Một số kinh nghiệm khi thực hành chấp tác

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Một số kinh nghiệm khi thực hành chấp tác

  • Comments 5

Chấp tác là phương tiện thông qua lao động để rèn tâm. Cho nên điều quan trọng khi chấp tác là trạng thái tâm mình lúc ấy như thế nào, chứ không phải kết quả công việc, hay xét đoán ở khía cạnh thành- bại, hơn-thua, nhục-vinh, đúng-sai.

Lẽ dĩ nhiên việc Phật sự có kết quả thì tốt hơn. Nhưng nếu chỉ chăm chăm đến kết quả khiến làm ảnh hưởng đến độ tịnh và an lạc của tâm hành giả thì  không nên.

Theo kinh nghiệm để việc chấp tác đem lại lợi ích cho mình và cho mọi người thì nên làm như sau:

-         Công việc do mình xung phong đảm nhận hay do vị huynh trưởng chỉ định và mình đã hoan hỷ nhận làm.

-        Trước khi làm phải hiểu rõ việc mình sẽ làm. Nếu không thì nên nhờ chư huynh truyền đạt hướng dẫn cụ thể.

-        Khi đang làm thì như lúc hành công chẳng khác: Điển quang gia trì bên trong, còn bên ngoài động tác là cơ bắp bình thường như mọi người.

-        Nếu không có năng lực gia trì của Như Lai và Thánh Mẫu mình sẽ thiếu sức khoẻ, không phát huy được tính sáng tạo, tính nghệ thuật, tính ngẫu hứng và có thiền vị được. Còn nếu chỉ đắc khí mà làm thì thường sẽ bị múa may vô thức, khiến không hoà hợp được với mọi  người và môi trường chung quanh. Hơn nữa lúc nào cũng đắc khí, nhiều khi sẽ bị quá sức sinh phản ứng phụ hay khiến hành giả bị stress vì phải luôn cố gắng ép trí.

-        Do vậy năng lượng gia trì ngầm bên trong và bên ngoài hiển tướng làm việc một cách bình thường như mọi người không có năng lượng là cách chấp tác tốt nhất. Bản môn gọi là “bình thường tâm thị đạo”. Có thể gọi đó là hành động vô ngã, vì làm bằng năng lượng với sự chứng kiến đầy nhận biết, chứ không phải làm bằng cái tôi của hành giả, nên việc chấp tác không sinh ra nghiệp tu, khiến phải sa vào luân hồi.

-        Khi làm, thì nên vừa làm vừa niệm Phật hiệu hay luôn nhận biết và giữ tâm tịnh an lạc. Giữ hơi thở luôn điều hoà.

-        Khi đang chấp tác. Ai có đến gợi chuyện hay hỏi han điều gì thì chỉ nên niệm Phật hiệu mỉm cười không nên trả lời. Còn nếu phải trả lời, thì chỉ nên trả lời vừa đủ, ít nhất. Không nên buôn chuyện hay sa vào đàm luận việc không đâu bỏ quên việc hành thiền qua chấp tác.Vì không phải chỉ là làm việc bình thường, mà chấp tác chính là đang hành thiền thông qua lao động. Nên nếu nói nhiều và bị lôi khi nói chuyện, hành giả sẽ bị phân tâm khiến sa vào hí luận hay tâm khởi sinh phiền não mất an lạc khi tiếp xúc.

-        Khi đang chấp tác hay vừa làm xong. Có người đến chê hoặc đến khen. Hành giả nên lập tức quán tâm mình, giữ cho tâm mình không bị lời khen chê hay nhận xét của người kia sinh kiêu ngạo, ngã mạn, hay sân si, đố kỵ, ghen tị.

-        Khi có người đến dùng tâm phán xét chê khen việc chấp tác của mình. Thì đấy là cơ hội quí để hành giả rèn bản tâm. Hành giả phải giữ hơi thở của mình thật điều hoà khi nghe người ấy nói. Quán tâm mình và xem tâm mình khi nghe người ấy nói, có biểu hiện mất tịnh, mất an lạc hay không. Nếu có, thì trụ vào Phật hiệu, xả sự sân si, buồn bực ra cho hết. . . .đừng để thất tình lục dục biểu thị ra ngoài bằng lời nói và bằng hành động. Nếu làm không được như vậy, buổi chấp tác của mình xem như thất bại, cho dù công việc của mình vừa làm có thành công hay không, cũng đều không quan trọng.

