1.    Này Cỏ May, đầu tiên ông phải có một cơ thể khỏe mạnh, một trạng thái tâm lý vui tươi lành mạnh, hòa hợp với mọi người và môi trường sống. Có nhiều cách về y học và tâm sinh lý để làm được điều này và liệu trình A/KCDS là một trong số các phương pháp hiệu quả ấy:
-    Đừng dùng KCDS như là một phương pháp thần diệu có thể trị mọi loại bệnh và giúp người ta tự nhiên thực chứng giác ngộ. KCDS chỉ có khả năng đối với các loại bệnh về chức năng và cơ năng mãn tính. Còn các loại bệnh nhiễm trùng và phẫu thuật thì thuộc Đông Tây Y.
Các loại bệnh tâm thần và thần kinh thì phải phân ra làm 2 loại: Loại bệnh lý thông thường và loại thuộc về tâm linh bất tư nghì:
    Nếu là loại bệnh thông thường thì KCDS có hiệu quả trong việc giải tỏa stress, an thần, ổn định và quân bình tâm lý. Còn các ca có thực thể về thần kinh và nội tiết thì thuộc lãnh vực điều trị của Đông Tây Y.
    Các ca tâm thần chỉ được nghi là tâm linh bất tư nghì khi đã dùng các biện pháp Đông Tây Y tại các cơ sở y tế của nhà nước lâu ngày vẫn không khỏi. Đối với các trường hợp đặc thù này, chư huynh cũng không nên lao vào chữa trị để chứng tỏ khả năng. Mà trong tình hình hiện nay, nên tránh đi là hay hơn, để khỏi mất tịnh, mất an lạc vì sự phiền nhiễu của y tế, của chính quyền, của tôn giáo và của cộng đồng, dù chư huynh làm có hiệu quả hay không thì cũng vậy.
    Trường hợp bất khả kháng phải giúp. Đối với các ca tâm linh, chư huynh tuyệt đối phải dùng “Vô Tác Diệu Lực”, không cần hiển thị khế ấn, thần chú và các nghi thức tâm linh khác. Chỉ ngồi im, yên lặng mỉm cười mà bệnh nhân tự đảnh lễ mình, thì giúp được. Còn nếu không, thì không giúp được. Trong trường hợp có giúp được, thì tuyệt đối cũng không dạy Khí cho bệnh nhân, không hướng dẫn cho bệnh nhân tập, không có lời khuyên gì về điều trị hay tu học cho bệnh nhân cả. Vì xã hội sẽ làm phiền mình về các điều tốt đẹp này! Chư huynh chỉ nên bảo bệnh nhân lao động chân tay, luôn nhận biết tỉnh giác, kết hợp với việc dùng thuốc của bệnh viện. Dần dần bệnh sẽ lui dần và lành hay bớt là do công đức lực của bệnh nhân và sự gia trì của vô vi.

