Thường thư giãn. Vấn đề của bạn là gì? Không cần thiết thì không nói không làm không hao tâm nhọc trí. Làm như vậy gọi là “bế Tinh”. Người tập KCDS nếu biết bế Tinh thì năng lượng sung mãn nên khi gặp chuyện thì ngay tức khắc có thể tập trung toàn bộ sức mạnh thể chất và tinh thần để chiến thắng và vượt qua tình huống. Người lúc nào cũng biểu thị và chạy theo đuôi quần chúng sẽ hao hụt Tinh lực nên khi gặp chuyện sẽ thất bại vì không đủ sức mạnh thể chất và tinh thần.

Tịnh và rỗng thì đắc khí. Hành động trong trạng thái tịnh và rỗng thì hành động ấy có năng lượng và thuận thiên. Chứ không phải vận khí để làm khiến bị hao hụt năng lượng. Làm như vậy gọi là “Dưỡng Khí”. Người tập KCDS nên biết, Tịnh công nhằm bồi dưỡng nguyên khí để khi cần thiết thì dùng Động công thích ứng tình huống. Bởi vậy phối hợp giữa Tịnh và Động là một nghệ thuật mà chỉ hành giả mới có thể quyết định đúng đắn được. Khi đã thường trụ Khí, cơ thể sẽ thường Tịnh và thỉnh thoảng sẽ Động chỉ để thích ứng tình huống. Ngay cả khi Động công biểu thị, thì việc các biểu thị là bất bình thường hoặc quái dị sẽ làm hao hụt nguyên khí của người tập.

Như đói ăn khát uống, mọi hành động và lời nói đều thuận tự nhiên, đều thình lình tức khắc, đều trơn tru không chần chừ do dự. Do đó không bị stress, không bị bức xúc và ức chế tâm lý. Cũng không hao tổn năng lượng về các việc hoang tưởng. Làm như vậy gọi là “Tồn Thần”. 
Trong Đại Thủ Ấn, khi vô cầu và phi nỗ lực, hành giả sẽ an nhiên tự tại, thần thức sẽ rỗng rang tự do nên năng lượng biểu thị ở tam muội ấn. Năng lượng của hành giả khi ấy hợp nhất với năng lượng của vũ trụ hay gia trì lực toàn diện triệt để không phân lập. Khi tâm thức của hành giả khởi một niệm lành, năng lương Tịnh công sẽ biến thành Động công để thích ứng với tình huống mà tâm thức vừa thiết lập. Và biểu thị của năng lượng là các khế ấn tự xuất hiện và tự thay đổi kèm theo các linh phù của trạng thái tam mật tương ưng.