-        Còn nếu khi nghe lời phê phán nhận xét của người khác, mà quên giữ bản tâm, để sân si phiền muộn hay tự kiêu ngã mạn phát khởi qua lời nói và hành động thì phải nên ngừng ngay công việc và vào chỗ yên tịnh, đối trước Như Lai sám hối vì đã để thất niệm khi chấp tác.

-        Người mới bắt đầu tập chấp tác để rèn tâm, thì phải có giáo thọ đi kèm để khi không giữ được bản tâm khi nghe người khác phê phán khen chê hay khi có việc khác ý với người làm chung mà hành giả chưa biết cách giữ hoà khí. . .v.v. . Khi ấy ngài giáo thọ phải kịp thời nhắc nhở, đừng để hành giả khởi tâm sân si phiền não biểu thị ra ngoài bằng lời nói và hành động vô thức bản năng, khiến sinh mất hoà khí và mất đoàn kết.

-        Theo kinh nghiệm, lúc ban đầu tập chấp tác, thì ngài giáo thọ nên cắt làm riêng mỗi người mỗi việc. Vì khi có người làm chung mà tâm chưa đủ độ tinh, thì họ thường hay sinh mâu thuẫn mất đoàn kết.

-        Khi đã chấp tác việc ấy một thời gian, ngài giáo thọ nhận thấy hành giả luôn giữ được tịnh và an lạc, mới bắt đầu cho 2 người làm cùng một việc. Hai người ấy phải là 2 người hợp ý với nhau thường chơi thân với nhau, để khi chấp tác khỏi sinh ma sự nhiễu tâm, khiến phát sinh mâu thuẫn dẫn đến mất đoàn kết.

-        Qua thời gian người ấy làm việc chung với người hợp ý với mình, luôn giữ được hoà khí, lúc nào cũng vui vẽ hoà thuận, an lạc và có thiền vị trong lao động, thì ngài giáo thọ mới bắt đầu cho hành giả tập rèn tâm qua thử thách khác. Đó là cho hành giả cùng làm việc chung với người mà mình vốn không thích, vốn hay khác ý nhau. Việc 2 người không hợp nhau cùng làm chung một việc mà vẫn giữ được tâm tịnh, an lạc, giữ được hoà khí, cọng lực để việc Phật sự có kết quả là điều rất khó. Vì thường 2 người cùng làm một việc, họ rất dễ sinh mâu thuẫn, vì ai cũng có cái ngã của mình, ai cũng muốn mình hơn người khác, ai cũng muốn nghe khen hơn nghe chê. Huống hồ là 2 người không hợp nhau cùng chấp tác một việc mà vẫn giữ được thiền vị thì quả là điều rất khó.

-        Muốn làm chung mà không phát sinh mâu thuẫn. Hành giả phải học tập tính khiêm cung, biết lắng nghe ý kiến người khác. Chấp nhận ý kiến khác với mình. Điều hoà với ý mình, để việc chung có kết quả. Từ đó cải thiện mối quan hệ giữa 2 người ngày càng hiểu nhau hơn, thông cảm hơn, thương yêu kính trọng nhau hơn. Đó mới là mục tiêu chính của việc chấp tác.

-        Còn đối với các vị huynh, bố trí cắt đặt việc chấp tác cho nhiều người một cách hợp lý và đầy trí tuệ. Khiến họ thông qua lao động, rèn được bản tâm, làm cho mọi người ngày càng đoàn kết, yêu thương nhau, kính trọng nhau hơn, tương thân tương ái với nhau hơn thì mới xứng đáng là vị huynh. Còn nếu để cho việc chấp tác trở thành nguyên nhân khiến nội bộ mất đoàn kết phát sinh mâu thuẫn, khiến người tu học vì thế sinh loạn tâm là vị huynh chưa đủ tài năng và phẩm hạnh.

