1. Đừng bao giờ biến thành một triết gia về tâm linh mà hãy là một hành giả chân thành trong trải nghiệm. Đừng bao giờ cố gắng thu góp các pháp môn như là một phương tiện tùy nghi sử dụng một cách vô hồn. Pháp môn nào trong tâm linh và mật tông cũng chỉ có hiệu lực khi bạn giao cảm với thiêng liêng thông qua kinh nghiệm của một vị thầy từng trải. Tâm linh không phải là khoa học, nó chỉ là kinh nghiệm. Kinh sách được phổ biến rộng rãi chỉ nói vấn đề tổng quát. Còn từng trường hợp cụ thể khi đối trước tình huống, hành giả nhất thiết cần phải bổ túc bằng kinh nghiệm khẩu truyền từ thầy mình.

2. Hành động và cảm nhận, chứ không phải hiểu qua biện luận. Cho nên trong tâm linh, người dạy bạn điều gì, người ấy phải có khả năng thực hiện điều mình nói có hiệu quả. Chờ đến kiếp sau mới có hiệu quả hay việc chỉ xảy ra ở một cõi vô hình nào đấy chỉ là cách nói của người không có khả năng làm thật. Bạn nên cẩn thận nếu không thì mất tiền và mất thời gian.

3. Tâm linh là phi logic, cho nên không thể suy luận để thành hệ thống. Tâm linh là quyền năng chứ không phải khả năng, do vậy không thể sở hữu nó. Do bạn tưởng tâm linh có qui luật và là một hoạt động thuộc hệ thống, nên bạn thất bại trong thực tiễn. 
Không phải hôm nay bạn thực hiện có kết quả, thì bất cứ khi nào bạn làm lại cũng đều có kết quả như thế. Nó có một xác suất khả thi khi áp dụng tâm linh trong thực tiễn. 
Do đó bạn không nên dùng quyền năng về tâm linh để giải quyết công việc. Mà nên dùng nó để định hướng hoặc chọn lựa việc áp dụng các phương pháp khoa học để giải quyết vấn đề. Sử dụng tâm linh như thế, bạn có nhiều cơ hội thành công hơn các đối thủ khác vì nắm bắt thời cơ nhanh hơn và linh hoạt biến hóa hơn. 
>>>
(Tâm linh là quyền năng chứ không phải khả năng)