2.    Sau khi Thân Tâm đã khỏe mạnh rồi, thì cách mà mình sống, sẽ quyết định chất lượng cuộc đời của mình:
-    Nên tận dụng mọi cơ hội để phát huy sở trường của mình, phát huy cái độc đáo sáng tạo riêng của mình. Hạn chế tối đa việc bộc lộ các sơ đoản cho dù là thường có các điều kiện để làm các sở đoản ấy. Cuối cùng hình thành một cách sống hòa hợp với cái chung như mọi người, nhưng có cái riêng độc đáo của mình như là gia vị, thì sẽ dễ thành công hơn trong mọi lãnh vực, từ đó cuộc sống sẽ dễ chịu hơn. Có nhiều thứ gia vị như vậy và KCDS là một loại gia vị đầy hiệu quả cho mọi món ăn đạo và đời.
-    Trong giai đoạn này, đầu tiên đừng nghĩ về Thiên Đàng hay Niết Bàn vội, mà không khí yêu thương hạnh phúc và đồng thuận trong gia đình ông. Mối quan hệ tương tác giữa ông và mọi người nơi ông làm việc có hòa hợp, có vui vẻ hay không, mới là quan trọng.
-    Này Cỏ May, trong giai đoạn này, từ, bi, hỷ, xả, và một phong cách sống có thiền vị, sẽ giúp ông luôn thích ứng với mọi tình huống mà lúc nào Thân Tâm cũng thường an lạc.
-    Khi ông đã có cuộc đời bình thường như mọi cuộc sống bình thường khác rồi. Có cái hạnh phúc chân thật mà mọi người ai cũng có rồi. Nhiên hậu mới dùng các phương pháp Thiền của KCDS như là gia vị để làm cuộc sống mình đa chiều hơn, có chất lượng hơn, bay bổng hơn, thú vị hơn. . . . Cuộc đời này như tô phở và KCDS như là gia vị làm tô phở đời ngon hơn. Vậy ông hãy tùy khẩu vị mình mà gia giảm gia vị để cho vừa miệng. Như thế thì cuộc đời này sẽ “ngon” hơn, thú vị hơn. . . .Thế nhưng nếu ông bỏ tô phở đi, chỉ dùng gia vị thôi, như là đạo mà ly khỏi cuộc đời thực này. . . .thì không thể xơi được!
-    Này Cỏ May, nếu ông khéo thì KCDS sẽ giúp ông làm sự sự vật vật tỏa hào quang và chắp cánh cho cuộc đời trần tục này, để nó thăng hoa về hướng chân thiện mỹ. Chất lượng sống nhờ vậy sẽ ngày một nâng cao lên, hạnh phúc sẽ mưa rào lên ông và mỗi giây phút trôi qua ông đều sống hết mình, sống chân thật, nên ông sống mà không có điều chi quái ngại, khi hết số chết đi thì ông cũng không có chút gì phải hối tiếc.

3.    Này Cỏ May, như người ca sĩ đã thành thục trong việc hát đúng bản nhạc. Sau đấy phải đồng cảm với người sáng tác, rung động và biểu thị đúng chuyên môn. Làm cho bản nhạc tỏa hào quang và chắp cánh cho bản nhạc. Người ca sĩ ấy nhờ vậy đã thành danh.
-    Nhưng người nghệ sĩ ấy nếu thăng hoa hơn nữa nhất định sẽ có một chút điên khùng nào đấy, sẽ có một chút cá biệt nào đấy, sẽ luôn luôn ngẫu hứng phi nỗ lực mà không bao giờ sai chuyên môn. Người nghệ sĩ ấy nhập thần mỗi khi biểu diễn và bắt đầu có cuộc đời âm nhạc riêng không theo một lối mòn nào của các thần tượng.
-    Ông cũng vậy, sau khi ông đã có cuộc sống bình thường như mọi người. Sau khi ông đã thi vị hóa, nghệ thuật hóa, chắp cánh và tỏa hào quang trong từng sự sự vật vật của đạo và đời. Cái ấy đã thành thường xuyên, căn bản như hơi thở và máu thịt, ông tự biết rằng điều cơ bản này chẳng bao giờ có thể mai một trong ông.
-    Thế rồi một chút điên khùng, một chút riêng tư không dập khuôn, một lời nói, một hành động nào đấy, thoát khỏi sự trói buộc của các khái niệm. Không cố ý chơi trội, không cố ý tạo cá biệt hay phong cách riêng. Nhưng tự nhiên như là phá bỏ mọi khuôn mẫu, tự tạo cho mình một lối đi đầy đam mê, đầy thi vị, như là nhập thần để nói, để viết, để làm, để chơi và để thích ứng với mọi tình huống. Khi ấy ông hưởng thụ từng giây phút trôi qua, mặc kệ nó là tốt hay khó chịu theo quan niệm thế gian. Không có cái gì làm ông mất vui được. Thế là ông đã trưởng thành, vì không cần tựa vào một thần tượng hay một Thượng Đế nào cả.
Haha. . . .ha. . . .Cuối cùng thì ông đã thành chính mình trong cuộc sống.