-        Khi hành giả đã có khả năng rèn tâm mình, khiến cùng làm việc chung với người khác ý mà không phát sinh mâu thuẫn. Thì hành giả bắt đầu chấp nhận thử thách cao hơn. Người ấy sẽ được bố trí chẳng những làm việc với người khác ý mình mà còn với một người thứ 3 nữa.

-        Cho dù hành giả đã có khả năng làm việc với người thứ 2 khác ý mình. Nhưng khi có người thứ 3 cùng làm việc thì vấn đề lại khác. Khi ấy người thứ 3 vì tâm trí còn nhị nguyên nên người ấy trong thâm tâm sẽ tự chọn một trong 2 người cùng làm việc với mình để kết thân. Bởi vì 2 người kia là khác tính nhau, nên người thứ 3 không thể chọn cả 2  được. Bởi thế người thứ 3 này hay bênh bạn mình, hay súc siểm với bạn mình về người kia, hay chơi thân với người mình thích, bỏ quên người kia. Do vậy nên nhóm 3 người này sẽ bắt đầu phát sinh mâu thuẫn.

-        Nếu muốn giữ được hoà khí, điều hoà được các ý khác nhau, chọn giải pháp tốt nhất để cùng hành động vì mục tiêu chung. Ta bảo, cả 3 người đã thực chứng pháp chấp tác. Còn nếu không họ phải sám hối và bắt đầu rèn tâm trở lại.

-        Khi hành giả đã có khả năng làm việc chung với người thứ 2 khác ý với mình và có sự tham gia của người thứ 3 vào cùng chung công việc mà vẫn giữ được đoàn kết, vẫn giữ được tâm mình luôn tịnh, luôn an lạc, mà việc Phật sự cũng vì thế có kết quả hơn. Điều ấy minh chứng hành giả đã thật sự trưởng thành hơn trong việc rèn tâm. Nên hành giả sẽ có khả năng làm việc chung với nhiều nhóm khác. . . .và cứ thế. . .cứ như thế. . .cứ phát triển qua thử thách ngày một nhiều và sâu hơn như thế. . . .Hành giả sẽ rèn được bản tâm mình thông qua pháp chấp tác.

-        Này chư huynh, khi chấp tác, đừng làm mất tính nhàn trong lao động. Đừng làm quá sức mình. Cũng đừng cố gắng, mà hãy làm vì yêu thích vì đam mê nghệ thuật lao động, vì sự thú vị khi quán tâm mình qua giao tiếp với tình huống. Hãy làm vì yêu thích mà phi nổ lực, vì cố gắng dễ sinh stress khiến khó rèn tâm. Ban đầu nên tập làm ngoài trời, nơi có nắng, có gió, có rừng cây hồ nước, có thú vật hay cảnh quan môi trường yên tịnh. Khi làm phải tập cảm nhận thú vị qua việc làm của mình. Hãy cảm nhận giọt sương long lanh trên đầu ngọn cỏ. Lắng nghe tiếng chim hót chào bình minh. Vừa làm vừa ngắm bướm lượn vờn hoa. Cảm nhận trời đất giao hoà với mình qua da thịt và qua linh hồn thiêng liêng huyền nhiệm. Thông qua chấp tác, hãy cảm nhận tình thân ái của mọi người và nhìn ngắm tâm mình, xem nó yên lặng hay lại đang nhảy múa, để điều tâm mình trở về an tịnh tươi vui. Này các bạn, đó là nghệ thuật của sự sống. Đó cũng là một trò chơi lớn và lâu dài, chơi hoài, chơi mãi mà không bao giờ biết chán. Điều ấy quả thật là thú vị không thể nào tả hết được.

-        Này bạn, lao động là nguồn vui bất tận, là pháp bảo để rèn tâm, là phương tiện để giao lưu kết bạn, là môi trường để nghệ thuật của thiền phát huy tác dụng. Này bạn, chấp tác cũng chính là lúc Như lai và chúng sanh hợp nhất không kẽ hở.

-        Chúc bạn có một ngày chấp tác đầy thú vị.

