1. Nếu chúng ta tin tưởng vào Thượng Đế dù là dưới dạng nào đi nữa, thì nên cảm ơn ngài về mọi sự đang xảy ra. Vì lời cầu nguyện của chúng ta về việc cá nhân trong trường hợp nầy chẳng khác chi chúng ta không tin tưởng vào Thượng Đế, chẳng khác chi chúng ta cho rằng ngài thiếu khả năng để thấu hiểu và thiếu sự quan tâm đến chúng ta.

2. Đừng phụng thờ Thượng Đế như một kiểu hối lộ, mục đích chỉ để thuyết phục ngài hoàn thành các ham muốn của chúng ta. Tam bảo là một nơi riêng tư của tình yêu tối thượng. Cho dù đấy là đền chùa hay tư gia thì tính “Một Mình” là cần thiết để cảm nhận và trải nghiệm.

3. Sống thật, sống hết mình từ khoảnh khắc nầy sang khoảnh khắc khác, ngẫu hứng, tự phát và mang tính đáp ứng một cách toàn bộ thế thì gọi là tự do, thế thì gọi là giải thoát. Chứ không phải tự do khỏi cái gì hay giải thoát khỏi cái gì.

4. Chỉ nói cái đang đó, đừng bao giờ đi vào trong hư cấu. Chỉ nói cái đúng và thực. Chỉ nói về kinh nghiệm của chính mình chứ không phải kinh nghiệm của kẻ khác. Bởi vậy tâm linh khác khoa học ở chỗ là ngay điều các thánh nhân nói, điều ấy bao giờ cũng được kinh nghiệm trở lại. Đừng để từ ngữ làm cho lạc lối. Hãy chỉ nói điều mình thực sự muốn nói và không phù phiếm.

5. Nếu có người đổ rác vào vườn nhà bạn, bạn sẽ phản ứng ngay. Nhưng khi người đối diện bắt đầu buôn chuyện, đấy là họ đang đổ rác vào đầu của bạn, bạn lại chăm chú lắng nghe và hoan nghênh. Sau đó chẳng chóng thì chầy bạn sẽ đổ đống rác ấy sang đầu nạn nhân khác. Và đấy là quá trình gây ô nhiểm tâm thức còn tệ hại hơn ô nhiểm môi trường sống.

6. Nếu bạn vứt bỏ lời, sẽ có thực tại. Nếu bạn trở nên im lặng, thế thì bất cứ điều gì bạn nói đều sẽ có ý nghĩa.

7. Đức hạnh tới từ bên ngoài không phải chính hạnh. Đức hạnh tới từ bên trong mới là chính hạnh. Đức hạnh là có thể chỉ khi nào chúng ta được tự do toàn bộ, không ước định nào, nhưng chúng ta đã trở nên có ý thức và đã trở nên nhận biết.

8. Lương tâm là cái được xã hội tạo ra. Bởi thế, hãy trở nên có ý thức hơn. Sống qua ý thức hơn là sống qua lương tâm. Không phải vì sợ xuống địa ngục hay vào tù mà phải đức hạnh. Cũng không phải vì muốn được tiếng khen hay có công đức để khi chết được lên thiên đàng mà phải đức hạnh. Đức hạnh có bởi vì có sự hiểu biết. Cho nên Phật nói: Chính hạnh là từ bên trong, từ nhận biết. Không từ sợ hải và tham lam.

9. Đừng bao giờ căng thẳng và cũng đừng bao giờ lười biếng. Khi cân bằng giữa 2 điều nầy thì gọi là chính tinh tiến. Mọi thứ chúng ta làm nên mang tính vui vẻ, mang tính chơi đùa và mang giá trị bản chất.

10. Lúc nào cũng đang trong tỉnh táo quan sát và lúc nào cũng đang trong hiện tại. Ngồi thiền thì quan sát hơi thở đi ra đi vào. Đi thì quan sát việc chuyển động chân. Nếu bạn nói, mang tính quan sát. Nếu bạn nghe, mang tính quan sát. Nếu bạn ăn, mang tính quan sát. . . . Đừng cho phép bất kỳ hành động nào được thực hiện mà không có nhận biết.

11. Chánh định là khi chúng ta luôn khớp với sự vận hành của thực tại, điều ấy diễn ra trong trạng thái nhận biết. Còn nếu lạc vào vô thức hay rơi vào cơn mê thì đó là tà định. Người ta có thể đi sâu vào bên trong tới mức quên cái bên ngoài và như thế là tà định. Phật dạy: Chánh định là khi cả bên trong lẫn bên ngoài chúng ta đều nhận biết toàn diện.

12. Thực tại chưa bao giờ là vấn đề của bạn, chính trạng thái tâm lí hay chính ý tưởng về thực tại mới tạo ra vấn đề. Cho nên nếu bạn có thể làm tan biến nổi đau về tâm lí, thì không vấn đề nào tồn tại.
****