Tưởng Vậy/xuân Nhâm Thìn/17/2/2012

>>>>>>>

Vô Tác/ Campuchia

 

Lựa tượng Phật/Campuchia

 

Kỹ niệm bên cây cầu cổ/ Campuchia


Kỷ niệm trước chùa Phước Hải /TP.HCM

 

Đi xe lôi dạo chơi ban đêm ở Châu Đốc

 

Đảnh lễ Bồ tát Quan Âm ở chùa Châu Thới/Bình Dương

 

Trong điện Ông Hổ ở chùa Châu Thới

 

Thông công nhận điển quang gia trì ở chùa Châu Thới

 

Kỷ niệm trước sân chùa Châu Thới/TP.HCM

 

Làm lễ phóng sanh ở chùa Châu Thới

 

Phát công trị bệnh cho bà cụ ở chùa Châu Thới / Bình Dương

( Chúng sanh khác nhau ở tướng, nhưng đồng nhất ở năng lượng. Năng lượng ấy biểu thị qua trạng thái Tâm của hành giả. Khi không phân biệt Ta và Người thì sẽ có khả năng hợp nhất 2 trường năng lượng. Khi Tâm hành giả rỗng không, thì tự nhiên Thông với trường năng lượng của Trời Đất. Khi ấy trường năng lượng chung của hành giả và người bệnh tự nhiên quân bình âm dương và tự vận hành theo dòng chảy của vũ trụ. Đó là điều nền tảng, khiến tiềm năng cơ thể người bệnh tự vươn lên chiến thắng bệnh tật)

 

Tượng Thần Hoàng ở chùa Phước Hải/ TP.HCM

(Tượng thờ là sản phẩm của con người. Ban đầu con người dùng như là phương tiện tạo trạng thái tâm lý để thăng hoa về hướng chân thiện mỹ. Dần dần vì sự phóng thể, tự rời xa cái gốc của mình, con người đã biến thành nô lệ cho các sản phẩm do chính mình tạo ra)

 

Bố Mẹ tập cho em bé rung chuông ở tượng Ngựa Thần để cầu phúc / Chùa Phước Hải/TP.HCM

 

Đèn cúng Phật/Chùa Phước Hải/TP.HCM

( Đèn hết dầu đèn sẽ tắt. Khi đủ duyên ngọn lửa sẽ biểu thị ra bên ngoài. Khi không đủ duyên, ngọn lửa vẫn còn đấy nhưng ở dạng tiềm ẩn không biểu thị. Như vậy bản chất sự vật bao gồm cả Có và Không và vượt lên trên 2 khái niệm này)

 

Lưỡng Long chầu hư không/ chùa Châu Thới/Bình Dương

 

Cổng Đền Bà Chúa Xứ/Châu Đốc

 

Trong chánh điện Đền bà Chúa Xứ

 

Đốt sớ và giấy tiền vàng mã ở đền Bà Chúa Xứ

 

Đảnh lễ ở đền Bà Chúa Xứ

(Năng lễ sở lễ tánh không tịch: Người lễ và Thượng Đế nhận lễ bản chất đều là rỗng không và tịch lặng)

 

Một góc Đền Bà Chúa Xứ về đêm

 

Một quầy bán đồ lễ trước Đền Bà Chúa Xứ

 

Trên cầu gỗ giữa rừng tràm Trà Sư/Châu Đốc

 

Rừng cây xanh, nước, nắng, gió, sự đồng cảm hòa hợp với con người và môi trường là phương thuốc nhiệm mầu khiến giải tỏa stress, quân bình tâm lý, phục hồi chức năng, đem lại sức khỏe và niềm vui.

 

  

Thư giãn giữa rừng tràm Trà Sư

 

Chèo thuyền dạo chơi giữa rừng tràm Trà Sư

 

Một tổ ong rừng trên ngọn cây tràm

 

Những cây cầu gỗ dẫn vào các căn chòi lợp lá dừa nước ẩn mình dưới tán rừng tràm râm mát là chỗ nghỉ ngơi thư giãn tuyệt vời cho du khách giữa rừng cây xanh ngút ngàn, với nắng, với gió, và thú rừng hoang dã.

 

Kỷ niệm ở chân núi Bà Đen

 

Cáp treo ở núi Bà Đen

 

Một góc chùa Bà Đen

 

Đường lên chùa Hòa Đồng/Núi Bà Đen