Tưởng Vây/20/3/2012

>>>>>>

Dựng Nhà Sàn / 20/3/2012

 

Nhà sàn nằm cạnh hồ sen, giữa hồ có cây bồ đề 5 nhánh

 

 

Nghệ thuật sắp đặt ở động Mẹ

 

 

Hộ Thân Ấn


Đời

 

 

Đạo

 

 


 

Mặt sau của động Mẹ

( Các gân đá tự nhiên nổi lên như hình hoa sen. Ba Gàn lấy sơn đồ lại cho mọi người dễ xem. Thật là kỳ lạ )

 

 

 Hứng trăng

 

 

Bát Nhã Ba La Mật Đa

 

 

Đại Viên Cảnh Trí


 

Câu Trăng


 

Uống Trà Sen


 

Hồ Sen trước động Mẹ, xa xa là mây vờn đỉnh Hòn Dữ linh thiêng.

>>>>>>

Vô sự

Nắng mưa là chuyện của trời

Buồn vui là chuyện của đời trần gian

Khinh an là chuyện mây ngàn

Lang thang vô sượi là người rong chơi

Hề hề. . . .

 

 

Bước vào hư không

Bước vào hư không, tâm thông tựa vào đất

Do vậy thấy việc thật, làm việc thật

Nên Phật này gọi là Hoạt Phật

 

 

Đội trăng

Thiền đường sáng lờ mờ bằng ánh sáng duy nhất của một vầng trăng khuyết.

Vị thầy chỉ hắn và hỏi:

- Tánh biết là gì?

- Hắn đứng dậy với tay lấy vầng trăng khuyết đội lên đầu và bước ra khỏi phòng.

 

 

Về thôi

Người đang ngủ, người tu phong trào

Biết chừng nào mới sống thật, nói thật, làm thật

và tu cũng phải thật

 

 

Sư phụ già và ngã ba trần thế


 

Chúng sanh tu

-  Này ông chuyện xưa kể nơi Tổ và Phật ở thường có thú vật đến tu.

- Điều ấy bây giờ cũng có, có chi là lạ đâu. Darwin bảo con người là "vượn người" tiến hoá mà thành. Vậy nếu chúng ta chỉ dùng cái thân xác phàm phu này tu thì chẳng phải chúng sanh tu là gì. Nếu bây giờ, ta dạy cho con khỉ xay lúa, cưởi xe đạp, gánh nước. . .v.v. .  .nó sẽ có thể làm, trống giống như người làm. Nhưng không thể như người làm được. Cũng vậy nếu ta dùng "con vượn người" này tu, thì nó sẽ nói, sẽ cười, sẽ hành động trông hơi giông giống Phật chứ không thể thành Phật được.

- Vậy phải dùng cái chi mà tu thì mới được?

-  Phải dùng cái tâm mà tu, gọi là tu tâm. Tâm ấy là Phật tánh là bản chất của con người và muôn loài.

 

 

Vô Tự Kinh

Những đêm trăng sáng vắng người. Những ngày mưa gió đìu hiu luyện công một mình ở thạch động hắn thường nghe văng vẳng có tiếng tụng kinh trong gió ngàn hoà với tiếng sóng hồ Văn Sơn. Định tâm nghe, thì thấy là tiếng tụng kinh Pháp Hoa. Nhìn về phía ấy thì chẳng thấy ai cả mà vẫn nghe tiếng tụng. Nhiều lần như thế hắn thành quen. Nhưng hỏi nhiều người thì chẳng ai nghe như hắn cả. Có thể là hắn hoang tưởng chăng? Hay là do đức tin sâu dày mà thấy vậy. Chẳng biết nữa. Nhưng một hôm, ngẫu hứng, hắn bèn đắp bộ kinh Pháp Hoa với chuông mõ và cái đèn bát nhã ở chỗ ấy, để cúng dường chư thiên đã công đức tụng kinh.

 

 

Đi dự Long Hoa hội

Cơ nầy thử thách liên miên

Tru tiên loại bỏ tiên điên nhuốm trần

Long Vân hợp nhất rồng mây

Long Hoa sen mới sum vầy rồng tiên

 

 

Nghe Đạo cười lớn

Đạo Đức kinh: (Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi. Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn, nhược vong. Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi Đạo.)

