Ngồi thiền yên lặng, không để một ý nghĩ hay tình cảm nào phát khởi, giữ tâm rỗng không. Trạng thái đó có phải " Tâm Không" không ?
  • Có " Chỉ" mà không có " Quán", có " Định" mà không có " Tuệ ". Đó là " Ngoan Không "hay tâm không có gì", chứ không phải tâm không. Tiếp tục hành công như vậy, tâm thức sẽ biến thành vô tri vô giác như gỗ đá. Không còn khả năng nhận biết tỉnh giác nên không thể "Kiến Tánh " được.
  • Xin cho một thí dụ ?
  • Như cái ly chứa nước này, tâm thức chứa dòng sông ý nghĩ và tình cảm. Do phan duyên với các niệm này mà tâm rối loạn. Muốn định tâm mà gạt bỏ mọi ý nghĩ và tình cảm, thì thành trạng thái tâm thức chứa "cái không có gì" đối lập với "cái có". Chứ khuôn mẫu tâm thức vẫn còn, tức là còn "có ngã". Giống như ly nước này, tuy đổ nước đi nhưng vẫn còn cái ly. Tâm không trái lại, như là không còn cả cái ly, không còn cả khuôn mẫu tâm thức. Tức là không còn có ngã (vô ngã - anatta).
  • Như vậy làm thế nào để đạt tâm không ?
  • Dùng phương tiện nhận biết tỉnh giác, thăng hoa ý thức và chuyển hoá vô thức. Cho đến khi toàn bộ tâm thức là trạng thái "nhận biết thuần khiết". Do không còn vô nhận biết để so sánh. Nên cái biết này không gọi là biết. Vì không có hành động biết, không cố gắng để biết, và vượt ra ngoài tâm trí. Nên gọi là " tự nhiên trí", là "trực nhận"hay "vô sư trí". Còn gọi là " bát nhã" hay sự vật "phản ảnh như thị" qua tâm không.

MÂY 1/10/2003