏng tay trên gối, thư giãn và thở điều hòa bằng mũi.
4. Tuyệt đối không cần niệm Phật, không cần niệm kinh hay trì chú hoặc bắt ấn. Chỉ cần thư giãn cơ bắp và thảnh thơi về tâm lý.
5. Thụ khí vào đỉnh đầu, không cần chấp tay, không cần nhắm mắt.
6. Thân và tâm yên lặng và rỗng nên đắc khí mà không chuyển động cơ thể (Um).
7. Khí không tịnh không động. Chỉ có tâm hành giả là tịnh hoặc động. Cho nên nhận biết và làm chủ trạng thái tịnh hoặc động khi đắc khí chính là tập làm chủ tâm ở 2 trạng thái tịnh và động.
8. Sau khi đắc khí mà yên lặng tức hành giả đã làm chủ trạng thái tịnh. Hành giả sẽ tập làm chủ trạng thái động.
9. Hành giả ra lệnh cho cơ thể chuyển động toàn thân thư giãn trên ghế. Không tự làm bằng thể dục cơ bắp, mà chỉ khởi một niệm như thế. Tánh sẽ khởi dụng, khiến cơ thể chuyển động thư giãn trên ghế.
10. Hành giả nhận biết để sẳn sàng điều chỉnh động tác, nếu thấy nó mất điều hòa hoặc mất thư giãn.
11. Sau khi làm chủ trạng thái tịnh và làm chủ trạng thái động. Hành giả tập phối hợp động tịnh. Bằng cách quán tưởng năng lượng toàn thân tập trung về vị trí bị bệnh. Bên ngoài ra lệnh cho cơ thể yên lặng không chuyển động. Bên trong giải phóng để năng lượng tự do tập trung về vị trí bị bệnh. Cho nên gọi là tịnh ngoài động trong, động tịnh phối hợp (A).
12. Để năng lượng tập trung dễ hơn và mạnh hơn về vùng bị bệnh. Hành giả có thể quán tưởng vùng bị bệnh tan dần đi để thành rỗng không. Làm như vậy thì hiệp khí trị được bệnh mà tránh được 2 lỗi nặng của thiền là trạo cử và hôn trầm.
13. Khi ngừng tập thì chẳng cần thu khí về đan điền, mà quán thân và tâm đều rỗng. Để mọi chuyển động dù bên trong thân hay bên ngoài đều không biểu thị, yên lặng hoàn toàn trong tỉnh giác và thoải mái (HUM).
Sau đấy thì xoa bóp làm nóng cơ thể trước khi ngừng tập.
14. Âm nhạc dùng trong buổi tập chỉ nên dùng một bản nhạc trong bài “hiệp khí”. Ngoài ra không nên dùng quá nhiều loại nhạc sẽ làm mất phản xạ tâm linh của học viên. Cũng không nên dùng các bài nhạc thần chú vì có thể ảnh hưởng tâm lý của người tập khiến họ mất khách quan và dễ lạc vào hoang tưởng. 
15. Nói nhỏ với bạn điều nầy. Không phải hành giả cố nổ lực tập mà hiệu lực cao. Điều cần thiết là sẳn sàng tiếp nhận phương pháp, tin cậy, buông xuôi và tuyệt đối làm theo sự chỉ dẫn. Khi ấy bạn có thể chẳng có hiện tượng đắc khí mà bệnh vẫn cứ lành thân tâm vẫn cứ an lạc. Còn nếu bạn cố gắng tập mà nghi ngờ, thiếu sự tin cậy, dù bạn đắc khí, hiệu quả vẫn không có hay rất nhỏ bé. Hiệu quả là ở Mandala chứ không phải ở nổ lực cá nhân. 
Hề hề. . .Nếu bạn thấy điều nầy hơi có vấn đề hoặc là bạn không thích, thì mời bạn cứ nghỉ cho, vì bạn tập cũng mắc công thôi, tốn thì giờ mà vô ích.Bạn tập mà không thoải mái thì tụi nầy hướng dẫn bạn cũng chẳng thoải mái. Hề hề. . .từ thiện mà không thoải mái thì làm làm chi chớ.
16. Kinh nghiệm đối với bài tập ở đỉnh 2.200m Fansipan là như thế. Hề hề. . .Nếu muốn update kinh nghiệm thì các bạn nên mời ta đi chơi tiếp.