Nhân Tữ tạm dịch:

(Người thượng đẳng khi nghe biết Đạo,

Liền ân cần tiết tháo, khuôn theo.

Người thường biết đạo ít nhiều,

Nửa quên, nửa nhớ, ra chiều lửng lơ.

Người hèn kém hễ cho nghe Đạo,

Liền cười vang, chế nhạo rỡn chơi

Đạo Trời ẩn áo, đầy vơi,

Không cười đâu thấy Đạo Trời huyền vi.)


 

Động Mẹ ở Xuân Mai

(Động Mẹ nằm trong một cái đầu khổng lồ và mặt quay ra hồ Văn Sơn lộng gió. Điều này biểu thị cho việc rèn luyện tâm trí để nó thăng hoa thực chứng giác ngộ)

 

 

Tịch chiếu

(Trăng sáng khắp rừng trúc. Gió ngàn lồng lộng. Rừng trúc múa may theo chiều xoay của gió. Trăng trên cao vẫn yên lặng soi sáng núi đồi mà không làm cản trở sự chuyển động của rừng trúc. Cũng vậy, nhận biết tỉnh giác soi sáng từng hành động và biểu thị của hành giả khi luyện công, mà không hề cản trở sự chuyển động của cơ thể và dòng chảy thiêng liêng của năng lượng giác ngộ.)

 

 

Luyện công ở Quán Gió ngày mưa

Cứ đốt lò hương khi mưa gió

Thử xem trời đất có còn thơm

 

 

Hoa Lồng Đèn

(Tết Trung Thu, trẻ con nhà ai cũng có lồng đèn. Chỉ có các cháu đã mất rồi thì không có. Ba Gàn bèn vẽ tặng các cháu bức Hoa Lồng Đèn trên vách đá trước bàn thiên. Hắn nhận điển quang gia trì, dùng Đại Thủ Ấn và Hư Không Tạng khế ấn cùng dường, để cô Bé cậu Bé đốt Lồng Đèn này vui chơi ở cõi âm)

 

 

Trăng gọi trúc nẩy mầm

(Từ dưới đất sâu tối đen và giá lạnh. Cái mầm trúc xanh như mầm sự sống. Nó âm thầm ngoi lên, vươn lên, vượt lên khoảng không để nhảy múa và tự do tắm ánh trăng đang yên lặng soi sáng núi đồi)

 

Bào thai vũ trụ

( Như đứa bé kia nằm trong bào thai. Nó ăn uống qua mẹ nó. Mẹ nó đi thì nó đi. Mẹ nó đến thì nó đến. Nó không có sự sống riêng. Nó sống qua mẹ nó. Nó không thể tự ý làm việc đời. Cũng vậy, khi người tu đã thực chứng, được ơn trên ứng điển nhập thân, ở trong các vòng khí trường như ở trong bào thai vũ trụ. Người ấy và Thượng Đế hợp nhất. Người ấy không tự làm việc như một cái Ngã. Mà Thượng Đế phi nhân cách biểu thị qua người ấy thì gọi là người ấy làm. Người ấy có cuộc sống riêng tức là cuộc sống của sự tồn tại biểu thị qua thân tâm. Thượng Đế là Mẹ. Người ấy là hài nhi trong tử cung của Mẹ và các lớp khí trường bao bọc chung quanh là Bào Thai Vũ Trụ)

 

 

Hoa Địa Lan

(Trong màn đêm tối đen của cuộc đời đau khổ. Từng chiếc lá sáng lên như mọi cái biết của những cuộc đời bình thường. Từng cánh hoa sáng lên với màu đỏ tươi của máu. Em vươn lên.  Như mầm sống vươn lên hoá thành trời đất. Như vạn cuộc đời khổ đau ở chốn nhân gian, đêm nay đều gom lại trong em. Em là địa lan, đêm nay, gom sức mạnh của trời và người, em nở bung tràn trong bóng đêm và giá rét)

 

 

Thiên di

Lủ chúng ta đoàn du ca lang bạt

Đi mở cửa thiên đàng nơi gió cát trần gian

 

 

Ý mã

(Tâm viên, ý mã: ý nói cái tâm phàm luôn lăng xăng như khỉ khó giữ định. Còn ý thì như ngựa chạy rất nhanh, tâm sinh vừa khởi qua một duyên nào đấy. Nó liền phan duyên nhanh như ngựa chạy rất khó giữ định. Đây là trạng thái tối kỵ của người tập rèn tâm)

 

 

Diệu Pháp Liên Hoa

(Tướng Sen thì có khi nở khi tàn vì theo qui luật: thành , trụ, hoại, diệt. Tánh sen thì muôn đời vẫn vậy, như như, bất sinh bất diệt.

