1. Đi tìm và loại bỏ bản ngã là một kiểu căng thẳng vì bản ngã vốn không tồn tại. Thảnh thơi và buông bỏ mọi chấp trước thì tự nhiên nó chẳng còn là vấn đề. 

2. Sáng tạo là phẩm chất chính của thiền. Nó khiến cuộc sống đời thường thăng hoa và ngập tràn thú vị. Khởi điểm từ cảm xúc thăng hoa ở mọi lúc mọi nơi với tất cả đối tượng. Cho dù là nhỏ bé hay tầm thường đơn giản, sự nhạy cảm của thiền luôn biến nó thành nguồn cảm hứng để sáng tạo. Thế rồi sự buông bỏ về tâm trí và thể xác khiến cảm hứng được tự do, nên nó sẽ tuôn trào một cách ngẫu hứng từ mọi phía và ở mọi phương diện. 

3. Khi bạn thực hành đại thủ ấn (Mahamudra), khế ấn ở tay trái liên hệ bởi bán cầu não phải. Nó thuộc về trực giác, vô vi và tâm linh. Còn khế ấn ở tay phải liên hệ với bán cầu não trái. Nó thuộc về logic, nó là năng lượng biểu thị qua bạn để thích ứng với tình huống trước mặt. Khi 2 tay trái và phải có khế ấn giống nhau và hiệp làm một, nó thuộc về Cái Một, nó là Thể khởi Dụng. Khi khế ấn (Mudra) tách ra ở hai tay trái phải giống nhau, nó biểu thị năng lượng bạn đang dùng để thích ứng với tình huống là trùng với năng lượng của thế giới tâm linh. Mudra là hoạt động của thể linh hồn thông qua thể xác chứ không phải động tác thể dục của thể xác. 

4. Khi Platon gặp Aristoteles, phi logic và logic gặp nhau thì đại-thủ-ấn sẽ xuất hiện. Vì Mudra (khế ấn) là các hoạt động của cơ thể mà không hề có nội dung, đó là có hành động làm mà không có người làm. Bởi vậy nếu bạn vì một nội dung nào đấy mà chủ động kiết ấn thì đấy chỉ là năng lượng cá nhân chưa phải của pháp giới (dharma). Đó là loại khế ấn (Mudra) của tâm trí, hiệu quả nhỏ bé hoặc không hiệu quả. 

5. Nếu bạn là người tâm linh, lời nói của bạn luôn phát xuất từ con tim nó không từ cái đầu logic. Cho nên bản thân nó là đủ và không cần phải chứng minh “Tại sao?”. Khi bạn thấy cái hoa sen nầy là đẹp. Thế thì nó đẹp mà chẳng cần vì sao nó đẹp. Nó là cảm xúc riêng tư và ai đấy muốn chia sẻ thì phải đồng cảm mà không thể lý luận được.

Bạn yêu người mình yêu và yêu thượng đế cũng như thế. Cần gì phải chứng minh “Tại sao?” với kẻ khác chứ? 

>>>>>  

(Triết gia Platon/khoảng 427-347 TCN)