Bài viết mới
  • Phong trào

    Lớp Khí Công Dưỡng Sinh từ thiện tại Hải Minh/Nam Định/17/4/2010

    Thầy đi Ấn Độ về bà con kéo đến thăm rất đông. Nhà Tổ Hà Nội, rồi Nhà Tổ Nam Định chật kín người. Mọi người chúc mừng thành công của đoàn và muốn nghe Thầy kể chuyện hành hương về miền đất Phật. Kỳ này khác các kỳ trước. Đoàn hành hương rất đông lại kết hợp được tham quan lễ Phật và luyện công tại các nơi Thánh tích. Các vị huynh đi cùng Thầy trong đoàn kể lại các chuyện nhiệm mầu huyền diệu trong những ngày tu học trên đất Phật. Khiến ai cũng ao ước và phát nguyện các lần sau sẽ đi cùng Thầy hành hương về Tứ Động Tâm như lời Phật dạy, để tăng trưởng phước duyên tu học chóng tiến bộ.

     

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Tháp Đại Bát Niết Bàn - Tháp Trà Tỳ - Nơi Phật giảng bài kinh cuối cùng -


    (Kỷ niệm trước Mộ Phật ở Câu Thi Na/Ấn Độ/3/2010)

    Thế Tôn nhập Niết bàn

    Suốt thời gian đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài đã vân du  khắp vùng đồng bằng của thung lũng  sông Hằng, rày đây mai đó khất thực để sống qua ngày và tạm dừng lại nghỉ ngơi suốt ba tháng mùa mưa.

    Một ngày kia, ông A-Nan đang ngồi thiền bỗng thấy đất rung động. Ông bèn hỏi  đức Phật vì duyên cớ gì mà đất động như vậy. Đức Phật dạy rằng trong số các nhân duyên làm cho đất chuyển động, có một nhân duyên là khi đức Như Lai sắp nhập Niết-bàn. Khi ấy tại điện thờ Capala, thành Vaishali (Tỳ-xá-ly), đức Phật đã tuyên bố với Ananda cùng đại chúng Tỳ-kheo ba tháng sau sẽ nhập Niết-bàn tại rừng cây sa-la thuộc thành Kushinagar (Câu-thi-na):

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Nalanda - Trúc Lâm Tịnh Xá -Thể nhập Mandala Linh Thứu sơn


    Vài nét về Thánh tích Nalanda

    Nālandā là tên của một trường đại học xưa cổ tại tiểu bang Bihar, India. Nalanda nằm cách thủ phủ Patna của Bihar 55 dặm về phía đông nam. Nalanda là trung tâm giáo dục của Phật giáo vào năm 427 đến 1197 sau công nguyên.

    Được thành lập vào thế kỷ thứ 5 BC, Nalanda được xem như là một trường đại học có mặt sớm nhất trên thế giới. Đức Phật được tin tưởng rằng đã viếng thăm Nalanda trong nhiều lần. Đệ tử nổi tiếng của Đức Phật là Ngài Xá Lợi Phất đã sanh ra ở đây và cũng đã tịch tại nơi này. Một vài phần của Nalanda được xây dựng bởi hoàng đế Mauryan là Asoka (ví dụ như  Tháp Sariputta); một phần do hoàng đế Tamil là Rajaraja Chola. Đế chế Gupta cũng góp một phần vào việc xây cất các tu viện. Nalanda rất gần Rajgir (thành Vương Xá ngày xưa). Vào thế kỷ thứ 3 BC, Nalanda đã trở nên liên quan đến chư Tăng và Học giả, Họ tập hợp về đây cho sự thảo luận và trao đổi Phật học, và cũng vào thế kỷ thứ 5 BC một Tu viện khổng lồ được thiết lập dưới triều đại Gupta.

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 / - Bồ Đề Đạo Tràng - Hang Khổ Hạnh - Đền Sujata

    Này Ananda, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Thế nào là bốn?

    "Ðây là chỗ Như Lai đản sanh". Này Ananda, đó là thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

    "Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

    "Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

    "Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

    Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: "Ðây là chỗ Như Lai đản sanh", "Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác", "Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", "Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn".

    Này Ananda, những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên. -  (Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn, Mahàparinibbàna sutta - Trường Bộ 16)

    Vâng lời dạy của Ngài, Ngày mai chúng tôi theo Thầy hành hương về miền đất Phật. Lần này đi Ấn Độ, theo vết chân Như Lai, để chiêm bái, đảnh lễ và thông công học đạo với Phật với chư A La Hán và chư Tổ. . . .