Thế nhưng bản thể phải luôn biểu thị qua một hiện tượng nào đấy. Nên Tánh sen luôn biểu thị qua một Tướng sen để tuỳ duyên thích ứng.

Vậy phải luôn biến hoá để cùng trôi với vạn pháp mà vẫn trụ vào bản Tánh của vấn đề, không bị hiện tượng lôi đi để mất gốc hoặc bị phóng thể hay bị nô lệ qua vô thức tập thể.

Cái đó là tinh tuý của các pháp ứng dụng hay là tinh hoa của phương tiện thiện xão. Làm được như vậy tức là thực chứng Pháp Hoa Vô tướng, chứ không phải chấp vào từng chữ, từng câu, từng nghi thức cứng ngắt, khiến không thể hợp nhất và cùng biến dịch với vạn pháp, để đến nỗi bị ma quỉ và kẻ ác dương thế hảm hại cười chê.

Thời mạt pháp hãy biến mất trong Pháp Hoa Vô Tướng thì thần thông diệu dụng biến hoá khôn lường. Đừng trụ vào bất kỳ một tướng cố định nào cho dù đó là Tướng Pháp Hoa cũng là điều tối kỵ  - Này Cỏ May, Vô Tướng cũng không chấp huống hồ là chấp Tướng )

 

 

Trúc Lâm ngày gió đến chơi

Đêm trăng em gió đến chơi nhà

Rừng lá thay ta đón khách hoa

Suối khảy điệu đàn tràn vách đá

Mây vờn thác bạc hạc qui sơn

Núi lớn thay ta trà pha sẳn

Bốn bề lẳng lặng ánh trăng ngơi

 

 

Thu tàn

Thu tàn nhưng hồn thu thì vẫn mênh mang

Cũng vậy

Thân già, nhưng cái thật ta thì vẫn đang là. . . .

 

 

Về nguồn ?

Chẳng đi sao có đến

Chưa bao giờ rời khỏi nguồn sao lại về nguồn

Cái thật ta chính là nhà,

chính là nguồn,

cũng chính là muôn hiện tượng đang là. . .

 

 

Chánh định ?

Bởi có chánh có tà nên sa vào tâm phân biệt 

Phân biệt nên nhất thiết phải lao xao 

Lao xao nên chẳng thể nào có định

 

 

Gánh tang bồng

Hoa sen gánh với cái đèn

Chống cây bút gảy ngài men qua cầu

Đạo mầu đâu ở khổ tu

Vân du tự tại không tu cũng thành


 

An trú

(Trời đang nắng bổng trút cơn mưa dông thật lớn. Sấm sét nổ đùng đùng. Nước chảy ào ào. Cánh đồng trống trơn. Nhưng con chim đã khôn ngoan chui vào dưới cái lá sen để núp. Nhờ vậy nó không bị ướt, không bị chết cóng giữa đồng không mông quạnh. Thế nhưng nó đã vô tình làm cành sen nó đậu rung động mạnh, cánh sen rụng tơi bời bay theo chiều gió.

Nhưng có hề chi. Mầm sen dưới bùn đen sẽ lại tiếp tục ngoi lên, vươn lên và sẽ lại tiếp tục nở hoa trong khoảng hư không vắng lặng.

Sau cơn mưa trời lại sáng.

Con chim non bay vút lên trời cao cất tiếng hót vang chào mầm sen, chào muôn loài đang sinh sôi nảy nở dưới ánh mặt trời mùa hạ.

Chứng kiến cảnh ấy, hắn lặng yên, rung động, đồng cảm và đắp ngẫu hứng bức phù điêu này trên vách tường nhà bếp Xuân Mai )

 

 

Bồ Đề Đạt Ma / Tranh vẽ bằng ngón tay và cành trúc trên tấm ván bìa

Cổ đức đã dạy:

Giáo ngoại biệt truyền

Bất lập văn tự

Trực chỉ chân tâm

Kiến tánh thành Phật

. . . . .

Đệ tử Ba Gàn dâng thơ tham vấn:

Tâm ấn bất truyền

Bất lập bất lập

Như thị chân tâm

Tự tánh tức Phật

 

 

Quảy đạo trong bao

Ta có cái tâm bao

Khi đi chơi

Ta bèn quảy đạo trong bao

Vừa đi ta vừa rao:

- Có ai mua, cái chẳng biết thế nào?

Có người mua rồi

- Ta chẳng biết bán làm sao!

Chỉ biết cách bỏ đạo vào bao

Chưa biết cách lấy ra mà không thiếu chút nào

Nên ta đành bán cái đạo tầm phào

Mà chẳng dám lấy đồng nào

Vì đằng nào, đạo cũng còn dính lại trong bao

Hề hề. . . .

 

 

Vầng trăng nhân thế

Cái nón mê như vầng trăng nhân thế 

Chẳng thường chiếu

Chẳng viên chiếu

Chẳng có người chiếu và kẻ được chiếu

Cái nón mê tự sáng bằng giọt mồ hôi lóng lánh ánh tự minh

 

 

Mặt nạ lạy mặt nạ

Mặt nạ trên ban cười thầm:

-        Chỉ biết ta qua mặt nạ, đúng là đồ con quạ

Mặt nạ đang lạy cười thầm:

-        Chỉ biết ta qua mặt nạ, đúng là đồ Phật giả.

 

 

Chờ đã bao năm

Cả cuộc đời mãi đi tìm nữa còn lại của mình ở bên ngoài. Thế nhưng nữa còn lại ấy bao giờ cũng có sẳn bên trong, vì thái cực nội bao âm và dương. Thế cho nên hướng ra bên ngoài, tìm hoài tìm mãi. Chờ đã bao năm mà nhân thế vẫn chưa tìm được nửa còn lại của đời mình.

 

 

Nghe đàn

(Nhớ hôm ta đến nghe em đàn. Để không lẫn phàm âm. Hai chúng ta đã chui vào trong bình rượu của thượng đế mời. Em bứt dây đàn đi, để cho ta nghe tiếng đàn không dây. Còn ta thì cắt cái đầu bỏ đi để hợp nhất cùng rung động với âm nhạc của cõi lặng yên. Hôm nay đi qua cái chợ đời. Nghe tiếng đàn thô trọc. Ta lại nhớ đến em, nhớ cơn say thần thánh, nhớ bản đàn không dây và nhớ cái hồ lô rượu thượng đế mời )

  • Nam mô A Di Đà Phật!

  • Xin chào ban quản trị web site,

    Mình mới đọc xong bài viết này tuy nhiên còn có 1 vài điểm chưa hiểu được:

      + Thánh mẫu và Mẹ đề cập trong bài viết này là ai ạh? Xin cho 1 cái link website nào nói rõ được không ah?

    Xin cảm ơn ban quản trị ah..

    Nam mô A Di Đà Phật...!!

  • Thánh Mẫu: Những vị nữ anh hùng dân tộc đã mất và đang được người Việt mình phụng thờ

    Mẹ: Bà Âu Cơ người đã sinh ra 100 cái trứng và tạo ra dân Việt

  • Nhớ trưa nào về Nhà Tổ Diên Lâm

    Được nghe Diệu Pháp Liên Hoa Kinh

    Bất chợt từ đâu cơn gió thoảng

    Khe khẽ rơi nghiêng chiếc lá vàng

    Chiếc lá vàng tươi như ngọn lửa

    Ánh lửa trong tim_ Vô Tận Đăng

  • ...Em với ta tuy hai mà một...

      Ta với em từ một đến vô cùng...

    ...

    Già đã dạy về "ý mã", Già có thể cho hỏi "ý mãn" khác "ý mã" nhiều không...?